Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Làm thế nào các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể tiếp cận thị trường thương mại tự do RCEP trị giá 25 nghìn tỉ USD thông qua các hiệp định hiện tại

The Regional Comprehensive Economic Partnership 2022 US

Trung Quốc đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được nhiều người mong đợi, và hy vọng các thành viên khác sớm phê chuẩn để hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Tức là 5 tháng nữa kể từ thời điểm này.

Hiệp định thương mại tự do (FTA) RCEP bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philppines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cùng với Úc và New Zealand.

Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư Hoa Kỳ, quy mô khổng lồ của thị trường RCEP rất có ý nghĩa. Các nền kinh tế tham gia RCEP chiếm đến 29% GDP toàn cầu và khoảng 30% dân số thế giới. Con số này tương đương với giá trị thị trường với gần 25 nghìn tỉ USD và khoảng 2,5 tỉ người tiêu dùng, trong đó ước tính có khoảng 1 tỉ là người tiêu dùng trung lưu.

Mục tiêu chính của RCEP là thiết lập quan hệ đối tác kinh tế toàn diện – dựa trên các hiệp định song phương hiện có trong khu vực ASEAN với các đối tác FTA. Hiệp định được hướng dẫn bởi bộ quy tắc và tiêu chuẩn chung với các rào cản thương mại được giảm bớt, quy trình thủ tục được đơn giản hóa và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường. Đối với các nhà đầu tư, RCEP mang lại cơ hội thương mại và đầu tư mới đáng kể cho các thành viên tham gia và hình thành khối thương mại lớn nhất châu Á từ trước đến nay.

Hiệp định RCEP gồm 20 chương, bao gồm nhiều điều khoản thường thấy trong hiệp định thương mại tự do. Đáng chú ý, hiệp định đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể bằng cách hài hoà các quy tắc xuất xứ và tăng cường các biện pháp sở hữu trí tuệ. Với một số các vấn đề chính như sau:

Quy tắc xuất xứ

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của RCEP là các quy tắc xuất xứ sẽ được thống nhất cho toàn khối. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ chỉ cần một giấy chứng nhận xuất xứ để giao dịch trong khu vực và có thể bỏ qua các quy trình kiểm tra và điều chỉnh theo tiêu chí quy tắc xuất xứ cụ thể ở từng quốc gia. Khi RCEP được thực thi, các nhà đầu tư có thể mong đợi mức chi phí thấp, linh hoạt hơn và chuỗi cung ứng khu vực được sắp xếp hợp lý.

Thương mại hàng hoá – giảm thuế quan

Trong RCEP, thuế quan sẽ được xoá bỏ đối với khoảng 92% hàng hoá theo lộ trình 20 năm, phù hợp với Biểu thuế cam kết của mỗi bên. Điều này sẽ cho phép các nước tham gia tiếp cận thị trường ưu đãi của nhau. Tuy nhiên, một số mặt hàng nông nghiệp và hàng hoá nhạy cảm không nằm trong các đợt cắt giảm thuế quan này.

Thương mại hàng hoá – Thủ tục hải quan được đơn giản hoá

Thủ tục hải quan được đơn giản hoá và tăng cường các điều khoản tạo thuận lợi thương mại cho phép quản lý hiệu quả các thủ tục và thông quan hàng hoá nhanh chóng, bao gồm cả việc giải phóng các hô hàng nhanh chóng và dễ hư hỏng trong vòng 6 giờ sau khi hàng đến.

Dịch vụ thương mại

Theo RCEP, có ít nhất 65% các ngành dịch vụ sẽ hoàn toàn mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, với cam kết nâng mức trần giới hạn tỉ lệ sở hữu nước ngoài đối với các ngành khác nhau, chẳng hạn như dịch vụ chuyên nghiệp, viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ máy tính, dịch vụ phân phối và hậu cần.

Không như hệ thống danh mục cấm tại Trung Quốc, RCEP cũng sẽ áp dụng cách tiếp cận “danh mục cấm”, nơi thị trường sẽ hoàn toàn mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không nằm trong danh sách cấm. Điều này đảm bảo tính minh bạch trong các quy định và biện pháp mang lại sự chắc chắn cho doanh nghiệp.

Đầu tư

RCEP giảm bớt các quy trình bắt buộc cho các nhà đầu tư khi tham gia, mở rộng hoặc hoạt động tại các nước thành viên RCEP. Ngăn chặn áp dụng các biện pháp hạn chế và bao gồm cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước mà có thể bị thu hồi bởi các quốc gia thành viên.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

RCEP nâng cao các tiêu chuẩn về bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở tất cả các nước thành viên. Bên cạnh việc đảm bảo các quyền bảo hộ đối với bản quyền và nhãn hiệu theo nghĩa thông thường, hiệp định còn mở rộng hơn để bảo vệ các nhãn hiệu phi truyền thống (nhãn hiệu âm thanh, nhiều kiểu dáng công nghiệp hơn) và các dạng bản quyền kỹ thuật số, vượt ra ngoài những gì được đưa vào trong hiệp định CPTPP.

