Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngĐiều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm- Bài 2

Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm- Bài 2

21.04-01

Lúa gạo mang trọng trách về an ninh lương thực. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 đang lan rộng toàn cầu, hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên và tác động của mùa Đông ấm ở các tỉnh phía Bắc gây bất lợi cho sản xuất… thì vấn đề này lại càng phải được đặt lên hàng đầu.

Bài 2: Hạt gạo nhỏ, sứ mệnh lớn

Lúa gạo mang trọng trách về an ninh lương thực. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 đang lan rộng toàn cầu, hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên và tác động của mùa Đông ấm ở các tỉnh phía Bắc gây bất lợi cho sản xuất… thì vấn đề này lại càng phải được đặt lên hàng đầu.

Cần nắm “quả đấm then chốt” về lương thực

An ninh lương thực là vấn đề hết sức hệ trọng đối với mọi quốc gia. Việt Nam với quy mô dân số gần 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á thì bảo đảm an ninh lương thực càng rất trọng.

Tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ ngày 23/12/2009 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, bảo vệ quỹ đất lúa 3,8 triệu ha để có sản lượng 41 - 43 triệu tấn lúa đáp ứng tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm...

Năm 2018, diện tích đất lúa cả nước đạt trên 4,159 triệu ha; sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn; xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn). Việt Nam được đánh giá có khả năng đảm bảo tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới).

Tuy nhiên, bước sang năm 2020, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bước vào những diễn biến mới trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 lan rộng toàn cầu, hạn hán, xâm nhập mặn vấn đề an ninh lương thực, đặc biệt đối với hạt gạo lại càng cần được coi trọng.

Chuyên gia Kinh tế Đinh Trọng Thịnh dẫn báo cáo của FAO cho hay, khả năng thiếu đói trong năm 2020 là tương đối lớn do dịch bệnh Covid-19 khiến sản xuất kinh doanh đình trệ, trong khi đó, các điều kiện thời tiết không thuận lợi ở một số quốc gia khiến sản lượng lương thực sụt giảm so với trước. Trên thực tế, giá lương thực thực phẩm trong đó có gạo đã tăng lên trong tháng 2 và tháng 3/2020. Do đó, 1 số doanh nghiệp trúng thầu xuất khẩu gạo vào tháng 3 nhưng “xù hợp đồng”.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”, diễn ra sáng 18/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo, phải bảo đảm an ninh lương thực một cách vững chắc trong mọi tình huống. “Theo tôi, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hằng năm và tăng cường khả năng dự trữ”, Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời khẳng định không chạy theo thị trường và nêu cao tinh thần tự cường, chủ động đối với an ninh lương thực.

Tại Việt Nam, vấn đề an ninh lương thực luôn được đặt lên hàng đầu

Tại Phụ lục Chi tiết hàng dự trữ quốc gia và phân công cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ ghi rõ Lương thực gồm thóc tẻ, gạo tẻ do Tổng cục Dữ trự Nhà nước (Bộ Tài chính) là cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia. Năm 2020, Tổng cục Dự trữ Nhà nước có kế hoạch mua 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc để đảm bảo dự trữ lương thực quốc gia.

Tuy nhiên, 2020 là năm đặc biệt an ninh lương thực cần phải tính thêm yếu tố dịch bệnh Covid- 19. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, trong đó có Bộ Công Thương, rà soát, đánh giá lại lượng lúa hàng hóa trong nước, tình hình xuất khẩu, dự trữ lưu thông và các vấn đề khác để báo cáo Thủ tướng. Thực hiện chỉ đạo này của Thủ tướng, Bộ Công Thương thành lập đoàn liên ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Ngân hàng Nhà nước làm việc với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá lại cung cầu thóc gạo cho vụ Đông Xuân. Trên cơ sở buổi làm việc đó, đoàn công tác liên ngành đã có báo cáo Thủ tướng.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, vụ Đông Xuân và Hè Thu sẽ thu hoạch dư ra khoảng 3 triệu tấn gạo, cộng với 200.000 tấn gối vụ từ năm ngoái sang là 3,2 triệu tấn và đến ngày 31/3/2020 xuất khẩu được 1,7 triệu tấn thì dư ra khoảng 1,5 triệu tấn. Qua đánh gia chung của tổ liên ngành thì dành cho thêm cho dự trữ quốc gia 300.000 tấn và 400.000 tấn dự phòng sẽ còn lại là 800.000 tấn. Bộ Công Thương và đoàn liên ngành đều thống nhất điều hành một cách chặt chẽ, xác định tạm thời xuất khẩu trong tháng 4/2020 là 400.000 tấn và sang đến tháng 5 sẽ tiếp tục rà soát lại để báo cáo Thủ tướng Chính phủ để làm sao có giải pháp công bố cho phù hợp. Đánh giá rà soát này đã xin ý kiến 2 lần, lần 1 là các thành viên của tổ kiểm tra liên ngành, lần hai là trực tiếp xin ý kiến các Bộ trưởng theo chỉ đạo của Thủ tướng và hiện nay Bộ Công Thương vẫn đang thực hiện hết sức nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng. “Căn cứ để tính toán 400.000 tấn trên quan điểm là hết sức thận trọng vì an ninh lương thực và thực tế dịch bệnh hiện nay”, ông Phan Văn Chinh- Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Đánh giá về 400.000 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4/2020, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, con số này mang tính chất tạm thời, đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thông thường, từ đó giải tỏa sức ép đối với mặt hàng quan trọng của đất nước, nhưng vẫn giữ được khối lượng gạo cần thiết để đáp ứng nhu cầu dự trữ quốc gia mà phía nhà nước cần thiết.

