Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngHiệp định NAFTA hay Thỏa thuận thương mại song phương Hoa Kỳ-Mexico

Hiệp định NAFTA hay Thỏa thuận thương mại song phương Hoa Kỳ-Mexico

Nafta0604

Chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố vào hôm thứ Hai rằng họ đã đạt được một thỏa thuận ban đầu có tính nguyên tắc với Mexico liên quan đến quá trình tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Chủ nhân Nhà Trắng cũng lên tiếng dự định hủy Hiệp định NAFTA hiện tại và sẽ sớm bắt đầu đàm phán thương mại riêng rẽ với Canada. Tuy vậy, Đại diện Thương mại Mỹ ông Robert Lighthizer lại thể hiện mong muốn đạt được một thỏa thuận thương mại đa phương mới với các nước láng giềng gồm cả Canada vào cuối tuần này.

Tuyên bố đạt đồng thuận sơ bộ chung giữa Mỹ và Mexico được đưa ra sau một năm tái đàm phán NAFTA và đánh dấu bước tiến cho tiến trình đàm phán thương mại quan trọng nhất của chính phủ Hoa Kỳ. Vậy, sau diễn biến trên, hiện trạng tiến trình đàm phán NAFTA như thế nào, và đâu là các vấn đề đáng chú ý?

Câu hỏi 1: Phải chăng NAFTA đã hoàn tất đàm phán lại? Hay thỏa thuận hiện nay chỉ mang tính chất song phương giữa Mỹ và Mexico?

Trả lời 1: Không, một thỏa thuận NAFTA mới chưa thành hình, đồng thời hiệp định ba bên hiện tại cũng chưa thể chuyển thành một cam kết song phương giữa Hoa Kỳ và Mexico. Chính quyền Trump chỉ đưa ra thông báo đã đạt “đồng thuận sơ bộ về nguyên tắc”cho nhiều vấn đề còn đang vướng mắc trong toàn bộ quá trình đàm phán lại NAFTA. Thỏa thuận giữa Mỹ và Mexico, do vậy, chưa có tính ràng buộc pháp lý và thay thế cho hiệp định NAFTA. Ngay cả khi kết quả ban đầu của các cuộc thảo luận song phương đã được thông tin đến công chúng, trong cuộc điện đàm với ông chủ Nhà Trắng vào hôm thứ Hai, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto cũng bày tỏ Canada nên tham gia lại vào các cuộc đối thoại về NAFTA. Quan điểm này cũng trùng với mong muốn của Canada.

NAFTA là hiệp định giữa 3 quốc gia-Canada, Mexico và Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ và Mexico đã giải quyết được một số tranh cãi giữa hai bên về Hiệp định này, phía Canada lại biến mất khỏi các cuộc thương thảo trong nhiều tháng nay. Tới thời điểm hiện tại, Canada vẫn chưa tham gia trở lại những phiên thảo luận chính thức, đồng thời vẫn theo đuổi những ưu tiên riêng cũng như thể hiện sự bất đồng với nhiều yêu cầu từ Mỹ và Mexico.

Câu hỏi 2: Không phải Tổng thống Trump đã tuyên bố hủy bỏ NAFTA và biến nó thành hai Hiệp định riêng biệt hay sao?

