Phó Trưởng phái đoàn Việt Nam tại WTO Lê Đình Bá chia sẻ xu hướng cải cách trong WTO, thách thức đối với hệ thống thương mại đa phương và tác động đến Việt Nam.
Sau 17 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã ghi dấu ấn về tăng trưởng kinh tế dựa trên các thành quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những thành tựu có được là động lực mạnh mẽ để Việt Nam tiếp tục phát triển, trở thành quốc gia cạnh tranh và hiện đại.
Sử dụng tài nguyên trái đất thiếu bền vững là nguyên nhân chính dẫn đến 3 mối đe dọa: ô nhiễm môi trường, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Phương thức sản xuất và tiêu dùng cũng là một nguyên nhân đáng kể dẫn đến bất công xã hội. Hoạt động khai thác tài nguyên và tích lũy của cải xảy ra ở phía Bắc bán cầu, nhưng mức độ tác động đến môi trường và đe dọa sức khỏe con người lại xảy ra cao nhất ở phía Nam bán cầu. Điều cấp thiết cần phải làm là chuyển hệ thống sản xuất - tiêu dùng, khai thác gây ô nhiễm sang một hệ thống môi trường - xã hội thịnh vượng, tách biệt hẳn việc sử dụng tài nguyên không bền vững.
Các thành viên WTO đã tạo ra một bất ngờ lớn vào cuối tuần trước khi đồng thuận thông qua một hiệp định về trợ cấp nghề cá, một thỏa thuận đa phương trong gần 1 thập kỷ. Tuy nhiên, tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh vẫn chưa thoát khỏi khó khăn.
Theo Insidetrade.com ngày 5/7, các ủy ban giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tiếp tục hoãn đưa ra phán quyết về kháng nghị đối với mức thuế theo mục 232 của Mỹ cho đến cuối năm 2022.
Tháng 6 vừa qua đã ghi dấu ấn quan trọng tại Tổ chức Thương mại thế giới, sau gần 6 ngày đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO.
Ra đời năm 1995 với sứ mệnh trở thành một tổ chức đa phương thúc đẩy thương mại toàn cầu, nhưng sau gần 3 thập niên hoạt động, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang đối mặt với những thách thức rất lớn, nhất là tình trạng tái phân mảnh của cấu trúc thương mại thế giới hiện nay.
Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới lần thứ 12 chính thức được khai mạc vào ngày 12/6/2022 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhấn mạnh vào hôm thứ Hai (13/6) rằng chuyển đổi xanh thương mại hiện là công việc cấp bách. Tổ chức này đã đặt vấn đề biến đổi khí hậu là trọng tâm của các cuộc đàm phán tại hội nghị đang diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ.
WTO có thể phải giải quyết những vấn đề cốt lõi nhưng đầy tranh cãi trong năm 2022 khi Hội nghị bộ trưởng lần thứ 12 được tiến hành (hy vọng thế!)