Thương mại điện tử

Hiệp định bao phủ các lĩnh vực như bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, bảo vệ thông tin cá nhân trực tuyến, tính minh bạch, giao dịch không cần giấy tờ và chấp nhận chữ ký điện tử. RCEP cũng bao gồm các cam kết về luồng dữ liệu xuyên biên giới. Cung cấp một môi trường thương mại kỹ thuật số thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và cung cấp khả năng tiếp cận lớn hơn cho các thị trường RCEP.

Mua sắm chính phủ

Các nước tham gia RCEP cam kết tuân thủ các điều luật, các quy định và thủ tục liên quan đến mua sắm chính phủ, cũng như các cơ hội đấu thầu nếu có. Điều này cho phép các doanh nghiệp minh bạch trong việc theo đuổi các cơ hội mua sắm chính phủ trong khu vực. RCEP cũng cam kết xem xét đánh giá nhằm cải thiện các điều luật này trong tương lai.  

Mặc dù Hoa Kỳ không phải nước tham gia kí kết hiệp định RCEP, nhưng vẫn có những cách gián tiếp mà các doanh nghiệp Mỹ có thể tiếp cận thị trường này, bao gồm cả thị trườngTrung Quốc, thông qua cửa sau. Hoa Kỳ đã ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) với ba trong số các nước thành viên của RCEP là Úc, Singapore, Hàn Quốc và Hiệp định thương mại tự do song phương (BTA) với Việt Nam.

Thông tin các hiệp định này như sau:

Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Úc

Hoa Kỳ đã kí kết hiệp định thương mại tự do với Úc từ năm 2004. Nhờ đó, 99% dòng thuế đối với hàng hóa chế tạo của Hoa Kỳ xuất khẩu sang Úc đã được loại bỏ mức thuế quan trung bình là 4,3%. Ngoài việc xóa bỏ thuế quan, FTA trên mang lại những lợi ích đáng kể trong một loạt các lĩnh vực khác.

FTA mở ra thị trường cho các ngành dịch vụ của Hoa Kỳ như bảo hiểm nhân thọ và chuyển phát nhanh, cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư của Hoa Kỳ thông qua khả năng tiếp cận môi trường kinh doanh ổn định. Lần đầu tiên, trong nhiều lĩnh vực, các công ty Hoa Kỳ được phép cạnh tranh để cung cấp hàng hóa cho chính phủ Úc trên cơ sở không phân biệt đối xử. Các mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ được hưởng lợi từ việc đối xử miễn thuế, bao gồm thực phẩm chế biến, trái cây và rau quả, ngô và đậu nành. FTA cũng tạo ra những tiến bộ trong thương mại điện tử và tiếp cận thị trường dược phẩm.

Mặc dù Úc là một thị trường đã trưởng thành, nhưng có thể sử dụng FTA Hoa Kỳ - Úc để tiếp cận RCEP và các thị trường mới nổi trong RCEP - cụ thể là Campuchia và Lào - để thực hiện một số chức năng hoàn thiện theo thỏa thuận RCEP. Điều này sẽ làm giảm chi phí sản xuất và giúp phát triển các cơ sở sản xuất tại các quốc gia nhỏ hơn này.

Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Singapore

Hoa Kỳ và Singapore đã ký FTA vào tháng 5/2003. Thỏa thuận ràng buộc tất cả các mức thuế của Singapore áp dụng đối với hàng hóa của Hoa Kỳ bằng 0, đồng thời, làm gia tăng cơ hội xuất khẩu cho một số lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ, bao gồm những ngành sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế, vi điện tử, thiết bị ảnh, hàng dệt may, dược phẩm và hóa chất. Singapore cũng đã dành cho Hoa Kỳ quyền tiếp cận đáng kể vào các ngành dịch vụ và thị trường đầu tư của mình, với một số ngoại lệ. FTA cũng làm tăng cơ hội tham gia gói thầu mua sắm chính phủ và bảo vệ tài sản trí tuệ. Hơn nữa, FTA cung cấp sự hợp tác đột phá trong việc thúc đẩy quyền lao động và môi trường.

Lĩnh vực dịch vụ tài chính được hưởng lợi đặc biệt khi cộng tác nhiều hơn vào các quy trình hiểu biết khách hàng (KYC) xuyên biên giới, phát triển kỹ năng, an ninh mạng và tài chính xanh.

