Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThỏa thuận đạt được tại WTO theo cách nào?

Thỏa thuận đạt được tại WTO theo cách nào?

29.11-10

Tại Tổ chức Thương mại Thế giới, để đạt được một thỏa thuận là một điều khá khó khăn.

Nhiều người tin rằng WTO khó mà kết thúc bất kỳ thỏa thuận nào trong nhiều năm qua và hiệp định đạt được thỏa thuận gần nhất cũng đã cách đây 30 năm. Tuy vậy, thực tế cũng không đến nỗi u ám lắm. Các thành viên WTO luôn nỗ lực để đạt được đồng thuận trong các hiệp định thương mại đa phương khác nhau.

Quay lại những ngày đầu mới thành lập, đó là các cuộc đàm phán thương mại năm 1947, sau đó đã trở thành nền tảng cho các hiệp định tiếp theo. Một quy tắc được thiết lập quy định rằng các quốc gia không thể phân biệt đối xử trong thương mại, điều đó có nghĩa là các quốc gia tham gia hiệp định phải đối xử bình đẳng với nhau. Ban đầu, các cuộc đàm phán chủ yếu nhằm mục đích giảm thuế. Sau đó, các nội dung về giảm hạn chế phi thuế quan cũng như các quy tắc về chống bán phá giá cũng được đưa ra thảo luận. Quá trình đàm phán kết thúc với sự ra đời của Thỏa thuận chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Hiện nay, các quy tắc của GATT vẫn là một phần quan trọng của WTO.

WTO được thành lập sau vòng đàm phán Uruguay (kéo dài từ năm 1986 đến 1994). Đáng chú ý, năm 1997, 69 quốc gia đồng ý tự do hóa rộng rãi các dịch vụ viễn thông. Năm 2000, một nhiệm vụ khó khăn tiếp tục được tiến hành: đàm phán để tiến tới tự do hóa nông nghiệp và thị trường dịch vụ.Cả hai chủ đề trên trở thành một phần của chương trình nghị sự Vòng đàm phán Doha (được đặt theo tên của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4, diễn ra tại Qatar năm 2001). Ngoài ra, vòng đàm phán Doha cũng tham vọng mở rộng tới các vấn đề bao gồm thuế phi nông nghiệp, thương mại và môi trường, tạo thuận lợi cho thương mại, các quy tắc về mua sắm công và sở hữu trí tuệ. Vấn đề đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển cũng được thảo luận, có nghĩa là, WTO cho phép sự khác biệt và các quy tắc ít nghiêm ngặt hơn đối với các quốc gia đang phát triển vì các quốc gia nghèo hơn cần nhiều thời gian và được nhượng bộ hơn để bắt kịp các nước phát triển.

Những cuộc đàm phán này tiến triển tới đâu?Một lần nữa, vấn đề chính lại bắt nguồn từ nông nghiệp - chủ đề được coi là nhạy cảm và nóng bỏng nhất về chính trị trong WTO - khi mà các bên chưa đạt được đồng thuận trong ngành này.Vào thời điểm đó, mục tiêu là tự do hóa thuế quan nông nghiệp và thực hiện các quy tắc công bằng (thậm chí là bình đẳng) để phân bổ trợ cấp nông nghiệp. Lý do khiến chủ đề nông nghiệp trở thành trung tâm của các cuộc đàm phán là vì gần ba phần tư trong số 164 quốc gia thành viên của WTO là các nước đang phát triển, có ngành kinh tế chính là nông nghiệp (hoặc nông nghiệp nằm trong số những ngành kinh tế chính), và nguồn thu xuất khẩu chủ yếu đến từ hàng hóa nông sản.

Tuy nhiên, WTO cũng đã xoay sở để cho ra đời các quy tắc rất quan trọng đối với thương mại toàn cầu từ Vòng đàm phán Doha.Ví dụ, vào năm 2011, các quốc gia đã đồng ý mở rộng các quy tắc về mua sắm công, ước tính trị giá khoảng 100 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm trên toàn cầu.Năm 2013, đã có một bước đột phá tại hội nghị bộ trưởng ở Bali, đó là việc phê chuẩn Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) với mục tiêu hài hòa các thủ tục hành chính liên quan đến thương mại và giảm bớt quan liêu.Hiệp định TF có hiệu lực vào năm 2017 và ước tính sẽ giảm 14% chi phí liên quan đến thương mại; từ đó làm tăng khối lượng thương mại thêm một nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Năm 2015, các cuộc tranh luận kéo dài 15 năm về việc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản đã đi đến kết luận thành công. Theo đó, tất cả các nước WTO phải loại bỏ hình thức trợ cấp xuất khẩu nông sản. Cũng trong năm 2015, thỏa thuận CNTT hiện tại đã được mở rộng, với việc loại bỏ thuế quan đối với hơn 200 sản phẩm CNTT (trị giá 1,3 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm).