Trả lời 2: Có thể nói rằng chính quyền Trump sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán trên cơ sở NAFTA sẽ giữ nguyên dạng thức là một hiệp định ba bên mặc dù có sự bất nhất trong phát ngôn giữa Tổng thống Trump và Đại diện thương mại Robert Lighthizer vào hôm thứ Hai về tương lai thỏa thuận nêu trên. NAFTA vẫn là thỏa thuận với sự tham gia của ba nước Mỹ, Mexico và Canada vì chia tách nó thành hai hiệp định khác nhau có thể gặp nhiều rắc rối chính trị và pháp lý. Tổng thống Trump đã nói sẽ chấm dứt sự tồn tại của NAFTA trong tương lai nhưng lại nhấn mạnh rằng ông làm như vậy chỉ để buộc Quốc hội thông qua thỏa thuận NAFTA mới. Chủ nhân Nhà Trắng cũng tuyên bố ông muốn xóa bỏ cái tên NAFTA và ủng hộ “Thỏa thuận thương mại song phương Hoa Kỳ-Mexcico”. Tuy nhiên, một lần nữa, người đứng đầu nhánh hành pháp cho thấy Hoa Kỳ không muốn từ bỏ NAFTA , hoặc đang sẵn sàng tham gia hoặc một cam kết pháp lý về thương mại với chỉ riêng Mexico; đồng thời ông cũng nhấn mạnh vào hôm thứ Hai là sẽ bắt đầu đàm phán với Canada gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, ông Lighthizer đã đe dọa sẽ trình Quốc hội thỏa thuận riêng mà Mỹ đã đạt được với Mexico vào thứ Sáu tới nếu nước này và Canada không đạt được thỏa thuận. Khi đó, Canada có thể tham gia vào Hiệp định thương mại Hoa Kỳ-Mexico vào một lúc khác trong tương lai.

Chia NAFTA thành hai thỏa thuận riêng biệt có thể làm thay đổi tình trạng pháp lý của quá trình đàm phán lại NAFTA, do việc này sẽ làm phức tạp quá trình Chính phủ Mỹ ký kết thỏa thuận thương mại với các đối tác cũng như thông qua những cam kết này tại Quốc hội. Nhà Trắng, trong tiến trình tái thảo luận về NAFTA đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện đặt ra trong đạo luật liên quan đến Thẩm quyền xúc tiến thương mại (TPA). Tuy nhiên, với thỏa thuận vừa đạt được, nhiều tranh cãi đã nổ ra khi Đại diện thương mại Lighthizer, hôm thứ Hai cho biết ông không bắt buộc phải gửi thông báo đến Quốc hội theo quy định của TPA về việc tiến hành đàm phán và ký kết thỏa thuận riêng rẽ với Canada và Mexico. TPA thiết lập những mục tiêu đàm phán cho Nhà Trắng đồng thời giới hạn quyền lực của Quốc hội Mỹ đối với Hiệp định đã ký kết. TPA quy định cơ quan lập pháp không được sửa đổi nội dung các thỏa thuận quốc tế mà Tổng thống đã đệ trình. Yếu tố vừa nêu giúp các đối tác của Mỹ cảm thấy yên tâm khi họ không phải e sợ những gì các nhà đàm phán từ hai phía đã đạt được sẽ bị buộc phải thay đổi theo yêu cầu của Quốc hội xứ cờ hoa. Do vậy, tách NAFTA thành hai hiệp định riêng có thể buộc chính quyền Trump khởi động lại quá trình thông qua TPA áp dụng cho hai thỏa thuận thương mại riêng biệt với Canada và Mexico hoặc có thể phải chấp nhận đối mặt với quyền phủ quyết hoặc sửa đổi, bổ sung từ cơ quan lập pháp tối cao của Hoa Kỳ-viễn cảnh mà Canada và Mexico sẽ không bao giờ chấp nhận.

Câu hỏi 3: Hoa Kỳ và Mexcio đã thỏa thuận gì với nhau về vấn đề ô tô?

Nội dung được trông đợi và quan trọng nhất mà hai phía đã đạt đồng thuận là quy tắc xuất xứ áp dụng với mặt hàng ô tô. Hiệp định mới yêu cầu xe ô tô muốn được hưởng thuế 0% thì 75% cấu phần phải được sản xuất tại Mỹ hoặc Mexico. Theo Hiệp định NAFTA hiện tại, con số này tối đa chỉ là 65%. Hoa Kỳ và nước láng giềng phương Nam cũng đồng ý áp dụng quy định về xuất xứ hàng hóa theo hướng chặt chẽ hơn đối với các sản phẩm công nghiệp khác như: hóa chất, thép cường lực, kính và cáp quang.

