Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Quy trình phê chuẩn RCEP như thế nào và khi nào hiệp định này có hiệu lực?

china rcep 12.4.21

Trung Quốc và Thái Lan đã phê chuẩn RCEP. Thỏa thuận thương mại này, theo đó, cần sự chấp thuận bởi cơ quan lập pháp của ít nhất 7 thành viên khác – 5 quốc gia thuộc ASEAN và 2 quốc gia ngoài khối này để có hiệu lực thực thi đầy đủ. Sau khi hoàn tất phê chuẩn, RCEP sẽ giúp xóa bỏ 30% thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc tại thị trường 14 nước thành viên tham gia hiệp định.

Vào tháng 3/2021. Bộ Thương mại quốc gia hơn 1 tỷ dân (MOFCOM) thông báo rằng nước này đã hoàn tất quá trình thông qua Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), mở đường cho thỏa thuận đã nêu sớm đi vào thực thi.

Trước đó, vào tháng 2, nghị viện Thái Lan cũng đã phê chuẩn RCEP.

Sau khi được chấp thuận thông qua tại cơ quan lập pháp của ít nhất 3/5 tổng số thành viên tham gia thỏa thuận (6 quốc gia ASEAN và 3 nước ngoài khối), RCEP sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vòng 60 ngày.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, tất cả quốc gia thành viên RCEP đã chỉ dấu rằng họ sẽ nỗ lực để hoàn tất việc phê chuẩn trong năm nay để giúp thỏa thuận này có hiệu lực vào đầu năm 2022.

Tiến trình phê chuẩn RCEP của tất cả quốc gia thành viên

Tiến trình phê chuẩn RCEP của các nước thành viên
Úc Úc sẽ tiến hành phê chuẩn RCEP trong năm 2021. Thỏa thuận này sẽ cần trình ra trước Ủy ban về các vấn đề hiệp định của Nghị viện để thông qua trước khi được trình bày trước và phê chuẩn bởi Thượng viên và Hạ viện. Theo dự báo, quá trình phê chuẩn sẽ rất khó khăn do những tranh cãi thương mại kéo dài giữa xứ chuột túi với nền kinh tế số 2 thế giới
Trung Quốc Nền kinh tế số 1 châu Á sẽ hoàn tất quá trình phê chuẩn RCEP vào tháng 2/2021. Trong số 701 nghĩa vụ áp dụng với Trung Quốc được nêu trong Hiệp định, 613 (hoặc 87%) nghĩa vụ đã và đang được quốc gia đông dân nhất thế giới triển khai thực hiện. 13% số nghĩ vụ còn lại sẽ được thực thi sau khi thỏa thuận đi vào thực thi – theo Bộ Công thương nước này
Nhật Bản Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một dự luật nhằm khởi động tiến trình phê chuẩn RCEP vào ngày 24/2/2021. Bộ trưởng Thương mại xứ mặt trời mọc Hiroshi Kajayma phát biểu trong buổi họp báo chính thức rằng “với mong muốn thiết lập một hệ thống các quy định thương mại chung thông qua việc chóng hình thành một thỏa thuận, tôi hy vọng thỏa thuận này sẽ được thông qua bởi Nghị viện vào thời điểm sớm nhất”
New Zealand Theo Bộ Ngoại giao New Zealand, một khi nước này hoàn tất quá trình thẩm tra Hiệp định và hoàn tất các thủ tục phê chuẩn cần thiết trong nước, việc gửi thư xác nhận đến cơ quan giám sát và điều phối thỏa thuận sẽ được tiến hành
Singapore Bộ Công Thương Singapore Chan Chun Sing nói với các phóng viên vào tháng 11/2020 rằng thỏa thuận sẽ được phê chuẩn “rất sớm, trong vài tháng tới”
Hàn Quốc Tại Hàn Quốc, thỏa thuận giao thương sẽ cần sự chấp thuận của Tổng thống trước khi trải qua quá trình phê chuẩn tại Nghị viện. Lịch trình cho việc phê chuẩn Hiệp định tại cơ quan lập pháp chưa được xác định cụ thể
Thái Lan Xứ chùa tháp đã chấp thuận việc phê chuẩn Hiệp định vào tháng 2/2021

Cơ hội xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp Trung Quốc trên cơ sở RCEP

Thỏa thuận đã nêu dự kiến sẽ loại bỏ 90% dòng thuế đánh lên hàng hóa trao thương giữa các nước thành viên trong thời gian 20 năm tới kể từ khi RCEP đi vào thực thi.