Có lẽ hai câu hỏi phổ biến nhất là "Những thỏa thuận đó đã đạt được như thế nào?" và "Tại sao lại mất nhiều thời gian như vậy?".

Để trả lời những câu hỏi này, trước tiên chúng ta nên so sánh giá trị thương mại trong những năm đầu của GATT với giá trị thương mại hiện nay. Nhờ các quy định của WTO, thương mại đã trở nên phát triển. Riêng khối lượng xuất khẩu toàn cầu đã tăng gấp 250 lần so với năm 1948 và mỗi năm thương mại tăng nhanh hơn 1,5 lần tính trên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, những nước ban đầu không tham gia đàm phán GATT thì nay cũng đã vươn lên trở thành những nước xuất khẩu chính trong từng mặt hàng và trở thành thành viên của WTO. Do đó, lợi ích và xung đột lợi ích trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương thường lớn hơn nhiều lần so với những năm đầu sau Thế chiến II.

Ngày nay, việc ký kết các thỏa thuận rõ ràng tốn nhiều thời gian hơn vì WTO hiện có 164 thành viên và các quyết định phải được mọi thành viên tán thành vì tổ chức không có quyền biểu quyết đa số. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn về trình độ phát triển giữa các nước dẫn đến việc đạt được đồng thuận là một nhiệm vụ bất khả thi. WTO là tổ chức quốc tế duy nhất thiết lập các quy tắc thương mại toàn cầu ràng buộc về mặt pháp lý, vì thế, các quốc gia và các nhà lãnh đạo chính trị đều cân nhắc các lựa chọn một cách cẩn thận trước khi thỏa hiệp, để tránh trường hợp phải trả giá quá đắt. Các quy tắc được thỏa thuận trong WTO không phải là các văn bản chính trị theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Việc không tuân thủ các quy tắc sẽ không bị trừng phạt, mà sẽ bị kiện ra Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB, được gọi là "tòa án WTO").

Một vấn đề thường gặp là việc xử lý khiếu nại trong DSB mất nhiều thời gian hơn mong muốn và đôi khi, thiệt hại gây ra cho thương mại hoặc cho các doanh nghiệp của một quốc gia là không thể khắc phục được. Điều này cũng là do tính chất đa dạng của thương mại và sự phức tạp về kỹ thuật, tính chính trị của các vấn đề.Nếu xem xét bất kỳ thỏa thuận hoặc quyết định nào do DSB đưa ra, không khó để nhận ra những văn bản phức tạp, chi tiết, pha trộn các sắc thái đặc thù của ngành và đặc biệt là các chi tiết pháp lý. Do đó, dù là đàm phán về thỏa thuận hay tranh chấp pháp lý đều cần có sự đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế có liên quan.Không có gì ngạc nhiên khi các chuyên gia tham gia vào các cuộc đàm phán ở Geneva thường là các nhà ngoại giao.EU, với 28 quốc gia, thường là thành viên duy nhất của WTO có sự kết hợp của các nhà kinh tế, chuyên gia các ngành và luật sư tham gia vào các cuộc đàm phán quan trọng. Ngoài ra, còn có đại diện của các quốc gia thành viên EU, những người có nền tảng khác nhau từ nông nghiệp đến luật pháp.

