Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường khácCơ hội thị trường Ấn Độ

Cơ hội thị trường Ấn Độ

C1

Nhiều quốc gia châu Á có tiềm năng gia tăng thương mại với thị trường rộng lớn của Ấn Độ, nhưng cần phải dỡ bỏ hơn nữa nhiều rào cản.

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Quy mô và vai trò của thị trường Ấn Độ ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng nghĩa với việc Ấn Độ và các đối tác thương mại với quốc gia này sẽ có nhiều lợi ích hơn.

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và với dân số trẻ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, Ấn Độ là thị trường hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu. Thách thức tiếp theo của đất nước này là trở thành một trong những quốc gia thương mại quan trọng nhất thế giới.

Tuy nhiên, vẫn còn một số rào cản thương mại lớn. Mặc dù thuế nhập khẩu hàng hoá của Ấn Độ đã được giảm đáng kể trong những năm 1990 và 2000 nhưng đã gia tăng trở lại kể từ năm 2017 và hiện đang ở mức tương đối cao.

Chính quyền Delhi cũng có những hạn chế tương đối nghiêm ngặt đối với thương mại dịch vụ. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ sẽ có nhiều dư địa để nắm bắt hơn nữa nếu nước này tăng cường hội nhập với kinh tế thế giới cũng như các chuỗi cung ứng trong khu vực và trên toàn cầu.

Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã đi theo đường lối chính sách bảo hộ hơn trong những năm gần đây, cho rằng đây là điều phổ biến trong chính trị. Đáng chú ý, quốc gia này đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – hiệp định thương mại lớn mới vừa được kí kết, do lo ngại dòng hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn vào trong nước.

Theo Báo cáo Cơ hội Thương mại của Standard Chartered về cơ hội xuất khẩu giữa Ấn Độ và 10 đối tác thương mại, nhìn chung khu vực Đông Nam Á có cơ hội tổng cộng 10,7 tỉ USD để tối ưu hoá xuất khẩu, trong đó xuất khẩu hàng hoá chiếm 8,8 tỉ USD. Tại các thị trường Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, xuất khẩu hàng hoá có nhiều cơ hội để mở rộng hơn là dịch vụ.

Indonesia và Malaysia có thể tăng khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ, mức tăng đáng kể nhất so với bất kỳ thị trường nào trong nghiên cứu của Standard Chartered.

Máy điện là ngành có cơ hội lớn nhất trên toàn thị trường ASEAN, trong đó ba thị trường có cơ hội lớn nhất là Malaysia (986 triệu USD), Indonesia (903 triệu USD) và Singapore (669 triệu USD). Ngành dệt may có nhiều khả năng tăng trưởng đáng kể, với tiềm năng tổng cộng ở các thị trường là 380 triệu USD trong xuất khẩu bông.

Năm ngoái, Ấn Độ đã vượt qua Vương quốc Anh và Pháp, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Theo Simon Cooper, Giám đốc điều hành mảng doanh nghiệp, doanh nghiệp lớn và các tổ chức tài chính của Standard Chartered cho biết việc tầng lớp trung lưu gia tăng đáng kể là nhân tố thúc đẩy sức tiêu thụ trong nước của Ấn Độ tăng mạnh.

"Do đó, Ấn Độ là một trong những đích đến quan trọng nhất trên thế giới đối với các tập đoàn đa quốc gia - vừa là thị trường, vừa là một mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi nhiều tập đoàn tìm cách đa dạng hóa các chuỗi cung ứng sau Covid-19, Ấn Độ có thể là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất, "ông nói.

Plakorn Wanglee, Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartered (Thái Lan), cho biết các doanh nghiệp Thái Lan có thể tăng xuất khẩu sang Ấn Độ khoảng 1,2 tỷ USD mỗi năm, tương ứng mức tăng 14%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhà xuất khẩu Ấn Độ có thể thúc đẩy thương mại với Thái Lan ước tính khoảng 2,6 tỷ USD, tăng gần 50%, nâng cơ hội thương mại song phương của hai nước lên 3,8 tỷ USD.

Theo nghiên cứu của ngân hàng này, lĩnh vực sắt thép của Thái Lan là ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong ​​thương mại với Ấn Độ, mang lại cơ hội trị giá 191 triệu USD, chiếm phần lớn trong tổng cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan sang Ấn Độ trị giá 966 triệu USD. Các lĩnh vực khác của Thái Lan có cơ hội lớn ở Ấn Độ là xơ nhân tạo; thiết bị quang học, thiết bị chụp ảnh và y tế; sợi nhân tạo/vật liệu dệt; dịch vụ vận chuyển và lưu kho.

Theo ông Plakorn “Có tiềm năng to lớn cho việc tăng cường hợp tác giữa Thái Lan và Ấn Độ, và nghiên cứu này nêu bật những cơ hội thú vị cho các công ty Thái Lan đang mong muốn tăng thị phần ở Ấn Độ”.

Với việc chính phủ Thái Lan có kế hoạch phát triển kinh tế theo định hướng đổi mới sáng tạo, sản xuất công nghiệp của Thái Lan sẽ được tăng cường nhờ vào việc áp dụng công nghệ và tự động hóa. Từ đó, xuất khẩu của Thái Lan sang các thị trường quan trọng, trong đó có Ấn Độ, cũng sẽ tăng theo.

