Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa chính thức được ký kết tại Hà Nội giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và 5 đối tác gồm Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Việc đúc kết và thành hình Hiệp định RCEP trong thời điểm này vẫn tiếp tục thu hút sự nhìn nhận của các chuyên gia. Từ góc độ của mình, chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương- Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư) đưa ra góc nhìn khá độc đáo về RCEP.
Ngày 15 tháng 11 năm 2020, 15 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và năm đối tác khu vực đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Đây được cho là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trong lịch sử. RCEP và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào năm 2018 là những hiệp định thương mại tự do đa phương lớn nhất được ký kết trong kỷ nguyên của Trump.
Là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, bên cạnh những triển vọng tích cực, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng đem đến khá nhiều thách thức cho Việt Nam. Khu vực doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn để tiếp cận thị trường nhập khẩu là các đối tác RCEP, khó khăn hơn trong gia nhập chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Các sản phẩm được sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu cùng chủng loại...
Với quy mô tác động của khu vực thương mại tự do được đánh giá là lớn nhất thế giới, Hiệp định RCEP được đánh giá mở ra cơ hội bùng nổ đầu tư, thương mại và xuất khẩu trong khu vực.
Trung Quốc coi việc ký kết thỏa thuận thương mại lớn là một thắng lợi to lớn cho cách tiếp cận thương mại đa phương của nước này - và mặc nhiên, là lời chỉ trích dành cho chủ nghĩa đơn phương của Hoa Kỳ.
Tất cả các nước tham gia Hiệp định RCEP sẵn sàng tạo điều kiện cho Ấn Độ tham gia Hiệp định RCEP trong tương lai theo cơ chế thuận lợi, có bảo lưu lại các kết quả đàm phán đã đạt được trước đó với Ấn Độ.
Với thế giới, RCEP có thể làm thu nhập thực của thế giới tăng thêm khoảng 286 tỷ USD mỗi năm (0,2% GDP toàn cầu) vào năm 2030. Với ASEAN, RCEP sẽ hạ thấp rào cản thương mại và cải thiện tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, thu hút các công ty nước ngoài muốn thâm nhập vào khối.
Các chuyên gia cho rằng hiệp định sẽ mang lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng nhưng lại khiến các nước có năng lực sản xuất thấp gặp rủi ro.
Gần 10 năm sau khi được đề xuất ý tưởng tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali năm 2011, hiệp ước thương mại lớn nhất thế giới - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – cuối cùng được ký kết vào ngày 15/11 vừa qua.
Trang 5 trong 5 trang