Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Viện ERIA: Doanh nghiệp cần thêm thông tin về cách tận dụng RCEP

23931

Một tổ chức tư vấn Đông Nam Á đang cố gắng giúp các doanh nghiệp trong khu vực tận dụng lợi thế của thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, có thể sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới.

Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), được chính phủ Australia hỗ trợ thực hiện một cuộc khảo sát bao gồm 5 phần để tìm hiểu mức độ hiểu biết của khu vực tư nhân về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Khối ASEAN gồm 10 thành viên đã thảo luận trong 8 năm với các quốc gia Trung Quốc, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc về việc thành lập một khối thương mại bao gồm một phần ba dân số thế giới, tổng sản phẩm quốc nội và xuất khẩu.

Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được 06 quốc gia ASEAN và 03 quốc gia ngoài ASEAN phê chuẩn. Cho đến nay, các thành viên ASEAN là Singapore và Thái Lan đã phê chuẩn, đồng thời Quốc hội Campuchia vừa thông qua dự luật cho phép phê chuẩn. Mặt khác, ngoài khối ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã phê chuẩn. Sven Callebaut, người tư vấn cho các chính phủ Đông Nam Á, các nhà tài trợ và các tổ chức khu vực trực thuộc Viện ERIA, đồng thời là cố vấn thương mại quốc tế cho Bộ Thương mại Campuchia, cho biết: “Chúng tôi vừa hoàn thành việc phát triển kế hoạch hành động của Campuchia để thực hiện 01 trong 20 chương của Hiệp định RCEP và nhận thấy rằng, thực sự rất ít doanh nghiệp ở Campuchia được biết về Hiệp định.” Năm cuộc khảo sát đã được thực hiện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) về các vấn đề mà họ quan tâm nhất trong các các phần của RCEP, họ cần cung cấp các thông tin gì để xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ các thị trường mới, những khó khăn chính đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới là gì (ví dụ như về thủ tục hải quan và thanh toán điện tử quốc tế), họ cần hỗ trợ gì để chuẩn bị cho RCEP và thị trường nào họ đang xem xét khai thác trước.

Có tới 10.000 người tham gia các cuộc khảo sát trên trang mạng LinkedIn, kết quả chỉ ra rằng các vấn đề xuyên biên giới, hải quan và tạo thuận lợi thương mại là những lĩnh vực chính mà họ cần được hỗ trợ.

Callebaut cho rằng: “Các phản hồi cho thấy rằng các công ty quan tâm đến việc mở rộng cơ hội sẽ tự mình tìm kiếm thông tin thị trường và không nhất thiết phải thông qua các cơ quan đại diện ngành hoặc hiệp hội kinh doanh, mặc dù họ mong đợi các cơ quan chính phủ minh bạch hơn,”. Hơn nưa, “Văn bản của thỏa thuận đã được giữ bí mật trong một thời gian rất dài, vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có rất ít thông tin để có thể chuẩn bị,”

ERIA sẽ sử dụng kết quả của cuộc khảo sát để tổ chức một loạt các cuộc thảo luận công tư về RCEP và các sự kiện nhằm đánh giá tiềm năng của RCEP đối với các ngành cụ thể. Viện nghiên cứu cũng đang xem xét việc lập một “danh sách kiểm tra mức độ sẵn sàng” của các doanh nghiệp để đánh giá mức độ chuẩn bị cho việc áp dụng bộ quy tắc xuất xứ đơn giản và thống nhất của RCEP. Callebaut cho biết Campuchia có thể không phải là nước đạt nhiều thắng lợi trong thỏa thuận Hiệp định RCEP vì các thỏa thuận thương mại ưu đãi hiện có và cơ sở sản xuất, xuất khẩu bị thu hẹp, nhưng ông cho rằng các cơ hội và lợi ích thương mại lâu dài của đối tác sẽ cho phép Campuchia hiện đại hóa và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế của mình.

Callebaut cho biết: “Campuchia nên nhìn xa hơn, thay vì chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp và thu hút vốn FDI như hiện nay, đó là phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi các kỹ năng từ trung bình đến kỹ năng cao, thu được nhiều giá trị hơn và hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu”. “Nên định hướng các mục tiêu phát triển liên quan đến lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản từ các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc. Các mối liên kết hiệu quả với các quốc gia phát triển và hiệu ứng lan tỏa từ đầu tư cũng sẽ hỗ trợ phát triển năng lực công nghiệp trong nước ở Campuchia”.

Bộ Thương mại Campuchia cho biết họ hy vọng Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Nguồn: Khmer Times

Từ khóa: thị trường, minh bạch, RCEP, thu hẹp, cơ hội, lợi ích thương mại, đa dạng hoá

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390006
Go to top