Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngLàm mới các giải pháp để phát triển 'mỏ vàng xanh'

Làm mới các giải pháp để phát triển 'mỏ vàng xanh'

Được ví như “mỏ vàng xanh”, tuy nhiên sau 3 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 đã bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại, đòi hỏi cần có các giải pháp mới để thực hiện Chiến lược trong bối cảnh mới.

1 tin18 28.02.2024

Giá trị sản xuất tăng bình quân 4,6%

Báo cáo tại Hội thảo “Giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới” do Bộ NN&PTNT chủ trì tổ chức hôm qua (27/2), ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, sau 3 năm thực hiện Chiến lược, ngành Lâm nghiệp đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng trên tất cả các mặt: kinh tế, an sinh xã hội và môi trường.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), các giải pháp trong công tác BV&PTR và tổ chức, phát triển sản xuất lâm nghiệp đã được triển khai toàn diện, đồng bộ.

Riêng về kinh tế, cơ cấu sản xuất lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất lâm nghiệp. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng ổn định 4,6%/năm. Hàng năm, cả nước trồng được trên 260 nghìn ha rừng. Năng suất, chất lượng rừng trồng được nâng cao, cung cấp trên 70% nguyên liệu gỗ cho chế biến lâm sản, phục vụ xuất khẩu (XK) và tiêu dùng trong nước. Giá trị XK gỗ và lâm sản đạt bình quân 15,8 tỷ USD, tỷ lệ xuất siêu cao. Nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đạt bình quân 3.650 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, năm 2023 đã thu được 4.130 tỷ đồng, trong đó có 997 tỷ đồng từ dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các - bon rừng, góp phần giảm áp lực chi ngân sách nhà nước (NSNN), thực hiện chi trả kinh phí để bảo vệ khoảng 7,3 triệu ha rừng, trở thành một nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành Lâm nghiệp..

Tuy vậy, theo lãnh đạo Cục Lâm nghiệp, quá trình thực hiện Chiến lược còn những tồn tại, khó khăn như: Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ; Công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; Việc xây dựng, hoàn thiện và triển khai các quy định pháp luật, quy hoạch lâm nghiệp, các cơ chế, chính sách còn chậm, chưa đáp ứng được thực tiễn; Năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp; Việc trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều khó khăn; Chậm đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, sắp xếp công ty lâm nghiệp; Mức hỗ trợ BV&PTR và chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ rừng còn quá thấp, chưa thật sự tạo động lực cho BV&PTR;

Đặc biệt, NSNN đầu tư cho BV&PTR còn khó khăn; Nhiều địa phương chưa quan tâm đầu tư, bổ sung ngân sách cho BV&PTR; Ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển chưa bền vững, chủ yếu là doanh nghiệp (DN) có quy mô vừa và nhỏ, khả năng dẫn dắt, làm chủ thị trường nội địa và mở rộng thị trường quốc tế còn hạn chế; khả năng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với vùng nguyên liệu còn chưa chặt chẽ.

Làm mới giải pháp ra sao?

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị lưu ý, ngành Lâm nghiệp cần đưa ra các giải pháp nhằm huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu của Chiến lược.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn chia sẻ, Chiến lược phát triển Lâm nghiệp đã được Bộ soạn thảo và trình Chính phủ trong nhiều năm, do đó những vấn đề đang diễn ra hiện nay khi đó đã không lường hết được. Đó là: Hậu quả nặng nề của của dịch COVID-19; Xung đột vũ trang và địa chính trị đang diễn biến phức tạp; Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; Nhiều nền kinh tế lạm phát cao, thắt chặt chi tiêu… Đặc biệt là các cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 (Net Zero) vào năm 2050 của các quốc gia, trong đó có Việt Nam… “Bối cảnh mới đó đòi hỏi chúng ta phải nhận diện để có các giải pháp tận dụng cơ hội phát triển…” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, các giải pháp đề cập trong Chiến lược cũng như Kế hoạch thực hiện Chiến lược của Bộ NN&PTNT vẫn còn nguyên giá trị song cần phải làm mới. Đơn cử như đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là trong chuyển đổi số. “Cần phải thúc đẩy hình thành thống nhất quản lý chuỗi cung, đồng thời cùng với đó thúc đẩy và hình thành sàn thương mại điện tử thống nhất trong toàn quốc về lâm sản nói chung, không chỉ có gỗ, từ đó giải quyết vấn đề như rủi ro thương mại, bảo hiểm cho cả người bán và người mua trên sàn…” - ông Tuấn dẫn chứng.

Một trong những tồn tại được Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đề cập đến là XK gỗ không đạt mục tiêu. Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VNFOREST) cho rằng thời cuộc đã khác rất nhiều, các chủ thể tham gia vào ngành gỗ, lâm nghiệp phải có những thay đổi. Khẳng định thương mại xanh, sản phẩm xanh và tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu, DN gỗ Việt Nam cần chủ động thích ứng để duy trì và mở rộng thị trường, lãnh đạo VIFOREST thẳng thắn chỉ ra rằng, việc sụt giảm kim ngạch XK cũng là dịp để DN gỗ Việt Nam nhìn nhận và cải thiện quản trị DN, tăng cường năng lực phòng vệ thương mại và hiệu quả kinh doanh.

Nguồn: Báo Pháp luật

Từ khóa: lâm nghiệp Việt Nam, ngành gỗ, phòng vệ thương mại, hiệu quả kinh doanh

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007401040
Go to top