Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Cẩm nang kinh doanh tại Nhật Bản

 Japan8

Nhật Bản đang đắm chìm trong suy thoái kinh tế và tình trạng giảm phát từ hơn hai thập kỷ qua, dân số đã lên đến đỉnh điểm và bây giờ cũng đang trong thời kỳ suy giảm, dân số ngày càng già đi.

Tuy nhiên, xét về quy mô thì Nhật Bản vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, với nhiều công ty quốc tế hàng đầu thế giới; là một quốc gia xuất khẩu lớn, nhưng cũng là nhà nhập khẩu với số lượng lớn các loại sản phẩm và dịch vụ; Nhật Bản sở hữu một lực lượng lao động có trình độ cao, sẵn sàng di chuyển đến nơi mà có cơ hội làm ăn. Mặt khác, Nhật Bản còn có một lịch sử truyền thống đổi mới, khả năng sáng tạo, cải thiện những ý tưởng hiện có một cách liên tục và không mệt mỏi.

Sau đây là một vài lưu ý nên làm và không nên làm khi chuẩn bị làm ăn, thâm nhập vào thị trường Nhật Bản:

1. Thị hiếu địa phương

Thương mại trong nội bộ Nhật Bản có khối lượng khổng lồ. Các nhà sản xuất và nhà cung cấp địa phương rất giỏi trong việc nắm bắt nhu cầu thị hiếu của đồng bào mình. Người tiêu dùng Nhật rất kén chọn và kỹ tính trong mua sắm, họ sẵn lòng chờ đợi để có thể có được chính xác những gì họ muốn. Tuy nhiên, họ cũng rất sẵn lòng đón nhận các sản phẩm mới, thiết kế và ý tưởng mới, miễn là chúng phù hợp với thị hiếu của họ.

2. Nghiên cứu thị trường

Trước khi giới thiệu một sản phẩm mới cho thị trường Nhật Bản, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần phải nghiên cứu kỹ tính phù hợp của sản phẩm mới này với thị hiếu của dân chúng Nhật. Đừng duy ý chí chỉ vì nó được đón chào ở các nước công nghiệp khác nên thị trường Nhật Bản cũng sẽ đón chào nó. Hãy chú ý tới đặc điểm của sản phẩm như phong cách thiết kế, kích thước và tiêu chuẩn chất lượng.

3. Tìm hiểu Nhật Bản

Giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu nên thực hiện một cuộc du lịch đến Nhật Bản để điều nghiên. Công đoạn này có thể là chỉ để xem xét các sản phẩm tương tự đang có trên thị trường, tìm hiểu về giá cả, kích cỡ và so sánh chất lượng. Chuyến đi ban đầu này có thể dẫn đến quyết định là bạn có nên tiến hành các dự án xuất khẩu hoặc nhập khẩu hay không.

4. Nên nhờ cậy đơn vị hỗ trợ chuyên nghiệp

JETRO có thể là một địa chỉ rất tốt để giúp đỡ bạn khi muốn bước chân vào thị trường Nhật Bản, đặc biệt là bạn muốn tìm một đối tác kinh doanh tiềm năng. Phòng Thương mại quốc gia của bạn cũng có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin về khách hàng hay đối tác tiềm năng ở Nhật Bản.

5. Ngôn ngữ

Đến Nhật Bản, bạn nên tìm cho mình một người phiên dịch, người đồng hành này có thể được giới thiệu thông qua JETRO hoặc văn phòng đại diện chính phủ của bạn - Các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng tiếng Anh rất hạn chế. Ngoài ra, bạn cũng nên học nhanh một số câu thông dụng bằng tiếng Nhật Bản, điều này sẽ thể hiện với đối tác bạn có ý định nghiêm túc.

6. Phong tục địa phương

Bạn nên nỗ lực để làm quen với phong cách và phong tục của người Nhật. Ví dụ như giao và nhận danh thiếp là hành động phổ biến và được coi trọng – người Nhật thích viết tay trên danh thiếp hoặc bỏ chúng trong túi quần sau. Vị trí khi ngồi quanh bàn họp, trong thang máy hoặc taxi cũng được xác định rõ ràng. Nên tìm hiểu một số kiến thức tổng quát về văn hóa và phong tục của Nhật Bản, đặc biệt là khi chúng có ảnh hưởng liên quan đến các loại sản phẩm và phong cách sản phẩm.

7. Ăn uống

Bạn nên sẵn sàng cho lời mời như vậy, nhưng nên giữ tỉnh táo.

Theo http://japanbnl.com/tips-business-japan/ - PT

Từ khóa: Cẩm nang kinh doanh, tiếp cận thị trường, Nhật Bản, kinh tế, xuất khẩu

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007425101
Go to top