Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngBất chấp phản ứng dữ dội, sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc vẫn phổ biến tại châu Phi

Bất chấp phản ứng dữ dội, sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc vẫn phổ biến tại châu Phi

Ngày càng có nhiều người thừa nhận rằng các dự án do Trung Quốc tài trợ không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế trong dài hạn nhưng các quốc gia châu Phi vẫn nhìn thấy nhiều mặt tích cực từ Trung Quốc.slide4

Vai trò của Trung Quốc đối với sự phát triển của châu Phi thường gây ra tranh cãi và tạo ra nhiều cảm xúc lẫn lộn. Vai trò của Trung Quốc có thể được định vị như một nhà cung cấp hàng hóa khu vực công, một đối tác thương mại quan trọng (mặc dù mối quan hệ này bất đối xứng) cung cấp “bẫy nợ” và là nhà đầu tư tài chính lớn nhất cho cơ sở hạ tầng tại châu Phi. Câu chuyện về khuôn khổ “Hợp tác Nam – Nam” của Trung Quốc được cho là hấp dẫn đối với các quốc gia châu Phi; trong đó nhấn mạnh đến tình đoàn kết với Khu vực phía Nam bán cầu, tạo ra cơ hội theo đuổi một mô hình phát triển thay thế cho các nước thu nhập thấp và trung bình.

Vào năm 2013, khi Trung Quốc lần đầu khởi động BRI, thường được gọi là “Đại chiến lược” (Grand Strategy) hoặc một phần mở rộng của chiến lược “Đi ra thế giới” (Go Out) của nước này, các nước châu Phi rất háo hức tham gia. BRI là một khái niệm mơ hồ không có định nghĩa chính thức; không có danh sách các tổ chức hoặc thành viên được ủy quyền, cũng như không có bất kỳ một đội ngũ nhân viên văn phòng nào. Rõ ràng, BRI được xem như một mạng lưới giao thông, năng lượng, cơ sở hạ tầng viễn thông liên lục địa rộng lớn, đi kèm với các trao đổi cho vay ngang hàng (P2P) và hợp tác tài chính. Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế của mình, Trung Quốc có thể tài trợ và xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn tại nhiều quốc gia khác nhau ở châu Phi. Việc thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng là rất quan trọng để châu Phi phát triển kinh tế bền vững, thịnh vượng. Tuy vậy, tỷ lệ đường bộ liên khu vực ở châu Phi tương đối thấp hơn so với các khu vực đang phát triển khác trên thế giới. Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB) cho thấy, số tiền cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại Châu Phi lên tới 130 - 150 tỷ USD một năm, trong đó khoảng tiền cần được tài trợ ở mức 68 – 108 tỷ USD.

Nhu cầu vốn có của các nước châu Phi là phát triển mạng lưới giao thông và cải thiện khả năng liên kết để phù hợp với các mục tiêu đã đề ra của BRI. Do đó, mặc dù một số cơ chế thế chấp cho vay của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thường được sử dụng như một chiến lược và được tính toán cẩn thận; nhiều quốc gia châu Phi vẫn được hưởng lợi từ khoản tài trợ cho vay giá trị cao của Trung Quốc để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Trung tâm nghiên cứu AidData tại Đại học William và Mary cho biết: “Các quốc gia châu Phi đã nhận được 42% trên tổng giá trị vốn ODA của Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2017”. Điều này phù hợp với đường lối, quan điểm của Bắc Kinh về việc phần lớn ngân sách viện trợ nước ngoài của nước này là dành cho khu vực châu Phi. Ethiopia, Cộng hòa Congo, Sudan, Zambia, Kenya, Cameroon, Mali và Cote d'Ivoire là những nước châu Phi nhận nhiều vốn ODA của Trung Quốc nhất.

Các nhà lãnh đạo châu Phi tiếp tục dành nhiều lời ca ngợi đối với Bắc Kinh vì đã giải quyết các nhu cầu về cơ sở hạ tầng chưa được đáp ứng. Mặc dù phải thừa nhận một sự thật rằng các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc có tạo ra các lợi ích kinh tế ngắn hạn, tuy nhiên cũng cần tính tới khả năng tồn tại và rủi ro lâu dài của các dự án này. Các dự án cơ sở hạ tầng theo BRI có thể trở thành các dự án “con voi trắng” (tốn kém, không hiệu quả, không xứng đáng với sự đầu tư). Thay vì đầu tư vào các dự án đó, cần đầu tư một cách cẩn trọng vào các dự án có khả năng tạo ra doanh thu, việc làm cho địa phương và tạo ra sự chuyển đổi kinh tế.