Theo thông tin cung cấp bởi ông Wang Shouwen, Thứ trưởng Bộ Thương mại đất nước đông dân nhất thế giới, RCEP sẽ loại bỏ 30% số dòng thuế đang áp dụng với hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Trước khi đàm phán RCEP, quốc gia đông dân nhất thế giới đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN cũng như Úc và New Zealand nhằm giúp giảm thuế áp lên hàng hóa và dịch vụ trong hoạt động giao thương song phương. Với việc RCEP có hiệu lực, hàng hóa, dịch vụ từ các nước thuộc ASEAN như Philippine, Campuchia, Myanmar như linh kiện ô tô, xe máy, hóa chất, sản phẩm điện tử, thép cũng sẽ được miễn thuế khi xuất vào thị trường nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bên cạnh đó, với tư cách là thỏa thuận giao thương tự do đầu tiên giữa Trung Quốc và Nhật Bản, RCEP sẽ giúp thiết lập cơ chế hỗ trợ hai nền kinh tế lớn nhất châu Á hưởng lợi từ mức thuế thấp áp dụng đối với hàng hóa của nhau như máy móc, công nghệ thông tin và điện tử, sản phẩm hóa chất. Cũng theo thỏa thuận đã nêu, Nhật Bản sẽ cắt giảm 56% số dòng thuế đánh vào nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc.

Với việc lựa chọn sản phẩm nhập khẩu một cách thông minh, nền kinh tế số hai thế giới có thể tiếp cận nhiều sản phẩm thiết yếu như hàng hóa công nghệ cao, thiết bị kỹ thuật nòng cốt, hàng tiêu dùng, dược phẩm, cùng hàng loạt sản phẩm dịch vụ như thiết kế kỹ thuật, giải pháp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường với giá cả cạnh tranh, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu nội địa với hàng hóa và dịch vụ chất lượng.

Trao đổi thương mại với 14 thành viên khác thuộc RCEP chiếm 1/3 tổng giá trị hoạt động ngoại thương của quốc gia hơn 1 tỷ dân.

Năm 2020, xuất khẩu từ Trung Quốc đến các nước thành viên RCEP đạt 700 tỷ USD, chiếm 27% giá trị xuất khẩu của nền kinh tế số một châu Á. Trong khi đó, nhập khẩu từ 14 quốc gia thuộc khối đối với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc chạm mốc 778 tỷ USD vào năm ngoái, chiếm 37.8% giá trị nhập khẩu của nền kinh tế số 2 thế giới. 10% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đến từ các quốc gia thuộc RCEP.

Những con số vừa nêu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai nhờ sự hỗ trợ của RCEP

Thúc đẩy thương mại trực tuyến và tầm nhìn tích cực

RCEP dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại xuyên biên giới gữa Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á. Chương 12 của thỏa thuận đề cập đến thương mại trực tuyến. Theo đó, RCEP thiết lập một hệ thống các quy định về chủ đề đã nêu bao gồm thuận lợi hóa giao thương không giấy tờ, chứng thực điện tử, chữ ký điện tử, và bảo vệ thông tin cá nhân đối với người sử dụng và người tiêu dùng – qua đó, hình thành một môi trường thuận lợi cho giao thương xuyên biên giới phát triển.

RCEP có tác động mạnh mẽ đến việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại cấp khu vực cũng như hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế trong những thập niên tới.

Nguồn: China Briefing

Từ khóa: RCEP, Trung Quốc, ASEAN, thương mại điện tử

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387455
Go to top