Tin tốt đối với Việt Nam khi năm nay lúa được mùa. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm, toàn bộ lúa vụ Đông Xuân cả nước sẽ được thu hoạch, sản lượng sẽ đạt khoảng 20,1 triệu tấn thóc; trong đó các tỉnh phía Bắc là 6,9 triệu tấn, các tỉnh phía Nam là 13,2 triệu tấn. Trong thời gian 6 tháng cuối năm, toàn bộ lúa vụ Hè Thu, Mùa, Thu Đông cả nước được thu hoạch với sản lượng dự kiến là 23,4 triệu tấn thóc; trong đó các tỉnh phía Bắc là 6,2 triệu tấn, các tỉnh phía Nam là 17, 2 triệu tấn. Như vậy, tổng sản lượng thóc năm nay ước khoảng 42 – 43,5 triệu tấn. Nếu cộng với số thóc, gạo dự trữ Quốc gia là 7,5 triệu tấn và hơn 1,5 triệu gạo tồn kho năm 2019 chuyển sang, thì nhiều chuyên gia dự tính an ninh lương thực của Việt Nam vẫn an toàn – nếu xuất khẩu 6 – 6,5 triệu tấn gạo như năm 2019.

Tại văn bản 140/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng đã yêu cầu hoạt động xuất khẩu gạo cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan.

Bộ Công Thương cho biết, trong những tháng tới vẫn phải quán triệt đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng cũng đã giao Bộ Công Thương báo cáo trước ngày 25/4/2020 về phương án điều hành và hạn ngạch sẽ được xuất khẩu trong tháng 5/2020. Hiện Bộ Công Thương cùng các bộ ngành phối hợp đánh giá nguồn cung trong nước, mùa vụ sắp tới để báo cáo Thủ tướng.

Các chuyên gia cho rằng, về nguyên tắc chung của bảo đảm an ninh lương thực thì xuất khẩu gạo chỉ thực hiện sau khi dành đủ cho thị trường nội địa. Vậy nên vấn đề của xuất khẩu hiện nay là không nên chạy theo thành tích đứng nhất hay đứng nhì mà phải làm sao để mang lại giá trị cao nhất. Bên cạnh đó là phải có thị trường ổn định và phải tạo được thương hiệu cho gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh

Liên quan tới việc các doanh nghiệp gạo vừa qua đã trúng thầu nhưng lại bỏ thầu cho thấy nhiều vấn đề liên quan tới hạt gạo khá “nhạy cảm” và “phức tạp”. Điều quan trọng nhất là Nhà nước, mà cụ thể là Bộ Tài chính, phải yêu cầu các cơ quan chức năng thực thi luật pháp – đó là Luật đấu thầu. Một khi doanh nghiệp thắng thầu mà không thực hiện thì phải chịu trách nhiệm được quy định trong Luật Đấu thầu. Cũng từ sự việc trên, rút ra kinh nghiệm, nếu như có các khâu sơ hở trong đấu thầu cho đến thời điểm ký kết hợp đồng thì cũng cần phải xem xét hoàn thiện hơn văn bản pháp lý, để từ đó việc đấu thầu này phải trở thành trách nhiệm và nghĩa vụ của người tham gia.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: điều hành, xuất khẩu gạo, cần, tăng cường, phối hợp, trách nhiệm, bài 2

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007394108
Go to top