Báo cáo cho biết Ấn Độ cũng thu được nhiều lợi ích từ việc phát huy tiềm năng xuất khẩu của mình. Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ 5, và là nơi có dân số lớn thứ hai thế giới, nhưng quốc gia này chỉ là nước xuất khẩu lớn thứ 17.

Ấn Độ nhập khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ, và mặc dù tỷ trọng của Ấn Độ trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu đã tăng trong hai thập kỷ qua - từ chỉ 0,6% vào năm 1991 lên 1,7% vào năm 2018 - mức này vẫn thấp so với tỷ trọng của Ấn Độ trong GDP toàn cầu.

"Ấn Độ cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh như đồ trang sức và thuốc generic, nhưng ngành dịch vụ mới là ngành thế mạnh của Ấn Độ: chiếm khoảng 55% GDP, và tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ trong những năm gần đây," báo cáo lưu ý.

Hàn Quốc, một trong những nhà sản xuất xe lớn nhất thế giới, có cơ hội trị giá 288 triệu USD để tăng xuất khẩu ô tô sang Ấn Độ. Trái lại, cơ hội tăng xuất khẩu xe của Ấn Độ sang Hàn Quốc, ước tính đạt 391 triệu USD hàng năm.

"Ấn Độ và Hàn Quốc có mối quan hệ thương mại chặt chẽ và ràng buộc bởi các lợi ích kinh tế chung. Các chính sách thị trường mở của Hàn Quốc phù hợp với chiến lược Hướng Đông và Hành động Hướng Đông của Ấn Độ, nhằm tăng cường mối quan hệ của Ấn Độ với các nước châu Á láng giềng ".

Các hội nghị kinh doanh và thoả thuận về thương mại đã nâng tầm quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong năm 2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hàn Quốc vào Ấn Độ lần đầu tiên đã vượt mốc 1 tỉ USD.

Theo báo cáo, “với chiến lược này, chúng tôi ước tính Hàn Quốc có thể tăng xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng cao sang Ấn Độ đạt giá trị gần 1,5 tỷ USD mỗi năm, tương đương với 8%”. "Phần lớn cơ hội này được tìm thấy trong xuất khẩu hàng hóa (khoảng 1,2 tỷ USD)."

Báo cáo xác định 5 lĩnh vực có cơ hội xuất khẩu hàng đầu là xe cộ, phụ tùng và phụ kiện; vải dệt kim, dịch vụ tài chính; sợi nhân tạo; và các sản phẩm dược.

Báo cáo cũng lưu ý rằng, Ấn Độ có lợi thế về chi phí lao động khác biệt so với Hàn Quốc, vốn đặc biệt quan trọng trong ngành sản xuất ô tô. Ấn Độ cũng đang có sự gia tăng FDI vào lĩnh vực xe cộ, khi chính phủ nước này tìm cách đưa quốc gia trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu.

Do Ấn Độ mất quyền tiếp cận ưu đãi vào thị trường Mỹ vào năm 2019, nên nhiều khả năng Ấn Độ sẽ tăng xuất khẩu sang các thị trường khác, trong đó bao gồm Hàn Quốc.

Báo cáo xác định các cơ hội ở cấp độ ngành giữa Ấn Độ và 10 đối tác thương mại năng động và đa dạng nhất về kinh tế: Pháp, Đức, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh, Mỹ và Việt Nam.

Có sự đối lập giữa giá trị xuất khẩu thực tế với giá trị xuất khẩu tiềm năng - được tính toán bằng mô hình kinh tế - để đưa ra các cơ hội trung hạn. Nhìn chung, tổng các cơ hội đạt được 38 tỷ USD hàng năm, bao gồm xuất khẩu trị giá 21 tỷ USD.

Mỹ, đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ và là thị trường có cơ hội gia tăng xuất khẩu lớn nhất - có thể tăng xuất khẩu tài chính và bảo hiểm sang Ấn Độ thêm 3,5 tỷ USD mỗi năm. Washington cũng có thể nâng kim ngạch xuất khẩu về quản trị văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác (870 triệu USD) và dịch vụ công nghệ thông tin (452 ​​triệu USD) sang Ấn Độ.

Mỹ có nhiều lợi ích từ việc tìm kiếm các giải pháp thân thiện và tăng cường quan hệ, đặc biệt là khi Ấn Độ có thể là một trong những nước được hưởng lợi chính từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng khi các tập đoàn lớn tìm cách phân tán rủi ro sau sự gián đoạn của Covid-19, báo cáo cho biết.

Trong khi đó, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ ở châu Âu và là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 7. Hiện có hơn 1.700 công ty Đức đang hoạt động tại Ấn Độ và hơn 600 công ty liên doanh Ấn-Đức đang hoạt động.

Đối với các thị trường châu Âu như Anh, Pháp và Đức - cơ hội lớn nhất nằm ở xuất khẩu hàng hóa. Kết hợp lại, ba thị trường này có thể tăng xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ đạt gần 2 tỷ USD, trong khi xuất khẩu lĩnh vực dịch vụ có thể tăng thêm 1,2 tỷ USD.

Nguồn: Bangkok Post

Từ khóa: cơ hội thị trường, Ấn Độ

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007401057
Go to top