Do đó, khi số lượng các quốc gia châu Phi tham gia vào BRI tăng lên, Trung Quốc vấp phải nhiều phản ứng dữ dội vì dư luận xã hội. Một số quốc gia châu Phi đã ngưng các dự án BRI nổi bật hoặc đang đánh giá lại một cách khách quan xem liệu rằng lợi ích của việc tham gia BRI có lớn hơn rủi ro hay không.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm ngoái, đã có các tin đồn tràn lan về việc Trung Quốc có khả năng sẽ giảm cho vay nợ đối với châu Phi. Đại dịch càng đặt Bắc Kinh vào tình thế tồi tệ hơn khi nhiều dự án BRI gặp khó khăn trong việc triển khai và ngày càng nhiều “con nợ” tại châu Phi phải vật lộn tìm cách để trả nợ, ít nhất 21% trong đó là nợ Trung Quốc. Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Rhodium Group cho thấy rằng “1/4 hoạt động cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc gặp khó khăn”, điều này khiến các ngân hàng Trung Quốc đã phải đánh giá lại hoạt động cho vay của mình.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy những nỗ lực để sửa sai của Bắc Kinh là vào năm 2018, khi Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng quỹ BRI không được chi cho “các dự án phù phiếm”. Cùng lúc đó, các nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu hiệu chỉnh lại các thông cáo và nhấn mạnh rằng các dự án BRI trong tương lai sẽ “sạch hơn” và “xanh hơn”, mặc dù rất có khả năng sẽ xảy ra điều ngược lại.

Sự phản ứng ngày càng tăng đối với Trung Quốc và các dự án BRI

Tại nhiều nước châu Phi, nhận thức về Trung Quốc của xã hội dân sự và tầng lớp lãnh đạo có sự khác biệt rất lớn từ xa xưa. Thời gian gần đây, sự khác biệt về nhận thức đã dẫn đến việc các nước như Zambia, Nigeria, Kenya, Guinea, Sierra Leone và Cộng hòa Dân chủ Congo bị vỡ mộng. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn do bản chất thiếu minh bạch của các giao dịch có nhiều ràng buộc bởi điều khoản bảo mật trong các hợp đồng cho vay của Trung Quốc. Sự việc được phổ biến ngày càng rộng rãi là hậu quả của tâm lý bài ngoại liên quan đến virus corona, quan điểm chống đối người ngoại quốc tràn lan và sự kiện các công dân châu Phi bị đàn áp tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 4 năm 2020. Vấn đề này nhanh chóng tạo ra nhiều tranh cãi về chính trị và chắc chắn gây ra ảnh hưởng lớn đến câu chuyện Trung Quốc -Châu Phi.

Một trong những trường hợp đầu tiên của việc hủy bỏ các dự án do Trung Quốc tài trợ trên khắp châu Phi là vào năm 2018, khi Cộng hòa Sierra Leone hủy bỏ hợp đồng trị giá 400 triệu USD xây dựng sân bay Mamamah vì những lo ngại về khả năng trụ vững của nền kinh tế. Sau đó vào tháng 11 năm 2020, sau nhiều tháng vấp phải sự chống đối dữ dội từ các tổ chức xã hội dân sự và môi trường Kenya, Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã rút khỏi dự án xây nhà máy nhiệt điện than 1.050MW ở Lamu, nơi có Di sản thế giới được UNESCO công nhận là Phố cổ Lamu. Ngoài ra, kế hoạch thành lập một nhà máy sản xuất bột cá công nghiệp trong khu rừng nhiệt đới gần một bãi biển ở Sierra Leone của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương và các nhà bảo tồn. Họ gọi nhà máy này là “một thảm họa đối với sinh thái và loài người”. Một ví dụ khác là Dự án quặng sắt Simandou của Guinea đã được ký hợp đồng và phê duyệt nhà thầu vào tháng 11 năm 2019, nhưng các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục kéo dài mà không đạt được bất kỳ tiến triển nào. Các trường hợp khác gần đây bao gồm Công ty Sinohydro của Trung Quốc đầu tư 2 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng của Ghana; đổi lạiGhana dùng số tiền kiếm được từ việc bán bauxit để trả các khoản vay. Và Ghana cũng đã hủy bỏ hợp đồng phát triển hệ thống quản lý giao thông thông minh có trị giá 100 triệu USD với công ty Beijing Everyway Traffic and Lightening.