Tương tự các nhà đàm phán của hai quốc gia châu Mỹ cũng đồng ý 40%-45% số lao động tham gia vào ngành lắp ráp ô tô phải có thu nhập ít nhất 16$/giờ. Đây được coi là chiến thắng lớn cho Hoa Kỳ và Canada-những thành viên thường phàn nàn giá nhân công thấp tại Mexcico đã cướp đi việc làm của công nhân trong ngành sản xuất ô tô tại nước họ. Điều này cũng phù hợp với cương lĩnh tranh cử và quan điểm ban hành quy định về mức lương mới của Tổng thống Mexico mới đắc cử Andrés Manuel López Obrador (được biết đến với danh xưng AMLO).

Câu hỏi 4: Hoa Kỳ và Mexico đã đồng ý những gì?

Trả lời 4: Mặc dù nội dung về thương mại ô tô là chủ đề chính của các cuộc đàm phán, hai quốc gia đã đạt đồng thuận về nhiều vấn đề khác. Một trong số đó là Phụ lục đối với Chương về Lao động của Hiệp định NAFTA mới, theo đó Mexico cam kết thực hiện các bước đi pháp lý hữu hiệu nhằm đảm bảo quyền được thương lượng tập thể trong quan hệ lao động. Nhiều thành viên Đảng Dân chủ và nhóm bảo vệ quyền người lao động đã phàn nàn gay gắt về sự thiếu vắng quy định này trong Hiệp định NAFTA trước đây; theo ý kiến của họ, việc tước đi quyền thương lượng tập thể đối với người lao động Mexico đã làm tổn thương vai trò của công đoàn, cản trở tăng lương cũng như tạo ra bất bình đẳng về giá nhân công giữa Mỹ và Mexico. Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) nhấn mạnh những cam kết về lao động là yếu tố trọng tâm của Hiệp định mới thay vì chỉ xuất hiện trong thư song phương. Điều vừa nêu, theo ý kiến của USTR sẽ giúp những quy định về lao động được thực thi hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ và Mexico cũng cập nhật những nội dung mới trong chương về Tiếp cận thị trường, đồng thời bổ sung thêm chương mới về dệt may trong thỏa thuận thương mại song phương. Cả hai nước, ngoài ra, đã đồng ý thiết lập tiêu chuẩn hóa sinh áp dụng cho sản phẩm nông nghiệp và thêm vào các phụ lục liên quan đến một số ngành với cam kết mạnh mẽ hơn những gì đã được thể hiện trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đây. Thỏa thuận giữa Mỹ và Mexico cũng bao trùm những vấn đề khác như dịch vụ tài chính, môi trường, thương mại điện tử, chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu trí tuệ.

Cuối cùng, như đã đề cập ở phần trên, Tổng thống Trump tuyên bố NAFTA phiên bản mới sẽ không cón được gọi là NAFTA. “Chúng ta sẽ gọi nó là Hiệp định thương mại Mỹ/Mexico” theo lời người đứng đầu Nhà Trắng. NAFTA “gợi nhắc những điều đau buồn vì Hoa Kỳ đã chịu thiệt hại lớn từ thỏa thuận này trong nhiều năm qua”. Một vài chỉ trích của ngài Tổng thống chỉ mang tính chất bề mặt. Dù vậy, tương tự những điều đã được nói đến, sự khác biệt là khá quan trọng. Câu hỏi đặt ra là liệu thỏa thuận sơ bộ giữa Hoa Kỳ và Mexico có mở đường cho một cơ chế thương mại song phương giữa 2 nước hay một hiệp định ba bên vẫn sẽ tồn tại.