Các quyết định lớn nhất của WTO được đưa ra tại các hội nghị cấp bộ diễn ra hai năm một lần. Thường thì vào những thời điểm thế này, truyền thông cũng chăm chú theo dõi xem các thỏa thuận có bước đột phá nào hay lại thất bại. Trên thực tế, tất cả các quyết định lớn của WTO thường được đưa ra trong khoảng thời gian giữa các hội nghị bộ trưởng, khi các cuộc đàm phán ngoại giao diễn ra tại trụ sở của tổ chức ở Geneva. Về chuyên môn, các nhà ngoại giao đều đã tính đến ý chí của nhà cầm quyền cũng như quan điểm chính trị của quốc gia mình, chìa khóa thành công trên bàn đàm phán thường phụ thuộc vào năng lực cá nhân của nhà ngoại giao đi đàm phán, làm thế nào để truyền thông điệp và khẳng định được vị thế quốc gia. Các cuộc thảo luận thường cụ thể đến mức chi tiết, cả về kinh tế vĩ mô và vi mô, toán học thuần túy và kiến thức về kinh tế.Tuy nhiên, khả năng lắng nghe và hiểu vấn đề của các quốc gia hoặc nhóm quốc gia khác và lý do đằng sau vị trí đối lập của họ cũng là điều đáng lưu tâm.Cách các nhà ngoại giao có thể giải thích cho chính phủ của họ về sự phức tạp của các cuộc đàm phán WTO và quan điểm về các kịch bản thỏa hiệp có thể xảy ra cũng là rất quan trọng.

Một quốc gia càng có nhiều lợi ích kinh tế trong một lĩnh vực được đàm phán, thì càng khó tìm được cân bằng lợi ích ở các thỏa thuận trong tương lai. Đối với các lĩnh vực bị chi phối bởi lợi ích chính trị hoặc có liên quan đến lợi ích kinh tế của các nước lớn, việc đạt được thỏa thuận là rất phức tạp. Các chủ đề có tính liên kết với nhau dường như là một quy tắc bất thành văn của WTO.Ví dụ, EU, Úc, Canada và một số quốc gia khác đã nỗ lực rất nhiều để tìm ra giải pháp cho một trong những vấn đề lớn nhất của WTO hiện nay: cuộc khủng hoảng đối với DSB do Mỹ ngăn chặn việc bổ nhiệm thành viên mới, yêu cầu mở rộng cải cách các nguyên tắc của DSB. Những nỗ lực đã được kéo dài trong một năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra giải pháp. Từ "giải pháp" lại được các nước lớn hiểu theo những ý nghĩa rất khác nhau và quá khó thỏa hiệp.Việc ngăn chặn bổ nhiệm các thành viên DSB có thể có một số lý do ẩn khác, mục đích là để Hoa Kỳ có thể giải quyết một số vấn đề chưa được giải quyết trước đây.

Làm thế nào có thể đạt được thỏa thuận về các vấn đề nhạy cảm chính trị?Điều này chưa bao giờ là dễ dàng, và các cuộc tranh luận chính trị nóng bỏng tại các hội nghị bộ trưởng của các nhà ngoại giao cũng chưa bao giờ đơn giản. Để tăng áp lực kết thúc các thỏa thuận cần thiết, cả 3 lần hội nghị cuối cùng cũng đã tăng thêm một ngày đàm phán.

Trung Quốc, Mỹ, EU, Ấn Độ, Brazil và Canada thường có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định, và hơn một lần, một thỏa thuận đa phương về cơ bản được bảo đảm khi các nước trên đạt được thỏa hiệp; Indonesia và Nam Phi cũng có ảnh hưởng khá lớn. Năm 2013, các nhà lãnh đạo chính trị từ các ngành thương mại của Mỹ, Ấn Độ và EU đã ngồi lại với nhau trong hơn 24 giờ để đạt được một thỏa hiệp khó khăn trong thỏa thuận sơ bộ về an ninh lương thực nông nghiệp cho các nước đang phát triển. Thỏa thuận này được xem là cần thiết, vì thủ tướng Ấn Độ đã tuyên bố rõ ràng rằng Ấn Độ sẽ không ký TFA nếu không thông qua thỏa thuận trên, trong khi nội dung TFA đã được soạn thảo qua nhiều năm tranh luận và đã sẵn sàng để phê chuẩn. Cuộc đàm phán khó khăn trên cuối cùng cũng đạt được vào sáng sớm của ngày làm việc được cộng thêm tại hội nghị bộ trưởng, kết thúc quá trình đàm phán TFA lịch sử. Trong hội trường lớn, các chính trị gia và nhà ngoại giao hàng đầu từ 164 quốc gia tập hợp đầy đủ, cùng nhất trí với Tổng giám đốc WTO và Bộ trưởng thương mại của nước chủ nhà - người có công trong việc đạt được thỏa hiệp. Khi trở về nước, Bộ trưởng Ấn Độ đã bị chỉ trích nặng nề vì mọi người cho rằng ông đã bán hết lợi ích của đất nước mình. Trong khi đó, Tây Âu và Hoa Kỳ nghĩ rằng sự thỏa hiệp này sẽ mang lại lợi ích lớn cho Ấn Độ. Đôi khi các thỏa thuận vẫn tốt ngay cả khi cả hai bên tranh luận nghĩ rằng họ đã thua!

