Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Trung QuốcTrung Quốc thiếu nông sản, Việt Năm tăng tốc đón thị trường

Trung Quốc thiếu nông sản, Việt Năm tăng tốc đón thị trường

01.09-11

Trung Quốc chịu tác động nặng nề của lũ lụt ở nhiều địa phương, diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dự báo, nhu cầu nhập khẩu nông sản, thực phẩm của Trung Quốc sẽ tăng đáng kể và đây là cơ hội tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản vụ Đông, đặc biệt là nhóm rau, củ.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), vụ Đông năm 2020, Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu diện tích canh tác đạt khoảng 430.000 - 450.000ha, tăng khoảng 10 - 20% so với vụ Đông năm 2019.

Sản lượng phấn đấu đạt 4,6 - 4,9 triệu tấn (tăng 10 - 15% sản lượng so với vụ Đông 2019). Tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt khoảng 34.000 - 36.000 tỷ đồng, trung bình giá trị sản xuất đạt khoảng 75 triệu đồng/ha.

Việc Bộ NN&PTNT chủ động tăng diện tích vụ Đông năm 2020 dựa trên những thuận lợi về mặt thị trường. Cụ thể, thời gian qua, Trung Quốc chịu tác động nặng nề của lũ lụt ở nhiều địa phương, diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chưa thể khắc phục kịp khả năng sản xuất.

Theo dự báo, nhu cầu nhập khẩu nông sản, thực phẩm của Trung Quốc sẽ tăng đáng kể và đây là cơ hội tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản vụ Đông, đặc biệt là nhóm rau, củ.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, từ đầu năm đến nay, khu vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro, nguy cơ kép, đó là vừa chịu tác động của dịch Covid-19, vừa phải đối phó với dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thiên tai bất thường.

Trong hoàn cảnh đó, ngành nông nghiệp vẫn đặt ra 2 mục tiêu phải tổ chức sản xuất lương thực và thực phẩm tốt để vừa đảm bảo lương thực thực phẩm cho 100 triệu dân vừa đảm bảo xuất khẩu.

Về lương thực, với đặc thù đất nước 100 triệu dân, trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, nếu không có sản lượng cao nhất thì sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Điều đáng mừng là đến nay đã tổ chức khá thành công với tổng diện tích đã gieo cấy 6,7 triệu ha.

"Ở các tỉnh phía Bắc, phải tập trung cho được sản xuất vụ Đông, vì thiên nhiên ưu đãi cho 31 tỉnh, thành phố có mùa đông lạnh. Đây là lợi thế để Việt Nam làm được cây vụ Đông. Bởi vì vụ Đông thời gian sản xuất ngắn nhưng giá trị kinh tế cao, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh… Nếu tổ chức sản xuất tốt thì 200 – 300 triệu đồng/ha là nằm trong tầm tay", người đứng đầu ngành nông nghiệp nói.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đặc biệt nhấn mạnh vấn đề Trung Quốc bị mưa lũ lịch sử hàng trăm năm mới có, kéo theo đó thực phẩm (đặc biệt là rau màu) sẽ bị thiếu, cần tận dụng cho được lợi thế này.

Từ đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các doanh nghiệp vào cuộc, địa phương chủ động lựa chọn cơ cấu giống cây trồng, chuyển đổi đất trồng lúa, vùng hạn mặn… để đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông… Các doanh nghiệp cố gắng sát cánh cùng bà con trong tiêu thụ nông sản.

Trên thực tế, do chủ động điều chỉnh lịch thời vụ nên lúa vụ mùa 2020 tại các tỉnh phía Bắc thu hoạch sớm hơn so với trung bình nhiều năm 5-7 ngày, là điều kiện thuận lợi để giải phóng đất làm cây vụ Đông ưa ấm.

Bộ NN&PTNT định hướng các địa phương phát triển vụ Đông 2020 theo chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, hiệu quả, nâng cao chuỗi giá trị và phát triển bền vững.

Vụ Đông là vụ sản xuất quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo. Vì vậy, cần xác định rõ đối tượng cây trồng, cơ cấu giống, các biện pháp kỹ thuật, chế biến phù hợp để tập trung chỉ đạo.

"Từng tỉnh căn cứ vào diện tích thu hoạch, điều kiện nguồn nước, đất đai chủ và thị trường, chủ động bố trí thời vụ, diện tích với cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm đảm bảo đạt diện tích sản xuất vụ Đông tối đa nhưng phải đảm bảo chắc ăn và hiệu quả kinh tế", ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt nhấn mạnh.

Vụ đông năm 2020 bên cạnh các nhóm cây trồng chủ lực như: Ngô, đậu tương, khoai lang, khoai tây, rau đậu các loại sẽ tập trung phát triển mạnh ngô sinh khối cho chăn nuôi đại gia súc; nhóm rau có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại một số thị trường truyền thống.

Trồng rải vụ đối với cây rau, mở rộng diện tích các đối tượng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định như: Dưa chuột bao tử, ớt, bí xanh, bí ngô, khoai tây chế biến, cây dược liệu, các loại nấm ăn, nấm dược liệu...

Nguồn: Báo Hải quan

Từ khóa: Trung Quốc, thiếu, nông sản, Việt Năm, tăng tốc, đón, thị trường

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007392504
Go to top