Các công ty Hoa Kỳ có thể kiểm tra những phần trùng lặp giữa USSFTA với RCEP và sử dụng Singapore như một trung tâm để tiếp cận với các thị trường RCEP. Singapore đặc biệt hữu ích với tư cách là một trung tâm khu vực vì nơi đây sở hữu các cơ sở ngân hàng nội bộ RCEP và các dịch vụ tài chính và hậu cần khác mà từ Hoa Kỳ không dễ dàng tiếp cận được. Singapore đang phát triển như một trung tâm thương mại điện tử toàn cầu lớn vì những lý do này. Việc thành lập một doanh nghiệp Thương mại điện tử của Hoa Kỳ tại Singapore sẽ cung cấp quyền truy cập vào thỏa thuận RCEP mà Singapore đã ký kết. Các công ty được thành lập ở Singapore có thể sở hữu 100% vốn nước ngoài (tức là người Mỹ).

Singapore áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 17%, và không đánh thuế trên lợi nhuận thu được từ bên ngoài Singapore. Singapore áp dụng thuế suất cư trú lũy tiến bắt đầu từ 0% và kết thúc ở mức 22% đối với phần lợi nhuận trên 320.000 USD (170.000 bảng Anh). Singapore không thu thuế thặng dư vốn hoặc thuế thừa kế. Thu nhập cá nhân kiếm được khi làm việc ở nước ngoài không bị đánh thuế trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Hàn Quốc

Hoa Kỳ đã kí FTA với Hàn Quốc (được gọi là Korus) từ năm 2012. Sau khi được thực thi, gần 80% hàng hoá công nghiệp của Hoa Kỳ xuất khẩu sang Hàn Quốc được miễn thuế, bao gồm thiết bị hàng không vũ trụ, thiết bị nông nghiệp, phụ tùng ô tô, sản phẩm xây dựng, hoá chất, hàng tiêu dùng, thiết bị điện, hàng hoá môi trường, hàng du lịch, sản phẩm giấy, thiết bị khoa học và thiết bị vận chuyển và vận tải. Các lợi ích khác của FTA này gồm bảo vệ và đẩy mạnh thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Hàn Quốc và gia tăng khả năng tiếp cận thị trường dịch vụ trị giá 580 tỉ USD của Hàn Quốc cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Hàn Quốc là thị trường đã trưởng thành, có thể có cơ hội sử dụng hiệp định FTA này để tiếp cận RCEP và các thị trường mới nổi trong RCEP – cụ thể là Campuchia và Lào – để thực hiện một số chức năng hoàn thiện nhất định theo thoả thuận RCEP. Điều này sẽ làm giảm chi phí sản xuất tổng thể và hỗ trợ giá cả và biên lợi nhuận cạnh tranh trên toàn cầu.

Các quy tắc cụ thể trong các hiệp định thương mại tự do của Hoa Kỳ

Các FTA trên đều có các quy tắc tương tự nhau như sau:

Quy tắc xuất xứ

Đối với các loại hàng hóa không được nhập khẩu hoàn toàn, các nhà xuất khẩu của Hoa Kỳ phải đáp ứng quy tắc xuất xứ của sản phẩm, thường thông  qua Quy tắc chuyển đổi mã hàng hoá hoặc Hàm lượng giá trị khu vực. Các quy định về quy tắc xuất xứ có thể được tìm thấy trong văn bản cuối cùng của FTA. Đôi khi, có thể sửa đổi một quy tắc xuất xứ cụ thể. Để có phiên bản cập nhật mới nhất về Quy tắc xuất xứ (ROO) tham khảo Biểu thuế quan hài hoà của Hoa Kỳ, Mục Ghi chú chung – Lưu ý chung 25.

Ngoài các quy tắc xuất xứ trên, có thể có những cách khác để đủ điều kiện cho sản phẩm:

  • Quy tắc cộng gộp, cho phép nhà sản xuất giảm giá trị nguyên liệu của nước không xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hoá;
  • De Minimis là một tỉ lệ linh hoạt cho phép nhà xuất khẩu được bỏ qua một tỉ lệ phần trăm rất nhỏ của nước không xuất xứ và không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi thuế quan;
  • Lô hàng Trực tiếp là hàng hóa phải được vận chuyển trực tiếp từ một bên FTA này sang một bên FTA khác;
  • Hàng hóa và Vật liệu dễ gây cháy đề cập đến hàng hóa hoặc vật liệu (thành phần) có thể thay thế cho nhau cho các mục đích thương mại và có các đặc tính về cơ bản giống hệt nhau; và
  • Vật liệu gián tiếp là hàng hoá được sử dụng để sản xuất, thử nghiệm hoặc kiểm tra một sản phẩm nhưng không được kết hợp thực tế vào hàng hoá.

Xác nhận quyền sở hữu / Ghi lại nguồn gốc

Không có chứng nhận cụ thể nào được yêu cầu đối với FTA Hoa Kỳ. Nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp thông tin hỗ trợ yêu cầu hưởng ưu đãi.

