Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Trung QuốcGiao thương với Trung Quốc: làm sao để được hưởng lợi?

Giao thương với Trung Quốc: làm sao để được hưởng lợi?

cua khau lao cai

Các thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều nhưng tới nay mức độ tận dụng những thỏa thuận trên của doanh nghiệp Việt Nam rất thấp. Để hưởng lợi từ việc này, theo các chuyên gia, việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là đáp ứng được quy tắc xuất xứ.

Thêm cửa ngõ tiếp cận

Ngày 12-11-2017, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hồng Kông đã ký các hiệp định thương mại tự do và đầu tư nhằm tăng cường hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế giữa hai khu vực. Đó là Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư ASEAN - Hồng Kông (AHKIA) sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2019.

Theo AHKFTA, đối với thương mại hàng hóa, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 75% dòng thuế theo lộ trình 10 năm, 10% dòng thuế theo lộ trình 14 năm. Phía Hồng Kông cam kết loại bỏ hoàn toàn thuế quan đối với 100% dòng thuế ngay khi hiệp định này có hiệu lực. Ngoài ra, hai bên còn cam kết về mặt kỹ thuật, minh bạch thông tin, tham vấn, công nhận lẫn nhau về hàng rào kỹ thuật và biện pháp kiểm dịch động thực vật.

Đây là hiệp định sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tiếp cận với thị trường Trung Quốc thông qua Hồng Kông, đặc khu hành chính của Trung Quốc.

Theo trang asianbriefing, kể từ năm 2012, hàng hóa có nguồn gốc từ ASEAN xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua Hồng Kông đã tăng với tỷ lệ trung bình 6,4% mỗi năm. Trong năm 2016, 12% thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, với giá trị lên tới hơn 54 tỉ đô la Mỹ, được thực hiện thông qua Hồng Kông.

Bên cạnh đó, vì tất cả các quốc gia thành viên ASEAN cũng là nền kinh tế đồng hành cùng Sáng kiến vành đai, con đường (BRI) của Trung Quốc, nên mối quan hệ gần gũi giữa Hồng Kông và ASEAN sẽ giúp các doanh nghiệp nước ngoài khai thác các cơ hội kinh doanh từ sáng kiến này.

Tại hội thảo “Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc và Hồng Kông: Làm thế nào để doanh nghiệp được hưởng lợi”, TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES) của VEPR cho hay, Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng của mình trong các nước ASEAN. Chỉ khoảng 3-4 năm trở lại đây, khi nhiều sáng kiến kinh tế được đưa ra, đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tăng vọt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và kinh tế.

Mỗi năm Trung Quốc cung cấp khoảng bảy tỉ đô la Mỹ phát triển tài chính, 70 - 100 tỉ đô la Mỹ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho Việt Nam với điều kiện tiếp cận vốn của Trung Quốc tương đối đơn giản.

“Các hội thảo mà tôi tham gia trong năm vừa qua hầu như đều liên quan tới chủ đề các nước ASEAN phản ứng như thế nào với các sáng kiến kinh tế của Trung Quốc. Hầu hết các nước trong ASEAN có cơ quan đầu mối để nghiên cứu riêng về sáng kiến này”, ông Thành nói. Ông cho biết thêm: “Thậm chí tôi còn nhận được câu hỏi tác động của BRI đến thị trường bất động sản TPHCM”. Điều này để minh chứng những sáng kiến của Trung Quốc ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế trong nước.

Tuy nhiên, khi thực hiện những dự án đầu tư của Trung Quốc, cần đặc biệt lưu ý tới nhiều rủi ro, trong đó có yếu tố về môi trường, lao động cũng như tham nhũng.

Làm sao để hưởng lợi?

AHKFTA vừa được ký kết giữa ASEAN và Hồng Kông chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh tổng thể về các thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cũng tại hội thảo trên, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho hay thương mại giữa hai nước còn dựa trên Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đã có hiệu lực và nhiều thỏa thuận thương mại biên giới khác, chưa kể thỏa thuận ở góc độ hai Đảng. Theo đó, hai nước cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu đối với đa số mặt hàng từ 1-1-2018.

Ngoài ra, Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam và Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 9-2016 quy định hoạt động thương mại của doanh nghiệp, thương nhân và cư dân biên giới được thực hiện qua các cửa khẩu và chợ biên giới đất liền thuộc bảy tỉnh của Việt Nam và hai tỉnh của Trung Quốc…

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ khổng lồ, là nước láng giềng duy nhất có chung biên giới đất liền và biển với Việt Nam, cùng với một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) đồng bộ đã được ký kết, đó là những điều kiện vô cùng thuận lợi để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc. Nhưng đáng buồn là tới nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được nhiều cơ hội từ thị trường này. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tỷ lệ tận dụng Hiệp định thương mại tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA) của Việt Nam chỉ ở mức 31%, tức trong số 22 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2016 thì chỉ 6,8 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu sử dụng chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi.

