Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường khácAlgeria có quy định về ngoại thương như thế nào?

Algeria có quy định về ngoại thương như thế nào?

x1651 qte.jpgqrt20201126091652.pagespeed.ic.uCKmhUkuXj

Algeria chưa phải là thành viên của WTO nên thuế nhập khẩu cao, trung bình là 50% (gồm cả thuế VAT) trừ hàng hóa các nước tham gia FTA với quốc gia này (FTA Algeria-EU, FTA khu vực Ả rập…). Chính sách thương mại của Algeria thường hay thay đổi, mang tính bảo hộ cao.

Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thêm thông tin về chính sách ngoại thương của Algeria, Thương vụ Việt Nam tại Algeria giới thiệu các quy định xuất nhập khẩu hiện hành của quốc gia Bắc Phi này.

Theo luật của Algeria, về nguyên tắc chung, các hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện tự do trừ đối với các sản phẩm làm tổn hại đến an ninh, trật tự công cộng và đạo đức, giống như đã được chấp nhận rộng rãi trong thương mại quốc tế. Luật số 15-15 ngày 15/7/2015 đã sửa đổi, bổ sung pháp lệnh ngày 19/7/2013 liên quan đến những quy định chung áp dụng cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Việc nhập khẩu một số mặt hàng được xem là nhạy cảm (thuốc men, trang thiết bị viễn thông…) phải được sự đồng ý trước của các cơ quan có thẩm quyền sở tại. Trang web của Bộ Thương mại https://www.commerce.gov.dz/ cung cấp chi tiết những quy định hiện hành cũng như hướng dẫn xuất nhập khẩu với các bước phải thực hiện để có được giấy phép cần thiết cho việc nhập khẩu các sản phẩm.

Mặt khác, luật 15-15 cũng đưa ra các biện pháp hạn chế về số lượng hoặc chất lượng và các biện pháp kiểm soát sản phẩm xuất nhập khẩu thông qua việc thiết lập chế độ giấy phép.

Những biện pháp này được thực hiện đặc biệt nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt bằng cách hạn chế sản xuất hoặc tiêu thụ để bảo đảm cho ngành công nghiệp chế biến trong nước đủ nguồn nguyên liệu sản xuất tại chỗ.

Nghị định thi hành số 15-306 ngày 6/12/2015 quy định những điều kiện và thể thức áp dụng các chế độ giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm và hàng hóa. Các sản phẩm và hàng hóa nhập khẩu trong khuôn khổ chế độ giấy phép phải xin phép trước được gọi là «giấy phép nhập khẩu» mà đơn xin có thể được các doanh nghiệp liên quan nộp tại các sở thương mại thuộc các tỉnh có thẩm quyền về mặt lãnh thổ. Theo điều 9 của nghị định này, Bộ Thương mại đã đưa ra thông báo đầu tiên số 01-2017 về việc mở các hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm và hàng hóa cần giấy phép nhập khẩu cho năm 2017.

Năm 2018, các hoạt động nhập khẩu hàng hóa được thực hiện một cách tự do theo các quy định của pháp lệnh số 03-04 ngày 19/7/2003 đã được sửa đổi, bổ sung liên quan đến các quy tắc chung áp dụng cho hoạt động nhập và xuất khẩu hàng hóa cũng như các hoạt động được quy định trong luật tài chính 2018.

Tuy nhiên, năm 2018 được đánh dấu bằng việc chính phủ đưa ra những biện pháp đặc thù áp dụng cho việc nhập khẩu một số mặt hàng. Luật tài chính 2018 đã mở rộng danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ nội địa (TIC) với tỷ suất là 30% cho 10 nhóm hàng thành phẩm là: Cá hồi, trái cây khô không vỏ và các loại trái cây sấy khác, gia vị, bánh kẹo, các chất có nguồn gốc từ chiết xuất và tinh dầu (dạng lỏng và dạng khác), modem và bộ giải mã kỹ thuật số, máy cảnh báo hỏa hoạn và máy vi tính.

