Tâm lý người tiêu dùng Mỹ đã xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm rưỡi trở lại đây, khi các chính sách thuế đầy tranh cãi của Tổng thống Donald Trump làm dấy lên lo ngại về lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái kinh tế.
Trung Quốc đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được nhiều người mong đợi, và hy vọng các thành viên khác sớm phê chuẩn để hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Tức là 5 tháng nữa kể từ thời điểm này.
Một tổ chức tư vấn Đông Nam Á đang cố gắng giúp các doanh nghiệp trong khu vực tận dụng lợi thế của thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, có thể sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới.
Các tác động kinh tế và chính trị của RCEP là gì? Phần đầu tiên của loạt bài gồm hai phần sẽ xem xét tác động đối với FDI.
Các cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc dành cho Nhật Bản và Hàn Quốc trong RCEP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng chảy thương mại song phương và mở ra các cơ hội về một hiệp định thương mại chung giữa ba nước.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, nền kinh tế của Campuchia trong năm 2020 ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1994. Tuy nhiên, tăng trưởng của nước này dự kiến sẽ phục hồi 3,5% trong năm nay, nhờ hiệp định thương mại tự do song phương mới được ký kết với Trung Quốc và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).
Thứ hai vừa qua, tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao, các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đã bày bỏ tin tưởng hiệp định thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết vào năm ngoái sẽ mang lại cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vị thế cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu, và tạo điều kiện nâng cao tiêu chuẩn thương mại và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
Trung Quốc và Thái Lan đã phê chuẩn RCEP. Thỏa thuận thương mại này, theo đó, cần sự chấp thuận bởi cơ quan lập pháp của ít nhất 7 thành viên khác – 5 quốc gia thuộc ASEAN và 2 quốc gia ngoài khối này để có hiệu lực thực thi đầy đủ. Sau khi hoàn tất phê chuẩn, RCEP sẽ giúp xóa bỏ 30% thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc tại thị trường 14 nước thành viên tham gia hiệp định.
Với RCEP, có chung một bộ quy tắc xuất xứ duy nhất và cho phép cộng gộp hàm lượng từ tất cả các nước trong khu vực, 5 đối tác của các nước ASEAN không nhất thiết phải đầu tư vào các nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, mà các đối tác của ASEAN có thể đầu tư sang nhau, đã có thể thỏa mãn quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan ở một “siêu thị trường” vô cùng rộng lớn.
Hiệp định RCEP lại mang lại lợi ích cho nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhất là dệt may và nông thủy sản khi xuất khẩu đến một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng.