Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTRUNG TÂM HỖ TRỢ HỘI NHẬP QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP ỨNG PHÓ RỦI RO TỪ KHỦNG HOẢNG COVID-19”

TRUNG TÂM HỖ TRỢ HỘI NHẬP QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP ỨNG PHÓ RỦI RO TỪ KHỦNG HOẢNG COVID-19”

21.09-19

Sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 tại Việt Nam đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự hồi phục nền kinh tế của Việt Nam. Ứng phó với đại dịch Covid-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn và cấp bách cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Nhằm giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra; nhìn nhận rõ những cơ hội thách thức và khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng dịch Covid-19; từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực hiệu quả giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ứng phó với làn sóng dịch bệnh Covid-19, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam(VIAC) tổ chức Hội thảo “Đồng hành cùng doanh nghiệp ứng phó rủi ro từ khủng hoảng Covid-19” vào ngày 10 tháng 9 năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với sự tham gia, hỗ trợ của các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố, sự bảo trợ truyền thông của tạp chí Vietnam Shipping Gazette và nhiều cơ quan báo chí. Hội thảo đã thu hút hơn ba ngàn lượt quan tâm theo dõi của các đại biểu tham dự trực tiếp lẫn trực tuyến đến từ các cơ quan nhà nước, Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chuyên gia cũng như các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; gây tác động nặng nề tới các doanh nghiệp. Sau khi đợt dịch đầu năm có dấu hiệu khắc phục tốt, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực khôi phục lại hoạt động, tuy nhiên, sự quay trở lại bất ngờ của dịch bệnh một lần nữa khiến doanh nghiệp không trở tay kịp, khó tránh khỏi những rủi ro và một số thiệt hại nhất định.

21.09-18 Hình: Ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu khai mạc hội thảo

Trong phần trình bày của mình, Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, thương hiệu và cạnh tranh – đã trình bày tổng quan về tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế thế giới, phân tích sự ảnh hưởng cụ thể đối với nền kinh tế Việt Nam: 90% người Việt Nam bị giảm thu nhập, hơn 30 triệu người lao động bị ảnh hưởng, tỷ lệ lao động có việc làm giảm mạnh nhất trong 10 năm qua. Ngoài ra, tiến sĩ cũng khuyến nghị một số biện pháp để doanh nghiệp vượt qua khó khăn như cắt giảm chi phí, khai thác thị trường trong nước khi chuỗi cung ứng quốc tế đang gián đoạn, linh hoạt tái cơ cấu doanh nghiệp bằng cách chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi sản phẩm...

21.09-17
Hình: Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, thương hiệu và cạnh tranh - trình bày tổng quan về tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế thế giới và Việt Nam

Tiếp nối phần trình bày của Tiến sĩ Thành, Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ về các cơ hội cho doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng nhờ vào việc tận dụng các thay đổi từ thị trường, cụ thể là doanh nghiệp cần tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ các cam kết, lợi thế của các hiệp định thương mại tự do và các lĩnh vực, ngành nghề mới. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cho thấy rõ ràng số hóa chính là xu hướng tất yếu. Do đó doanh nghiệp cần tận dụng, nắm bắt cơ hội này thông qua chuyển đổi số, linh hoạt tái cơ cấu doanh nghiệp, phát triển sản phẩm mới, thông minh hóa quản trị và quy trình sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, … Nếu tận dụng tốt, đây sẽ là một bước đi cần thiết nhằm bảo đảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trước những đối thủ kinh doanh khác.

