Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngMỹ - Trung tìm cách hợp tác bên cạnh cạnh tranh chiến lược

Mỹ - Trung tìm cách hợp tác bên cạnh cạnh tranh chiến lược

Cạnh tranh chiến lược và căng thẳng Mỹ - Trung đang gia tăng. Gần đây, Trung Quốc “vũ khí hóa” thương mại với Canada và Australia - các quốc gia đã ủng hộ việc giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Một số thay đổi trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi bởi vì niềm tin đã giảm bớt và tính mập mờ tăng lên; điều đó làm tăng chi phí rủi ro của doanh nghiệp.

2021 12 13T084438Z 1074111898 RC2KDR9U5BMV RTRMADP 3 CHINA FOOD IMPORTS 400x258

Việc giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc có thể khiến Trung Quốc bị cô lập nhưng cũng sẽ khiến thế giới trở nên nghèo hơn đáng kể. Khi nền kinh tế của một nước giảm phụ thuộc vào Trung Quốc cũng có nghĩa nước đó rút lui khỏi châu Á bởi vì thương mại, đầu tư và dòng tài chính tại châu Á phụ thuộc lẫn nhau và có mối quan hệ phức tạp. Việc rút lui đó sẽ là một sai lầm trong chiến lược kinh tế, an ninh; làm suy giảm sức mạnh kinh tế, mạng lưới an ninh trong quan hệ đồng minh với Mỹ, vốn là nền tảng của an ninh khu vực Đông và Đông Nam Á.

Giảm phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với việc rút khỏi các chuỗi cung ứng phức tạp trong khu vực. Điều này sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, chính trị cho châu Á và nền kinh tế toàn cầu. Hơn 20% giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu của Trung Quốc được sản xuất phần lớn tại các nước láng giềng, 39% tổng giá trị hàng xuất khẩu đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn 90% thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc đến từ các công ty tư nhân hoặc có vốn đầu tư nước ngoài.

Cái giá đầu tiên phải trả của một khu vực khi tách khỏi nền kinh tế châu Á có liên kết với Trung Quốc sẽ rất lớn: chẳng hạn, thu nhập của ASEAN giảm ngay lập tức hơn 11%. Đầu tư và thương mại của Nhật Bản (đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc), Hàn Quốc và các nước khác ở châu Á sẽ bị suy giảm. Không phóng đại khi nói rằng, sự ổn định và thịnh vượng của khu vực có liên quan đến các kết quả đầu tư này. Việc tách rời khỏi Trung Quốc không chỉ gây thiệt hại cho tất cả các nền kinh tế ở châu Á, sự sụp đổ của hoạt động thương mại sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ về chính trị trong khu vực.

Ngay cả Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cũng kêu gọi tái hợp tác với Trung Quốc. Họ nói Trung Quốc là một phần quá lớn của nền kinh tế thế giới và khó để có thể tách rời. Thương mại của Mỹ với Trung Quốc và đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đang tăng lên. Điều đó cho thấy, chiến lược đối phó với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Biden vẫn chưa rõ ràng, chưa biết sẽ giải quyết vấn đề ở đâu, như thế nào.

Cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc cũng là một trận chiến tại Washington, các đảng phái của mọi sắc tộc giờ đây đã bắt đầu tập hợp. Trung Quốc luôn sẵn sàng tham gia cuộc chiến, dù ở bất cứ nơi đâu và hậu quả còn chưa lường trước được. Thật vậy, việc tìm cách hợp tác để củng cố lại trật tự, hạn chế cạnh tranh chiến lược để tăng hiệu suất kết quả được xem như là một nhiệm vụ mà 2 quốc gia lớn này cần làm; thậm chí họ phải tạm bỏ qua những kế sách của riêng mình.

Trong bài báo chính của tuần này, Dong Wang lập luận rằng “các tầm nhìn khác nhau về trật tự trong khu vực cần được hài hòa và cần phát triển một tầm nhìn rộng lớn, bao trùm hơn về trật tự đó”.

Những tầm nhìn đối nghịch nhau về trật tự khu vực trong tương lai đã được thể hiện vào tháng 9 năm ngoái. Vào cùng thời gian đó, các nhà lãnh đạo của Úc, Vương quốc Anh và Mỹ công bố thỏa thuận an ninh quốc phòng AUKUS còn Trung Quốc chính thức nộp đơn đăng ký gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Wang lập luận rằng “trật tự khu vực trong tương lai phải bao gồm hợp tác và hội nhập, thay vì loại trừ và cạnh tranh lẫn nhau”. Wang cho rằng, việc nộp đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc nên được xem xét theo hướng đó và là một cơ hội tốt không nên từ chối để phục hồi hệ thống thương mại toàn cầu và khu vực.

Tuân thủ CPTPP góp phần làm rõ hơn các cam kết về mở cửa thị trường, các quy tắc chung trong hệ thống thương mại khu vực và nâng cao các tiêu chuẩn thương mại giữa các bên tham gia. Hiệp định thương mại gồm 30 chương với các điều khoản về tiêu chuẩn lao động và môi trường, mua sắm chính phủ, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước (SOEs) và các công ty độc quyền được chỉ định, sở hữu trí tuệ và đầu tư. Các nguyên tắc và quy tắc về thương mại điện tử trong khu vực, bao gồm các điều khoản liên quan đến quyền riêng tư của dữ liệu cá nhân và chuyển dữ liệu xuyên biên giới, được quy định trong chương thương mại điện tử của hiệp định thương mại.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ hạn chế ban hành các cải cách để đáp ứng các cam kết được quy định trong CPTPP, nhưng việc Trung Quốc xin gia nhập và chấp nhận thực hiện các thách thức đó sẽ được các thành viên CPTPP và cả cộng đồng thương mại toàn cầu hoan nghênh.

Chính quyền địa phương của Trung Quốc có thể miễn cưỡng cải cách các doanh nghiệp nhà nước và chính sách cạnh tranh. Việc này làm ảnh hưởng đáng kể đến chính sách việc làm và đòi hỏi một phí tổn chính trị trong ngắn hạn lớn hơn.

Thành công của Việt Nam và Malaysia trong nội dung “sắp xếp lại kỷ luật tại các doanh nghiệp nhà nước và các công ty độc quyền được chỉ định” trong hiệp định CPTPP khó có thể được áp dụng tại Trung Quốc: tỷ lệ trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước của chính phủ Trung Quốc hoàn toàn khác. Các cơ quan quản lý trong lĩnh vực kỹ thuật số của Trung Quốc cũng cần phải chuẩn bị để phù hợp với các quy định của CPTPP về quyền riêng tư của dữ liệu cá nhân và việc truyền dữ liệu xuyên biên giới như cách mà họ giải quyết vấn đề quản trị dữ liệu tại nhà.

Thực hiện các nhiệm vụ cải cách kinh tế của Trung Quốc sẽ rất quan trọng để giúp thúc đẩy và hiện thực hóa, lan tỏa tác động tích cực từ sự tăng trưởng của Trung Quốc tới tăng trưởng của khu vực trong tương lai và sự thịnh vượng chung của khu vực phụ thuộc đáng kể vào sự tăng trưởng này.

Như Wang đã nói, hoạt động thương mại khi bị chính trị hóa, vũ khí hóa và tái cơ cấu quá mức đang phá hủy sự thịnh vượng chung của khu vực. Đàm phán về việc Trung Quốc gia nhập CPTPP khó có bước tiến triển nếu các vấn đề Trung Quốc chèn ép thương mại không được giải quyết cụ thể và đúng nguyên tắc (Trung Quốc đang chèn ép thương mại với Úc, Canada, Nhật Bản và các nước này là các thành viên sáng lập CPTPP).

Sự coi thường của Mỹ đối với các thể chế đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bắt đầu từ thời của cựu tổng thống Donald Trump đã khiến WTO – hệ thống hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc bị đe dọa. Việc đàm phán gia nhập CPTPP là cơ hội vàng để Trung Quốc xây dựng một lộ trình mới nhằm xây dựng lòng tin vào cam kết của nước này đối với hệ thống dựa trên luật lệ đa phương. Do đó, việc gia nhập còn có ý nghĩa chiến lược sâu xa hơn đơn giản chỉ là tham gia vào một hiệp định thương mại khu vực.

Sự quan tâm của Trung Quốc trong việc gia nhập CPTPP cũng làm cho Mỹ suy nghĩ đến việc nối lại cam kết kinh tế ở châu Á mà nước này vẫn đang từ bỏ. Như Wang đã nói, điều này “sẽ đòi hỏi cả Washington và Bắc Kinh phải từ bỏ tâm lý một mất một còn và thay vào đó là nhận thức được quyền lực là một trò chơi mà 2 bên đều thu được lợi ích”.

Nếu Trung Quốc quyết tâm để đàm phán thành công thì đó là một chiến lược chứng minh được hiệu quả của bước đi đầu tiên trong quan hệ hợp tác với Mỹ và việc này không chỉ là giúp thúc đẩy thương mại khu vực, giữ ổn định cho hệ thống thương mại toàn cầu mà sẽ mang lại cho các nước Đông Á - Thái Bình Dương và nền kinh tế toàn cầu nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa.

Nguồn: Diễn đàn Đông Á

Từ khoá: CPTPP, chiến lược, cạnh tranh, cải cách kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007387971
Go to top