Vậy làm sao để được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc? Theo bà Bùi Kim Thùy, Phó trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cách duy nhất là hàng hóa phải đáp ứng quy tắc xuất xứ được thiết kế trong mỗi FTA. Khi hàng hóa đáp ứng được quy tắc xuất xứ ưu đãi thì sẽ được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin C/O) ưu đãi và được hưởng thuế quan ưu đãi. Khi doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi này thì các lợi ích mà các FTA đem lại sẽ là thúc đẩy sản xuất, xuất - nhập khẩu của các nước thành viên, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các thành viên FTA đó.

Do đó, theo bà Thùy, các FTA là thuận lợi nếu doanh nghiệp nắm vững và đáp ứng được quy tắc xuất xứ của chuỗi cung ứng sản xuất khu vực, toàn cầu, nhưng nó sẽ là thách thức nếu doanh nghiệp không đáp ứng hoặc không lựa chọn được đúng quy tắc xuất xứ, không chủ động tìm nguồn cung đầu vào có hàm lượng kỹ thuật cao trong thành phần.

Còn đối với việc giao thương với Trung Quốc qua đường biên mậu, mà chủ yếu là nông sản, vốn gặp nhiều vấn đề trong thời gian qua, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, là do cơ sở hạ tầng biên giới của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nên khi việc thông quan trục trặc là gần như hàng nông sản phải bỏ đi vì không bảo quản được.

Hơn nữa, Trung Quốc thường xuyên thay đổi chính sách biên mậu trong khi cơ chế để thông báo chính sách này tới thương nhân trong nước là rất hạn chế. “Thực tế, không phải lúc nào Trung Quốc cũng gây khó khăn. Ví dụ, họ đã mở bốn cửa khẩu riêng chỉ để phục vụ cho nông sản, hay Trung Quốc còn có đường sắt riêng chở nông sản bảo quản lạnh để có thể vận chuyển vào trực tiếp thị trường nội địa”, bà Trang nói.

Cuối cùng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ ưu tiên tận dụng thương mại biên mậu, thương mại tiểu ngạch, sử dụng cư dân biên giới vận chuyển hàng hóa để được miễn thuế, không theo hợp đồng thương mại thông thường nên rủi ro cao. Do đó, đây là những vấn đề cần phải được khắc phục trong thời gian tới. 

Nhận diện rủi ro khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Trung Quốc

Khi hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp rủi ro do khác biệt quan niệm về giá trị; rủi ro trong việc đánh giá, tìm hiểu chủ thể của đối tác vì cũng là một doanh nghiệp Trung Quốc nhưng họ có thể sử dụng nhiều chủ thể khác nhau trong việc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam.

Hơn nữa doanh nghiệp Việt Nam cũng phải hiểu rõ được thành ý, năng lực thực sự của doanh nghiệp Trung Quốc trong quan hệ giao dịch, nếu không thì có thể gặp các rủi ro về mặt điều kiện giao hàng, năng lực tài chính, về tiến độ và những rủi ro khác trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra, cần lưu ý là Trung Quốc có những doanh nghiệp rất lớn nhưng cũng có những doanh nghiệp rất nhỏ. Do đó, chúng ta phải hiểu được thẩm quyền thông qua các giao dịch đó là ai. Có thể người đứng ra ký hợp đồng giao dịch đó chưa chắc là người có thẩm quyền quyết định mặc dù về hình thức hợp đồng thì người đó có thể là người đại diện theo pháp luật.

Về hình thức hợp đồng, doanh nghiệp cần lưu ý rằng đối với hợp đồng cần công chứng, chứng thực hoặc cần đăng ký giao dịch thì đừng chủ quan mà phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định của pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp cũng cần lưu ý về mặt ngôn ngữ, vì doanh nghiệp Trung Quốc có thể giỏi tiếng Anh nhưng họ vẫn thích dùng ngôn ngữ bản địa. Do đó, khi giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc, nên cố gắng sử dụng ngôn ngữ thật dễ hiểu. Khi trong hợp đồng quy định song ngữ thì nên có một quyết định cụ thể trong việc lựa chọn ngôn ngữ nào được sử dụng khi giải quyết tranh chấp.

Cuối cùng, doanh nghiệp cũng nên lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng thường chỉ chú ý về điều kiện thương mại, không chú ý đến điều kiện pháp lý. Do đó, nên có điều khoản về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hoặc tòa án.

Khi giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc cần phải dự liệu được rủi ro và những biện pháp giải quyết rủi ro đó như vậy mới có thể có được giao kết và thực hiện hợp đồng có hiệu quả.

Ông Bùi Văn Thành, Hội đồng Khoa học và Pháp lý, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Trưởng văn phòng Luật sư Mặt trời mới

Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn

Từ khóa: giao thương, Trung Quốc, làm sao, hưởng lợi

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007371278
Go to top