Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngRCEP và tác động đối với Philippines

RCEP và tác động đối với Philippines

rcep ph

Vào ngày 15 tháng 11 năm 2020, Hiệp hội các quốc gia thành viên Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác đối thoại đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được coi là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Hiệp định này là một hiệp ước kinh tế do ASEAN làm trung gian, trong đó Philippines là thành viên, và các đối tác đối thoại gồm có Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Siêu hiệp định thương mại tự do có các điều khoản cụ thể về thương mại hàng hóa, bao gồm các quy tắc xuất xứ; thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại; các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp; và các biện pháp phòng vệ thương mại.

Hiệp định cũng bao gồm các điều khoản về thương mại dịch vụ với các quy định cụ thể về dịch vụ tài chính; dịch vụ viễn thông; và các dịch vụ chuyên nghiệp, cũng như sự di chuyển tạm thời của các thể nhân. Ngoài ra, còn có các chương về đầu tư; sở hữu trí tuệ; thương mại điện tử; sự cạnh tranh; doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME); hợp tác kinh tế kỹ thuật; mua sắm chính phủ; và các lĩnh vực pháp lý và thể chế bao gồm giải quyết tranh chấp.

Điều khoản về tiếp cận thị trường, hiệp định đạt được tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ và mở rộng phạm vi đầu tư.

Hiệp định có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022 đối với 10 quốc gia ký kết, đó là Brunei Darussalam, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand.

Hiệp định có hiệu lực tại Hàn Quốc vào đầu tháng 02 này và sẽ có hiệu lực tại Malaysia vào tháng sau.

Lợi ích từ RCEP

Đối với Philippines, một nghiên cứu do Tiến sĩ Francis Quimba thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Philippines (PIDS) công bố cho thấy dự kiến RCEP sẽ bổ sung khoảng 2% vào tăng trưởng GDP thực tế của nước này.

Một nghiên cứu riêng biệt của Tiến sĩ Caesar Cororaton cho thấy ước tính RCEP sẽ cải thiện cán cân thương mại của Philippines lên tới 128,2 triệu đô la, tăng phúc lợi tổng thể thêm 541,2 triệu đô la và giảm tỷ lệ nghèo đói xuống 3,62% vào năm 2030.

Trong khi hiệp định dường như mang lại một số cơ hội và nhận được sự ủng hộ của các tổ chức kinh doanh và các nhóm ngành, một số nhà lập pháp và liên đoàn nông dân bày tỏ lo ngại của việc tham gia hiệp định của Philippines.

Ví dụ, Liên đoàn Hợp tác xã Nông dân Tự do Philippines đã cảnh báo rằng các ngành kinh tế chính, đặc biệt là nông nghiệp, chưa sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Allan Gepty giải thích rằng sự cạnh tranh đã tồn tại vì Philippines là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do khác.

“Nói về mặt cạnh tranh, RCEP không phải là yếu tố gì đó mới mẻ với Philippines. Nếu có điều gì đó mới trong RCEP, đó là quy mô tác động, các quy định và cam kết trong hiệp định này”, Gepty nói.

Gepty cho biết RCEP có cơ chế điều chỉnh các cam kết trong hiệp định, lưu ý rằng hiệp định cố gắng phù hợp với mức độ phát triển khác nhau của các bên tham gia RCEP.

“Có thể có những trường hợp trong đó các cam kết của RCEP cần được điều chỉnh hoặc giải quyết do những hoàn cảnh đặc biệt tác động đến nền kinh tế và các ngành công nghiệp cũng như tầng lớp nông dân. Các nhà đàm phán RCEP thừa nhận khả năng này và do đó đã kết hợp nhiều cơ chế khác nhau trong FTA (hiệp định thương mại tự do) nhằm đóng vai trò như mạng lưới an toàn để các thành viên RCEP có thể giải quyết những trường hợp này. Đây là một trong những biện pháp sẵn có đối với Philippines theo các hiệp định của WTO”, ông nói.

Trong khi hiệp định đã được Tổng thống Rodrigo Duterte phê chuẩn vào tháng 09 năm 2021, và nhiệm kỳ của Thượng viện đã kết thúc vào đầu tháng 02 mà không có sự phê chuẩn RCEP.

Điều này có nghĩa là việc phê chuẩn và sự tham gia vào hiệp định sẽ được giao cho bộ máy chính quyền tiếp theo.

Các nhà kinh tế cho rằng Philippines nên tham gia hiệp định vì đây là một trong những phần thuộc các biện pháp ưu tiên lâu dài của đất nước.

Nhà kinh tế Sonia Zhu của tổ chức Moody's Analytics chỉ ra rằng mọi thứ rất có thể sẽ chưa có gì thay đổi vì việc thực hiện các điều khoản thương mại theo RCEP cần có thời gian, nhưng việc hiệp định không được phê chuẩn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.

“Về lâu dài, việc không phê chuẩn RCEP có thể ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của Philippines đối với các nhà đầu tư nước ngoài; các khoản đầu tư dài hạn có thể bị cắt giảm bất chấp những thay đổi gần đây đối với đạo luật đầu tư nước ngoài”, Zhu nói.

Nhà kinh tế trưởng của Rizal Commercial Banking Corp. (RCBC) cũng cảnh báo rằng việc quốc gia này chậm trễ trở thành thành viên của RCEP sẽ làm mất nhiều cơ hội, chẳng hạn như khả năng gia tăng xuất khẩu và nhập khẩu, vốn rất cần thiết cho chương trình phục hồi kinh tế.

Michael Ricafort cho biết một cơ hội khác bị bỏ qua là sự gia tăng tiềm năng của các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là các khoản đầu tư từ các công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại một quốc gia thành viên RCEP, để tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn hơn từ các quốc gia thành viên khác.

“Do đó, việc trở thành thành viên của RCEP sẽ là một phần trong các biện pháp ưu tiên của đất nước nhằm hỗ trợ triển vọng phục hồi kinh tế nhanh hơn cho đất nước, bổ sung cho các biện pháp cải cách khác như Đạo luật sáng tạo, Đạo luật tự do hóa thương mại bán lẻ, Đạo luật dịch vụ công, Đạo luật đầu tư nước ngoài, tất cả nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài vào trong nước, tạo ra nhiều việc làm và các cơ hội kinh tế khác”, ông nói.

Nguồn: Manila Times

Từ khóa: RCEP, Philippines

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007386853
Go to top