Diễn biến đáng chú ý trong vài tuần qua là tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), quốc gia có hơn 60% trữ lượng quặng cobalt của thế giới. Phần lớn lĩnh vực khai thác tại nước này đang được kiểm soát bởi các nhà đầu tư Trung Quốc. Vào tháng 5 năm 2021, Tổng thống Félix Tshisekedi ra quyết định xem xét lại các hợp đồng khai thác khoáng sản của nước này với các bên liên quan có yếu tố nước ngoài, bao gồm hợp đồng đổi cơ sở hạ tầng lấy khoáng sản có trị giá 6 tỷ USD của Trung Quốc. Điều này dẫn đến việc 06 công ty khai thác vàng ở tỉnh Nam Kivu cuối cùng đã bị đình chỉ hoạt động ngay sau các vụ mua lại doanh nghiệp bất hợp pháp, vi phạm nhân quyền và gây ra các vấn đề đáng lo ngại liên quan đến môi trường.

Tin tức tiêu cực xuất hiện trên các phương tiện truyền thông suốt nhiều tháng đã góp phần xây dựng nhận thức về việc các công ty Trung Quốc đang không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng để cung cấp các dịch vụ xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng cho cộng đồng địa phương nơi các công ty này đang hoạt động. Đáng ngạc nhiên là Mỹ, quốc gia thường nắm bắt mọi cơ hội để đả kích, nhắm vào các hoạt động của Trung Quốc tại châu Phi, lại không lên án hay có bất kỳ phản ứng nào đối với sự việc này, ngoài một số chỉ trích trên phương tiện truyền thông xã hội.

Liệu rằng có một lựa chọn nào có thể thay thế trong tương lai gần hay không?

Việc Trung Quốc đặt mục tiêu lâu dài trong việc trở thành đối tác chiến lược của châu Phi thể hiện rõ ràng thông qua việc đẩy mạnh quan hệ thương mại, giao thương, công nghệ và an ninh quân sự với nhiều nước châu Phi. Trước đây, Bắc Kinh không có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng cho ngành tài chính trên toàn cầu. Tuy nhiên, với chính quyền mới tại Nhà Trắng, chính phủ Mỹ và các đồng minh đang tìm cách phát triển một giải pháp thay thế khả thi cho BRI, thông qua sáng kiến “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (B3W) được G7 công bố vào tháng 6 năm 2021. Mặc dù đã đưa những sáng kiến như vậy, Mỹ vẫn tiếp tục coi châu Phi là nơi cạnh tranh địa chiến lược với Bắc Kinh, thay vì chỉ đặt quan hệ đối tác và ngoại giao. Điều này thật đáng tiếc vì một số nước tại châu Phi có nhận thức tốt về Trung Quốc cũng không nhiều hơn mấy với số có nhận thức tốt về Mỹ.

Khảo sát năm 2020 của tổ chức Afrobarometer tại 18 quốc gia châu Phi đã chỉ ra chính xác điều này. Các nước châu Phi đang nhìn nhận sự trợ giúp và sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại lục địa này theo hướng cạnh tích cực. Tuy nhiên, họ cũng có những lo ngại rằng dưới áp lực do đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc, có khả năng nước này sẽ cắt giảm chi tiêu các khoản tiền lớn tại châu Phi. Điều này lại giúp cho Mỹ, quốc gia có các mô hình phát triển được châu Phi ưa chuộng hơn Trung Quốc, có cơ hội để phát triển một khuôn khổ cam kết đầy hứa hẹn tại lục địa này. Bất chấp những định kiến lỗi thời, rập khuôn về lục địa này, Mỹ vẫn có nền tảng vững chắc cho quan hệ đối tác kinh tế và an ninh quan trọng ở châu Phi. Đến khi nào các nhà lãnh đạo Mỹ thực sự xuất hiện và thực hiện tốt lời hứa của mình, BRI và Trung Quốc sẽ tiếp tục là lựa chọn phổ biến tại các nước châu Phi.

Nguồn: Observer Research Foundation

Từ khóa: Trung Quốc, BRI, Châu Phi, 

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007392004
Go to top