Hiệp định song phương Hoa Kỳ - Việt Nam

Hiệp định song phương Hoa Kỳ - Việt Nam (BTA) khác với một FTA hoàn chỉnh, tuy nhiên, nội dung hiệp định bao phủ hàng hoá thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, bảo hộ đầu tư, tạo thuận lợi và minh bạch trong kinh doanh. Thoả thuận gồm 140 trang, mất gần 5 năm để đàm phán và có hiệu lực, mang tính kỹ thuật cao và phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các nguyên tắc đầu tư và thương mại quốc tế khác. Về cơ bản, BTA có thể được tóm tắt như một cam kết của cả hai bên nhằm tạo điều kiện cần thiết cho sản phẩm, doanh nghiệp và công dân của bên này tiếp cận công bằng để cạnh tranh trên thị trường của bên kia.

BTA có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, ngay lập tức Hoa Kỳ đã cho phép hàng hoá và các doanh nghiệp của Việt Nam được tiếp cận thị trường Hoa Kỳ - thị trường chiếm gần 1/3 GDP thế giới – với mức độ ưu đãi bằng với mức mà Mỹ đã cấp cho các quốc gia có quan hệ thương mại bình thường khác. 

Điều này có nghĩa là sản phẩm của Việt Nam được đánh thuế thấp hơn nhiều – giảm từ mức trung bình 40% xuống còn mức trung bình 3% - khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Về phía Việt Nam, Việt Nam cam kết cải cách chế độ thương mại và đầu tư để cung cấp một “sân chơi” bình đẳng hơn và công bằng cho các doanh nghiệp và sản phẩm của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đối với một số lĩnh vực, Mỹ cho Việt Nam thời hạn vài năm để hoàn thiện cam kết, vì thừa nhận tình trạng chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam, và Việt Nam cần những cải cách quan trọng cần thiết để đưa cơ chế quản lý của mình tuân thủ với các chuẩn mực quốc tế. BTA là hiệp định thương mại toàn diện nhất mà Việt Nam đã kí kết với Mỹ cho đến nay.

Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi và mang đến nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn tiếp cận thị trường RCEP. Việt Nam là một cơ sở sản xuất và kinh doanh phù hợp để tiếp cận RCEP với năng lực sản xuất, lao động có tay nghề ngày càng cao và một thị trường lao động cạnh tranh. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam sẽ tìm thấy nơi đây là một cơ sở cạnh tranh tuyệt vời để tiếp cận RCEP.

Việt Nam áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% và đánh thuế thu nhập cá nhân với mức thuế bắt đầu là 0% và kết thúc là 35%. 

Thoả thuận về thuế và thương mại có lợi khác của Hoa Kỳ - RCEP   

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở nước ngoài có thể tiếp cận các hiệp định thương mại khu vực nhờ có trụ sở tại các nước thuộc RCEP. Hầu hết các nước thành viên RCEP cho phép sở hữu vốn nước ngoài 100%, mặc dù một số lĩnh vực công nghiệp nhất định có thể yêu cầu phải liên doanh với một đối tác điạ phương. Tuy nhiên, đối với các dịch vụ sản xuất và kinh doanh nói chung thường cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% cổ phần. Thành lập một doanh nghiệp tại châu Á thường không quá tốn kém, mặc dù có một số lo ngại về địa điểm. Thông thường, các quốc gia khác nhau cung cấp những lợi ích thương mại và hàng hoá nhất định mà những quốc gia khác có thể không có và mạnh hơn trong một số lĩnh vực công nghiệp nhất định. Chi phí hoạt động và tỉ lệ năng suất cũng khác nhau.

Các hiệp định thương mại đang chờ xử lý của Hoa Kỳ với các thành viên RCEP

Ngoài các thỏa thuận được liệt kê ở trên, Hoa Kỳ còn có các thỏa thuận đang chờ xử lý với các thành viên RCEP là New Zealand và Indonesia. Các cuộc thảo luận với Malaysia và Thái Lan đã bắt đầu từ năm 2008.

Hiệp ước chống đánh thuế hai lần Hoa Kỳ - RCEP

Hiệp ước chống đánh thuế hai lần (DTA) không liên quan trực tiếp đến thương mại tự do nhưng hữu ích trong việc xác định đối xử ưu đãi thuế song phương giữa các quốc gia. Điều này đặc biệt thích hợp trong các ngành dịch vụ. DTA được sử dụng một cách chuyên nghiệp có thể giảm gánh nặng thuế lợi tức đối với các hợp đồng song phương, thường là 10% khi tiến hành thương mại ở nước ngoài. Hoa Kỳ có DTA với các thành viên RCEP là Úc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan.

Nguồn: Asean Briefing

Từ khóa: RCEP, doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391998
Go to top