Câu hỏi 5: Những vấn đề nào cần phải giải quyết giữa Mỹ và Canada cũng như giữa 3 quốc gia vùng Bắc Mỹ

Trả lời 5: Vấn đề lớn nhất mà cả Hoa Kỳ và Canada cần phải đạt đồng thuận là về mở cửa thị trường cho mặt hàng sữa và chế phẩm từ sữa. Đất nước lá phong duy trì một hệ thống hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa nội địa; điều này đã tạo ra tâm lý tức giận cho Tổng thống Trump, các nhà làm luật cũng như ngành công nghiệp sữa và sản phẩm sữa của Hoa Kỳ. Thủ tướng Justin Trudeau đã hứa hẹn sẽ không giảm hoặc xóa bỏ trợ cấp nêu trên trong quá trình tái đàm phán NAFTA ngay cả khi Tổng thống Trump liên tục yêu cầu Canada phải thực hiện. Vì vậy, đạt được thỏa thuận về sản phẩm sữa là yếu tố cần thiết để khép lại đàm phán.

Ba nước vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi, đồng thời Canada cũng phải xem xét lại và chấp thuận những nội dung Mỹ và Mexico đã đạt đồng thuận nếu muốn Hiệp định NAFTA phiên bản 2.0 vẫn còn đủ sự tham gia của 3 thành viên. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ, Canada và Mexcio cũng còn phải giải quyết những bất đồng liên quan đến điều khoản giải quyết tranh chấp, bảo hộ đầu tư và mua sắm chính phủ. Xứ sở cờ hoa và nước láng giềng phương Nam đã đồng ý đưa vào Hiệp định NAFTA điều khoản hoàng hôn-nội dung được Hoa Kỳ hết sức ủng hộ; tuy nhiên điều khoản này vẫn còn phải chờ sự đồng ý từ Canada. Theo điều khoản hoàng hôn, Thỏa thuận NAFTA mới sẽ được rà soát lại sau mỗi 6 năm. Nếu các bên không đồng ý xem xét lại nội dung đã đàm phán, hiệp định sẽ chấm dứt hiệu lực sau 10 năm kể từ thời điểm rà soát. Những vấn đề phát sinh được nêu trong quá trình rà soát sẽ được đánh giá lại hàng năm cho đến khi được giải quyết. Thêm vào đó, đòi hỏi của phía Mexico và Canada liên quan đến miễn thuế áp lên mặt hàng thép, nhôm, và ô tô mà Hoa Kỳ đang thực hiện cũng cần phải được xem xét trước khi các bên đi đến quyết định cuối cùng.

Câu hỏi 6: Tại sao phải nhanh chóng kết thúc đàm phán trong tuần này? Những việc cần làm tiếp theo để đảm bảo hiệp định thương mại tự do 3 bên có hiệu lực?

Trả lời 6: Ba quốc gia cần đạt được thỏa thuận cuối cùng trong tuần này bởi sự xuất hiện cùng lúc của 2 lịch trình thời gian: Đầu tiên, luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu Chính phủ nước này phải gửi thông báo đến Quốc hội trước 90 ngày trước khi họ ký kết một thỏa thuận thương mại. Hai là, Tổng thống mới được bầu của Mexico sẽ nhậm chức vào ngày 01/12. Nếu bản thỏa thuận cuối cùng không được thông báo đến Quốc hội Mỹ trong tuần, lãnh đạo 3 quốc gia Canada, Mexico và Mỹ sẽ không thể ký kết Hiệp định này mà phải chờ cho tới khi người đứng đầu mới của Nhà nước Mexico nhận nhiệm sở. Cả AMLO, tên gọi mà những người ủng hộ Tổng thống được bầu của đất nước Trung Mỹ đặt cho ông và Tổng thống Mexico hiện tại Enrique Peña Nieto đều không muốn việc ký kết NAFTA phiên bản mới là trách nhiệm của chủ nhân tương lai Phủ Tổng thống; điều này giúp ông Nieto có được dấu ấn cá nhân trong suốt nhiệm kỳ đồng thời giúp AMLO tránh xa những rắc rối chính trị liên quan đến thỏa thuận thương mại này. Khi Hiệp định được nhà lãnh đạo 3 nước ký kết, nó còn phải trải qua quy trình phê chuẩn tại cơ quan lập pháp từng nước trước khi có hiệu lực.

Nguồn: CSIS - LA

Từ khóa: NAFTA, Mỹ, Canada, Mexico

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007426156
Go to top