Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngDoanh nghiệp xuất khẩu nông sản trông chờ thêm giải pháp hữu hiệu để giảm giá thành

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trông chờ thêm giải pháp hữu hiệu để giảm giá thành

Nhìn từ mối lo giá thành cao hơn giá bán của ngành điều, hồ tiêu, cà phê cho đến thủy sản sẽ thấy áp lực của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ngày càng tăng, với một trong những vấn đề họ cần giải quyết là tự chủ nguồn nguyên liệu. Điều mong đợi là nên có thêm những giải pháp hữu hiệu để giữ được giá thành, giúp toàn bộ chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu vận hành một cách suôn sẻ, hài hòa được lợi ích của tất cả các bên.

1 tin13 29.02.2024

Trong thư ngỏ gửi đến Hội nghị điều quốc tế Việt Nam 2024 vừa diễn ra trong hạ tuần tháng 2 này, ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), có chỉ rõ vấn đề giá thành cao hơn giá bán đã khiến cho hầu hết các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu (XK) điều nhân Việt Nam bị thua lỗ hoặc không có lợi nhuận. Và không ít nhà chế biến đã phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm sản lượng. Nguy cơ đóng cửa hàng loạt đang cận kề.

Mối lo giá thành cao hơn giá bán

Theo ông Công, Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng ngành điều toàn cầu vì nhập khẩu tới gần 65% sản lượng điều thô của thế giới và chiếm gần 80% lượng điều nhân XK. Do vậy, nếu xảy ra tình trạng đóng cửa hàng loạt các nhà máy chế biến, chuỗi cung ứng hạt điều toàn cầu sẽ bị đứt gãy dẫn tới điều nhân trên thị trường bị thiếu hụt và điều thô sẽ dư thừa. 

“Như vậy, sẽ gây ra thiệt hại chung cho toàn chuỗi cung ứng hạt điều và dẫn tới nhiều hệ lụy, mà nguy cơ lớn nhất là nông dân ở nhiều quốc gia sẽ bỏ bê cây điều do không tiêu thụ được điều thô. Nếu nông dân thờ ơ với cây điều, sẽ ảnh hưởng rất lớn về lâu dài tới chuỗi cung ứng hạt điều toàn cầu”, vị chủ tịch Vinacas lưu ý.

Trong chuyện này có thể thấy một trong những nguyên nhân làm cho giá thành cao ở ngành điều là 70% nguồn nguyên liệu điều thô hiện nay là phụ thuộc vào nhập khẩu với áp lực giá cao do nhiều loại phí, thuế XK, quy định mức giá bán tối thiểu, chính sách bảo hộ sâu…từ các quốc gia XK điều thô. Như hồi năm rồi, Việt Nam đã nhập gần 2,77 triệu tấn hạt điều, với kim ngạch ước đạt gần 3,2 tỷ USD, tăng tới 46,2% về lượng và tăng 19,6% về kim ngạch so với năm trước đó.

Còn ở lĩnh vực XK hồ tiêu trong bối cảnh giá đồng loạt tăng tại thị trường nội địa như hiện nay, hồi phục về mức cao nhất 4 năm. Như hôm 28/2, giá tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt tăng 500 đồng/kg, dao động trong khoảng 91.500 - 93.500 đồng/kg. Và theo dự báo giá tiêu nội địa sẽ còn neo cao trong vài tháng tới. Điều này giúp cho các nông dân trồng hồ tiêu rất phấn khởi vì được giá.

Tuy vậy, trước lo ngại giá thành cao vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cũng sẽ khiến các DN chế biến XK hồ tiêu thận trọng, tránh rủi ro trong việc thu mua, thậm chí mua hàng cầm chừng để giao cho các đơn hàng đã ký kết. 

Tương tự như vậy, giá cà phê trên thế giới trong những ngày qua đã tăng mạnh, kéo theo cơ hội cho giá cà phê trong nước hôm 28/2 đã lập mốc mới là hơn 84.000 đồng/kg. Tuy nhiên với mức giá cao thì các DN chế biến cà phê XK lại thấp thỏm nửa mừng nửa lo. Trong đó, phần lo lắng của DN là rủi ro thu mua nguyên liệu với giá cao, dẫn đến giá thành tăng khi chế biến, nhưng đến lúc XK thì giá bán theo hợp đồng lại thấp hơn giá thành.