Hội thảo còn đề cập tới các nội dung liên quan vấn đề pháp lý trong bối cảnh dịch Covid-19 qua phần trình bày của PGS. TS Dương Anh Sơn - Trưởng khoa Luật Kinh tế Trường ĐH Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TP.HCM - Trọng tài viên VIAC và PGS.TS Đỗ Văn Đại - Trưởng khoa Luật Dân sự trường Đại học Luật TP. HCM - Trọng tài viên VIAC. Các chuyên gia nhận định: doanh nghiệp cần lưu ý về các điều khoản trong hợp đồng thương mại, chú ý điều chỉnh nội dung để đảm bảo lợi ích cho các bên trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, các chuyên gia còn đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm hợp đồng; chia sẻ về cách thức giải quyết các phát sinh, tranh chấp thực tiễn đã xảy ra trong thời gian qua có liên quan đến yếu tố Covid-19 một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Đến với phiên thảo luận, các chuyên gia trao đổi về thực tiễn thực thi gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lần 1 của Chính phủ & Thành phố; đưa ra đề xuất để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới. Ông Phạm Bình An cho biết: Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong công tác chống dịch COVID-19, nhưng để có được kết quả đó, Việt Nam đã phải đánh đổi bằng thiệt hại kinh tế không nhỏ. Mặc dù thời gian giãn cách xã hội ngắn, nhưng sức chịu đựng của đa phần doanh nghiệp Việt Nam có giới hạn nên gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả khảo sát về thực trạng doanh nghiệp trong tháng 8/2020 của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố cho thấy, 76% doanh nghiệp được hỏi cho biết chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước. Về tình hình sản xuất kinh doanh, có tới 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát trả lời còn rất nhiều khó khăn trong việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19, hơn 44% doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, chỉ một số rất nhỏ doanh nghiệp bắt đầu vượt qua khó khăn và quay lại trạng thái hoạt động bình thường. Đây là kết quả khảo sát sau khi Chính phủ, Chính quyền thành phố đã triển khai hàng loạt chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 cả về tín dụng, hỗ trợ lao động và các chi phí khác. Điều này cho thấy các gói hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả cao như mục tiêu đặt ra.

21.09-16


Hình: Các chuyên gia trao đổi, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp trong phiên thảo luận

Phân tích về việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết: ngay khi nhận thấy những tổn thất do dịch Covid-19 gây ra đối với doanh nghiệp và nền kinh tế, Chính phủ đã chủ động, quyết liệt trong cả chống dịch lẫn ban hành các chính sách hỗ trợ như Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với đại dịch; Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất nhằm khống chế dịch hiệu quả, sớm "mở cửa lại" kinh tế giúp sản xuất kinh doanh duy trì, cầm cự và có thể phục hồi. Về tổng thể, các quyết định, chính sách của Chính phủ đều bám sát tình hình, lắng nghe doanh nghiệp, xây dựng kịch bản, phương án xử lý thích hợp nhất có thể với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn không phá vỡ tính ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tốc độ thực hiện các chương trình, gói hỗ trợ đều chậm. Việc tiếp cận các gói hỗ trợ của doanh nghiệp rất khó khăn; tác động thiết thực đến hoạt động phục hồi sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Một trong các nguyên nhân gây ra hạn chế chính là điều kiện để tiếp cận và được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 quá khó khăn, máy móc. Doanh nghiệp khi liên hệ các đơn vị để tìm kiếm sự hỗ trợ đều được yêu cầu cung cấp rất nhiều thủ tục và sau khi được hướng dẫn thủ tục thì hầu hết đều không thể đáp ứng.

Các chuyên gia cũng nhận định: trái ngược với sự quyết liệt của Chính phủ trong việc chỉ đạo, ban hành chính sách rất kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp; một bộ phận cán bộ, công chức tại các cấp, các ngành và địa phương vẫn còn giữ tâm lý cứng nhắc, "sợ trách nhiệm" trong việc phê duyệt hỗ trợ. Điều này dẫn đến việc triển khai chính sách thiếu đồng bộ giữa trung ương và địa phương. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo, cần giải quyết được những vướng mắc đang tồn tại trong thực thi chính sách. Nếu không giải quyết được thì việc bổ sung các gói hỗ trợ tiếp theo cũng không phát huy được hiệu quả thực tế cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: CIIS, Covid-19, doanh nghiệp, hội thảo, cơ hội, tái cơ cấu, quản trị rủi ro, khủng hoảng.

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370482
Go to top