Trong bối cảnh các quốc gia phát triển trên thế giới ngày càng quan tâm, áp dụng nhiều quy định về bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu Net-Zero vào 2050. Để giữ vững thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm nói riêng cần có chiến lược chuyển đổi phù hợp đáp ứng các yêu cầu mới từ thị trường nhập khẩu và đối tác. Với mong muốn cung cấp cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm các thông tin hữu ích về qui định nhập khẩu, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TPHCM phối hợp cùng Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM tổ chức Hội thảo “Hướng tới net-zero: chiến lược và giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong ngành thực phẩm”.
Triển khai các nhiệm vụ được phân công trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tại Kế hoạch số 3261/KH-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về kế hoạch tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2024, Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP.HCM phối hợp Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố (HUBA) tổ chức Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 (Ho Chi Minh City International Economic Integration Forum 2024) với chủ đề “Thúc đẩy các mô hình kinh tế mới hướng tới phát triển bền vững”.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế trong đó có sở hữu trí tuệ. Để đáp ứng yêu cầu của các FTA thế hệ mới, Việt Nam đã xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đồng và phù hợp với cam kết, như sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ và ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thực thi. Tuy vậy, quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và thách thức.
Thực hiện công văn số 2928/BCT-ĐB ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Bộ Công thương về kế hoạch tuyên truyền các FTA năm 2024, với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam, các quy định mới về quy tắc xuất xứ tại Thông tư số 01/2024/TT-BCT và Thông tư số 02/2024/TT-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2024 của Bộ Công thương. Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Công thương tổ chức Hội thảo “Cập nhật quy định mới tại Thông tư số 01 và Thông tư số 02/2024/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (VN – EAEU FTA) và Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu di lân (AANZFTA)”.
Với mong muốn giúp cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu rõ hiểu rõ các kiến thức về thanh toán quốc tế và phòng tránh các rủi ro trong quá trình giao thương với doanh nghiệp nước ngoài, Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM tổ chức lớp tập huấn “Thanh toán quốc tế và phòng tránh rủi ro trong giao dịch quốc tế” .
Với mục tiêu trao đổi những định hướng và góc nhìn từ các bên có liên quan về thực hành ESG trong doanh nghiệp, cập nhật các xu hướng tranh chấp mới liên quan tiêu chuẩn ESG và tìm kiếm giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả. Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố (HUBA) tổ chức Hội thảo “ESG - Chìa khóa cho phát triển bền vững: Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả”.
Với mong muốn cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích về quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ, những quy định và lưu ý khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, tận dụng các cơ hội thương mại mới khi hai quốc gia nâng tầm quan hệ, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế Thành phố phối hợp với Hội Dệt - May - Thêu - Đan Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Triển vọng thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu ngành dệt may trong tình hình mới”.
Nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp hiểu và vận dụng hiệu quả cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ATIGA và các FTA Việt Nam tham gia, Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức khóa đào tạo Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn và thách thức dưới tác động rất lớn từ đại dịch Covid-19. Trước những áp lực này, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020 đã mở ra cơ hội và tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo “Đồng hành cùng doanh nghiệp ứng phó rủi ro từ khủng hoảng Covid-19” vào ngày 10 tháng 9 năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh.