Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngSri Lanka và Bangladesh nên ký Hiệp định thương mại tự do

Sri Lanka và Bangladesh nên ký Hiệp định thương mại tự do

Sri Lanka và Bangladesh nên thiết lập Hiệp định Thương mại Tự do càng sớm càng tốt để đảm bảo lợi ích kinh doanh của mình. Sri Lanka và Bangladesh là các nước Nam Á cùng chia sẻ một số nền tảng kinh tế chung. Sri Lanka và Bangladesh đều là thành viên của Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi SAARC (SAPTA), Khu vực Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA). Hai nước cũng là thành viên của Hệ thống Ưu đãi Thương mại Toàn cầu (GSTP), Hiệp định Thương mại châu Á- Thái Bình Dương (APTA), và Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC).

c 113

Nhưng cả Sri Lanka và Bangladesh vẫn cần một Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi song phương (PTA) để thúc đẩy thương mại và tính kết nối để đảm bảo lợi ích chung lớn hơn. Đây sẽ là tiến trình song phương lớn cho thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Bangladesh luôn bày tỏ mong muốn ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Colombo nhằm khai thác tiềm năng của thương mại song phương giữa Bangladesh và Sri Lanka. Nếu ký FTA mất một thời gian dài thì hai nước sẽ ký một thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA) trước. Thỏa thuận PTA sẽ bắt đầu với một danh sách sản phẩm ngắn và có thể mở ra cơ hội cho thương mại, đầu tư và du lịch trong tương lai. Nhưng trước mắt Bangladesh và Sri Lanka nên ký một thỏa thuận thương mại ưu đãi để khai thác tiềm năng chưa được tận dụng của cả hai nước. Bangladesh và Bhutan đã ký một PTA vào ngày 6/12/2020. Hiện nay, cả Bhutan và Bangladesh đều đang hưởng lợi từ PTA này.

Cả hai nước nên ưu tiên việc tận dụng tiềm năng thương mại lớn thông qua hiệp định thương mại song phương. Cả hai có thể tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh lực bao gồm dược phẩm, CNTT, nông nghiệp, an ninh hàng hải, và quản lý thảm họa. Bangladesh bày tỏ sự quan tâm đến việc cung cấp khóa đào tạo cho người lao động Sri Lanka trong các nhóm ngành nghề như trồng lúa, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý thảm họa và công nghệ thông tin, đồng thời kêu gọi Colombo cũng mở rộng các chương trình tập huấn cho lao động Bangladesh về khai thác thủy hải sản và điều dưỡng.

Theo dữ liệu của Cục Xúc tiến Xuất khẩu năm 2019, khối lượng thương mại hàng năm giữa Bangladesh và Sri Lanka là khoảng 130 triệu USD. Trong số này, Sri Lanka xuất khẩu 98,6 triệu USD hàng hóa và Bangladesh là khoảng 37 triệu USD. Khối lượng thương mại này có thể gia tăng nhanh chóng nếu Sri Lanka và Bangladesh ký hiệp định thương mại càng sớm càng tốt. Các nhà đầu tư Sri Lanka có thể đầu tư nhiều hơn vào các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp và khu công nghệ cao.

Bangladesh có thể chia sẻ với Sri Lanka kinh nghiệm về lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, kinh nghiệm ứng phó khẩn cấp, quản lý thảm họa, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bangladesh có thể tiếp thu kiến thức từ Sri Lanka trong việc đánh bắt thủy hải sản ven bờ, nuôi trồng thủy sản, văn hóa hàng hải và đánh bắt xa bờ. Trong lĩnh vực giáo dục, cả hai nước cần có sự hợp tác thể chế hóa hơn trong việc nâng cao năng lực, đào tạo nghề và phát triển kỹ năng.

Về lĩnh vực y tế, Bangladesh có thể tập trung đào tạo chất lượng cao cho các y tá Bangladesh và các chuyên gia y tế khác ở Sri Lanka. Sri Lanka có thể hưởng lợi rất nhiều khi được phép nhập khẩu dược phẩm và thiết bị y tế chất lượng cao với số lượng lớn hơn. Về cơ bản, cả Bangladesh và Sri Lanka đều có lợi từ việc chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế và giáo dục vì lợi ích chung.

Bangladesh đang tiến lên trên con đường phát triển nhanh chóng. Sri Lanka nên ký kết một hiệp định thương mại với nước này để đảm bảo lợi ích kinh doanh tối đa của mình. Bangladesh sản xuất hàng may mặc, dược phẩm, xi măng, giấy, đồ điện và sợi đay; đây cũng là những mặt hàng có nhu cầu cao tại Sri Lanka.

Bangladesh và Sri Lanka nên xác định các lĩnh vực đầu tư tiềm năng, bao gồm các lĩnh vực về công nghệ thông tin, nông nghiệp, y tế, giáo dục, du lịch và dịch vụ để khai thách tiềm năng chưa được tận dụng. Các nhà đầu tư của hai nước cần trao đổi kinh nghiệm về xu hướng phát triển của từng nước trong thời gian tới.

Các cuộc đàm phán FTA với Bangladesh đã được tiến hành kể từ năm 2013 và việc ký kết một FTA đồng nghĩa với việc hoàn thành cuộc đàm phán này. FTA dự kiến sẽ cho phép cả hai nước vượt qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang tồn tại và gây cản trở đối với thương mại giữa hai nước.

Việc ký kết PTA và FTA sẽ giúp Bangladesh và Sri Lanka giải quyết các thách thức trong lĩnh vực thương mại. Các thỏa thuận thương mại ưu đãi sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu đáng kể. Bangladesh cũng cần phải ký một số PTA và FTA để hưởng ưu đãi dành cho nước kém phát triển trước khi trở thành nước đang phát triển. Trước đó, cả Bangladesh và Sri Lanka đều đã đồng ý ký kết thỏa thuận này.

Năm 2017, cả hai nước đã hoàn thành các bước chuẩn bị theo yêu cầu để ký một hiệp định thương mại tự do (FTA)- nhưng sáng kiến này vẫn không đi tới đâu do các vấn đề nội tại. Hiện tại, cả hai nước nên ưu tiên cho PTA. Ở mức độ nào đó, hiệp định FTA thì rất khó đạt được. Một số vấn đề, bao gồm các hạn chế về mặt lợi ích cũng bao gồm trong FTA do tất cả các sản phẩm của hai nước theo FTA đều được hưởng ưu đãi thuế quan. Bangladesh và Sri Lanka đã ký 6 Biên bản ghi nhớ (MoU) để nâng cao năng lực hợp tác song phương giữa hai quốc gia Nam Á này. Hiện tại, những gì Sri Lanka và Bangladesh nên làm là ký một PTA càng sớm càng tốt để khai thác tiềm năng của nhau. Sau đó, Bangladesh và Sri Lanka sẽ dễ dàng ký kết một FTA hơn.

Sri Lanka có vị trí thuận lợi trong ngành công nghiệp may mặc giá trị gia tăng, các hãng tàu và cảng nước sâu, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin truyền thông và đội ngũ kỹ thuật lành nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, Bangladesh có lợi thế trong ngành dệt may, lực lượng lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực may mặc, sản xuất nông nghiệp, thực phẩm chế biến và lao động nhập cư. Bangladesh sẽ hưởng lợi rất nhiều nếu ký FTA với Sri Lanka, vì một phần hàng xuất khẩu và nhập khẩu đều thông qua cảng Colombo. Sri Lanka cũng sẽ hưởng lợi từ việc ký thỏa thuận thương mại. Mặc dù, ký kết một hiệp định FTA thì thường phức tạp, một cuộc đàm phán ngoại giao hiệu quả thông qua đối thoại có thể giúp tháo gỡ các trở ngại. Vì vậy, Sri Lanka và Bangladesh nên ký kết một PTA để khai thác tiềm năng và tạo cơ hội để ký một FTA sau này. Sri Lanka và Bangladesh đều sẽ hưởng lợi từ việc ký PTA này.

Nguồn: Eurasia Review

Từ khóa: quan hệ Bangladesh- Sri Lanka, PTA, FTA

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007392595
Go to top