Thực tế cho thấy nhiều DN xuất khẩu cà phê đã lao đao khi phải đáp ứng đúng thời hạn các hợp đồng đã ký kết từ trước khi giá đầu vào tăng mạnh, rồi phải chịu áp lực về nguồn vốn thu mua, thiếu hụt nguồn hàng, tăng chi phí vận chuyển…

Bên cạnh việc tăng giá nguyên liệu đầu vào thì trong giá thành sản phẩm của các DN xuất khẩu nông sản còn phải đối mặt với việc tăng chi phí vận chuyển. Chẳng hạn, đối với container hàng nông sản đông lạnh XK từ Việt Nam sang bờ Tây nước Mỹ, hiện có giá cước tăng 70% và sang châu Âu tăng khoảng 4 lần. Các DN xuất khẩu nông sản vẫn đang loay hoay, chưa tiên lượng được tình hình tăng giá cước như vậy sẽ kéo dài bao lâu để tính toán chi phí vào giá thành cho các đơn hàng XK của họ trong thời gian tới. 

Làm sao để tất cả cùng thắng?

Chưa kể, từ đầu năm 2024 đến nay các hãng tàu nước ngoài đã liên tục công bố tăng từ 10–20% (từ 290.000 đồng -550.000 đồng/container) đối với khoản phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC) cũng là tăng áp lực về giá thành với các chủ hàng XK nông sản. 

Còn ở mảng XK thủy sản. Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), các DN xuất khẩu tôm mong đợi từ Chính phủ, Bộ ngành những biện pháp bình ổn các chi phí đầu vào cho sản xuất tôm, đơn cử như giá thức ăn nuôi tôm, tăng cường kiểm soát chất lượng con giống.

Bà Thu cho biết giá chào bán tôm Việt Nam vẫn khá cao so với các nước khác, gây tâm lý e ngại cho nhà nhập khẩu. Tôm Việt Nam tiếp tục phải cạnh tranh tôm với Ecuador, Ấn Độ về giá và nguồn cung.

Điều đáng nói, như chia sẻ của một số DN xuất khẩu tôm, đó là đơn hàng đầu năm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện vì sức mua của thị trường vẫn yếu. Vẫn còn những vấn đề như: Lượng tồn kho nhiều, giá mua thấp, khó cạnh tranh với đối thủ ngoại…Và khi nhìn vào bức tranh chung của thị trường và của ngành tôm năm 2024, đa số các DN đều nhìn thấy còn nhiều thách thức và khó khăn làm chậm khả năng phục hồi sản xuất, XK.

Hoặc như với XK cá tra. Giá cá tra giống tăng trở lại do nguồn giống đang bị khan hiếm khi dịch bệnh gan thận mủ lan rộng ở nhiều ao nuôi, cũng là một thách thức về giá thành cho những DN xuất khẩu cá tra nếu chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu hoặc thiếu đi chu trình khép kín nhằm kiểm soát được chi phí.

Nhìn từ việc tăng giá thành của ngành điều, hồ tiêu, cà phê cho đến thủy sản sẽ thấy áp lực với các DN sẽ càng tăng nếu như họ chưa giải quyết một trong những vấn đề sống còn là tự chủ nguồn nguyên liệu. 

Trong chuyện này, với những DN xuất khẩu nông sản có khả năng tự chủ về mặt nguyên liệu thì sức ép về mặt tăng giá thành cũng như lợi nhuận sẽ không quá lớn. Như trường hợp CTCP thực phẩm Sao Ta (FMC) gần đây đã mở rộng vùng nuôi tôm thêm 203 ha, nâng tổng diện tích vùng nuôi lên 525 ha. Điều đó giúp cho họ nâng khả năng tự chủ nguyên liệu lên 40%.

Tóm lại, trong vấn đề áp lực tăng giá thành, ngoài nỗ lực tự chủ của các DN xuất khẩu nông sản, vẫn mong có thêm những giải pháp hữu hiệu từ phía cơ quan quản lý để làm sao kìm giữ được giá thành, giúp toàn bộ chuỗi cung ứng nông sản XK vận hành một cách suôn sẻ, hài hòa được lợi ích của tất cả các bên, để từ nông dân, HTX cho đến các nhà chế biến, XK tất cả phải cùng thắng.

Nguồn: VnBusiness

Từ khóa: FMC, xuất khẩu nông sản, Vinacas

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007401098
Go to top