Các cuộc đàm phán rất phức tạp, bởi thực tế là các chủ đề thường đan xen và đôi khi được kết nối một cách rất gượng ép. Các chủ đề nêu trên thường bao gồm nông nghiệp, dịch vụ, hay sở hữu trí tuệ. Điều này có nghĩa là, khi một quốc gia quyết định thỏa hiệp, ví dụ về cắt giảm đáng kể các khoản trợ cấp nông nghiệp hoặc loại bỏ hoàn toàn trợ cấp, thì khi chọn chiến thuật đàm phán, chính phủ nước này sẽ tự hỏi phải làm gì đối với chính sách thuế quan, để tránh đưa quốc gia vào một vị trí bất lợi hơn so với các quốc gia WTO tương tự khác.Có nên tăng thuế? Các quốc gia khác chắc chắn sẽ không chấp thuận hành vi đó ngay cả khi nó vẫn nằm trong biên độ thuế quan được phép. Thế nhưng, miễn là tuân thủ các quy định của WTO, điều đó vẫn cứ được thực hiện. Ví dụ, năm 2005, EU đã có một thỏa hiệp quan trọng tại hội nghị bộ trưởng bằng cách hứa sẽ loại bỏ trợ cấp xuất khẩu nếu các thành viên WTO khác thỏa hiệp về các chủ đề quan trọng đối với EU. Nhưng các quốc gia khác không chấp nhận, do đó EU vẫn ở vị trí phòng thủ về vấn đề này trong nhiều năm.Sự thỏa hiệp này cũng là một bài học quan trọng nhắc EU không ký kết các thỏa thuận khi không rõ các bên khác có thể làm gì.Tuy nhiên, việc thỏa hiệp với EU cũng có thể là một chiến thuật đàm phán được thiết lập dựa trên các giá trị để đạt được các thỏa thuận quan trọng khác trong WTO. Nói cách khác, "tôi thỏa hiệp nếu anh chịu thỏa hiệp".Phải mất thêm mười năm nữa để thỏa thuận lịch sử về loại bỏ trợ cấp xuất khẩu được tất cả các thành viên đồng ý trong Hội nghị Bộ trưởng Nairobi năm 2015.

Thỏa thuận Nairobi lịch sử chứng minh cho lý do tại sao WTO vẫn có thể đạt được đồng thuận khi ký kết các hiệp định thương mại mới: năm 2015, trong khi EU đã siết chặt các biện pháp bảo hộ, thì một trong số những quốc gia khác đã lớn tiếng yêu cầu xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu. Đừng quên rằng tiếng nói của EU là tiếng nói chung của 28 quốc gia thành viên, bao gồm các nền kinh tế nông nghiệp lớn như Pháp và Ba Lan.

Nếu chính sách kinh tế của một quốc gia thay đổi thì vị trí của nó trong WTO cũng bị ảnh hưởng. Rõ ràng là không có thỏa thuận đa phương nào có thể được ký kết trong WTO mà không có sự thúc đẩy từ các quốc gia quan trọng, điều đó có nghĩa là, trước khi bất kỳ thỏa hiệp tiềm năng nào có thể được thực hiện ở cấp độ đa phương, cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia thành viên lớn nhất trước tiên phải được kết thúc với kết quả thỏa đáng. Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi liên tục, cho nên hiện có một số lượng lớn các thỏa thuận mới được ký kết chỉ giữa một số nước, tức là chỉ một số quốc gia thành viên có mong muốn thỏa hiệp và chấp nhận sẵn sàng thỏa thiệp.

Nguồn: RKK ICDS

Từ khóa: WTO, hiệp định thương mại, đàm phán Doha, GATT

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007425555
Go to top