Luật cũng nâng thuế hải quan đối với 32 nhóm hàng thành phẩm như hạt hướng dương, sản phẩm bằng chất dẻo, lò nướng, máy lọc nước, máy lọc đồ uống, máy lọc dầu khoáng, bộ phận lọc không khí, máy nâng, cầu lăn, cổng di động, thiết bị tin học, máy tính xách tay và máy tính bảng, đầu đọc bộ nhớ, thiết bị ghi nhớ, bộ phận xử lý trung tâm và máy chủ, thiết bị phục vụ đường ống, bộ phận làm modem và điện thoại, thẻ giải mã, máy kết nối, cáp điện, thùng đựng rác, thùng dùng cho máy kéo và xe tải, xe moóc làm lạnh, sản phẩm làm từ đỗ lạc, mứt, thiết bị dùng cho vòi nước, máy biến thế điện, thức ăn bổ sung, soda và nước khoáng, pin, ắc quy, điện thoại, điện thoại di động và đồ uống.

Mặt khác, nghị định ngày 8/4/2019 áp dụng nghị định thi hành số 18-230 ngày 25/9/2018 xác định những thể thức soạn thảo và ấn định danh mục gần 1000 mặt hàng chịu thuế phòng vệ bổ sung tạm thời với các tỷ suất dao động từ 30% đến 120% (https://www.commerce.gov.dz/avis/liste-des-marchandises-soumises-au-droit-additionnel-provisoire-de-sauvegarde-et-les-taux-correspondants).

Nghị định thực thi số 19-02 ngày 24/1/2019 sửa đổi nghị định số 19-02 ngày 7/1/2018 quy định rõ các mặt hàng chịu chế độ hạn chế nhập khẩu với mục tiêu tạm ngừng nhập khẩu các loại xe như máy kéo, xe ô tô chở từ 10 người chở lên; xe du lịch và các xe khác chủ yếu thiết kế để chở người; xe ô tô chở hàng; xe ô tô sử dụng đặc biệt.

Các điều kiện và thể thức kiểm tra tại biên giới về sự hợp chuẩn của sản phẩm nhập khẩu được quy định tại nghị định thực thi số 05-467 ngày 10/12/2005. Việc kiểm tra này được thực hiện trước khi thông quan trên cơ sở kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường, có thể lấy mẫu và trên cơ sở hồ sơ do nhà nhập khẩu hoặc người đại diện gửi cho thanh tra hải quan, bao gồm :

  • Tờ khai nhập khẩu sản phẩm
  • Sao y bản chính trích lục Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Sao y bản chính hóa đơn
  • Và bản gốc mọi chứng từ theo quy định liên quan đến sự phù hợp của các sản phẩm nhập khẩu (kể cả chứng nhận hợp chuẩn).
  • 1 giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) bắt buộc đối với mỗi hoạt động nhập khẩu (trừ các sản phẩm đòi hỏi chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc động vật và một giấy phép kỹ thuật cấp trước).

Đội kiểm định sẽ cấp trong vòng 48h một giấy phép chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận sản phẩm. Doanh nghiệp nhập khẩu có thể khiếu nại quyết định này.

Đối với hàng tiêu dùng của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và các nước Ả rập nhập khẩu vào Algeria, thuế quan đã giảm đáng kể từ khi Hiệp định liên kết với EU (một dạng FTA) và Hiệp định khu vực tự do mậu dịch Ả rập có hiệu lực. Hiện tại, tỷ suất thuế quan dao động từ 0% đối với các mặt hàng thiết yếu, 5% đối với nguyên liệu thô, 15% đối với bán thành phẩm dùng cho việc chế biến và đến 30% đối với hàng thành phẩm phục vụ tiêu dùng. Thêm vào các thuế này là phí hải quản với tỷ suất 0,40% và thuế thủ tục hải quan 2% và có thể có thuế phòng vệ bổ sung (đã nêu ở trên).

Theo nghị định liên bộ ngày 8/1/2018 về việc thông qua bộ tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu, quy định những điều kiện và thể thức tiếp cận hạn ngạch hoặc các bước cần làm, việc xin giấy phép nhập khẩu sẽ được thực hiện bằng cách đấu giá trên cơ sở đặt giá tham chiếu theo mẫu hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật.

Liên quan đến xuất khẩu, luật tài chính năm 2018 được sửa đổi bởi thông tư Bộ Tài chính ngày 8/2/2018 xác định các hoạt động xuất khẩu được miễn thuế lợi tức doanh nghiệp (IBS). Các hoạt động cung cấp dịch vụ thực hiện tại Algeria mà người thụ hưởng ở Algeria hoặc ở nước khác sử dụng tại một nước ngoài Algeria thì được miễn thuế lợi tức doanh nghiệp thường xuyên. Việc cung cấp và khai thác các dịch vụ tại Algeria cho một người mua ở nước ngoài cho dù được thanh toán bằng ngoại tệ cũng sẽ không được xem là hoạt động xuất khẩu.

Trang web của Tổng cục Hải quan Algeria www.douane.gov.dz cung cấp các thông tin cập nhật về quy định thuế hải quan.

Nhập khẩu và kiểm soát ngoại hối

Các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa cũng như dịch vụ đều phải chịu kiểm soát ngoại hối. Mọi hợp đồng xuất hay nhập khẩu đều phải đăng ký tại ngân hàng thương mại được cấp phép, trước khi thanh toán và/hoặc thông quan sản phẩm.

Doanh nghiệp nhập khẩu phải thanh toán một loại thuế với tỷ suất 1% khi mở hồ sơ tại ngân hàng để nhập khẩu hàng hóa mà tổng số thuế phải trả không dưới 100.000 Dina Algeria (1 USD = 128 DZA). Doanh nghiệp phải thanh toán thuế mở hồ sơ tại ngân hàng với tỷ suất 3% nếu nhập khẩu dịch vụ.

Việc thanh toán hàng nhập khẩu dùng để bán lại nguyên trạng có thể được thực hiện bằng cách mở tín dụng thư hoặc nhờ thu (kể từ khi thông qua luật tài chính 2014) bằng tiền đina Algeria tương ứng với tổng giá trị bằng ngoại tệ của giao dịch. Lợi nhuận từ hoạt động bán lại nguyên trạng hàng nhập khẩu không thể được chuyển ra nước ngoài trong bất kỳ trường hợp nào trừ khi đã đầu tư tại Algeria một khoản tiền đáng kể.

Quy định số 05 ngày 25/10/2017 của Ngân hàng Trung ương Algeria chỉ rõ việc mở hồ sơ nhập khẩu tại ngân hàng để mua hàng hóa rồi bán lại nguyên trạng mà không phải là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp phải thực hiện trong thời hạn tối thiểu là 30 ngày trước khi gửi hàng đi với mức ký quỹ là 120% tổng giá trị hàng nhập khẩu.

Luật tài chính năm 2018 cũng quy định khoản thuế đoàn kết với tỷ suất 1% áp dụng cho các hoạt động nhập khẩu hàng hóa phục vụ tiêu dùng tại Algeria. Khoản thuế này được thu giống như một loại thuế quan.

Tại Algeria mọi hoạt động xuất nhập khẩu phải thực hiện qua ngân hàng. Có hai phương thức thanh toán chính là thư tín dụng (L/C) và nhờ thu. Quy định của Algeria không cho phép doanh nghiệp nhập khẩu trong nước được chuyển tiền đặt cọc, do vậy nếu có, nhà nhập khẩu phải chuyển tiền đặt cọc bên ngoài Algeria (có thể thông qua chi nhánh công ty ở nước ngoài hoặc người thân). Đối với phương thức nhờ thu, nên sử dụng D/P at sight có đặt cọc từ 25% trở lên.

Nguồn: Báo Công thương

Từ khóa: Algeria, thuế đoàn kết, mở tín dụng, nhờ thu, nguyên liệu đầu vào, ký quỹ, thuế quan

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007386265
Go to top