Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường khác“Bày cách” để thanh long Việt Nam chinh phục thị trường Ấn Độ

“Bày cách” để thanh long Việt Nam chinh phục thị trường Ấn Độ

Không lôi kéo khách hàng bằng cách cạnh tranh về giá hoặc điều kiện thanh toán. Mà điều kiện tiên quyết để giữ được khách hàng, mở rộng thị trường, chính là doanh nghiệp cần đảm bảo yêu cầu về chất lượng hàng hóa”- đó là chia sẻ của ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ với Báo Công Thương về việc “bày cách” cho doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Việt Nam chinh phục thị trường 1,4 tỷ dân này.

98cc680a5f8fcfcd8e345ab3d49b39ea

Xin ông cho biết những tiềm năng của trái thanh long tại Ấn Độ?

Ấn Độ là thị trường gần 1,4 tỷ dân; tỷ lệ người ăn chay rất nhiều và thói quen ăn uống với trái cây là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân Ấn độ. Trong năm tài chính 2020 - 2021, Ấn Độ nhập khẩu hoa quả, hạt tươi khoảng 3,2 tỷ USD và xuất khẩu 1,34 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm tài chính 2021-2022, Ấn Độ nhập khẩu 2,17 tỷ USD, tăng 26,71% so với cùng kỳ.

Về trái thanh long, Ấn Độ nhập khẩu 95% từ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Sri Lanka, trong đó Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu. Người Ấn Độ đánh giá khá tốt trái thanh long, vì có lợi cho sức khỏe, hương vị thơm, nhiều dinh dưỡng. Năm 2019-2020 xuất khẩu thanh long từ Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng gần 100% so với năm trước ở mức 11,758 nghìn tấn, kim ngạch 9,86 triệu USD, năm 2020-2021 kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 25% so với năm trước. Trong 7 tháng đầu năm tài chính 2021-2022, Ấn Độ nhập khẩu thanh long từ Việt Nam đạt kim ngạch 5,98 triệu USD (trong số 6,85 triệu USD từ các nước), tăng 211,31% so với cùng kỳ.

Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã có những hoạt động gì để hỗ trợ doanh nghiệp đưa trái thanh long vào thị trường này?

Mọi năm, thanh long chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, thời gian gần đây, việc xuất khẩu thanh long vào thị trường gặp khó khăn, giá thanh long tại nhiều địa phương giảm mạnh, tạo áp lực không nhỏ tới người trồng và doanh nghiệp. Trước thực tế trên, thời gian qua, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng chung tay xúc tiến đưa quả thanh long vào thị trường Ấn Độ với 1,4 tỷ dân. Cụ thể, kể từ năm 2013, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ luôn đồng hành cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Bộ Công Thương và các cơ quan trong nước và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam làm việc trao đổi với các cơ quan hữu quan của Ấn Độ để mở cửa thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Ấn Độ.

Trong các năm qua, Thương vụ đã hỗ trợ nhiều đoàn doanh nghiệp trong nước sang xúc tiến quảng bá Thanh Long tại Ấn Độ, hiện tại có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang thị trường nhiều tiềm năng này.

Năm 2018, Thương vụ đã phối hợp với Sở Công Thương Bình Thuận tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá thanh long tại thủ đô New Delhi, TP. Mumbai; tổ chức quảng bá thanh long và ẩm thực Việt Nam trong Tuần lễ hàng Việt Nam tại khách sạn Sofitel Mumbai; tổ chức gặp gỡ và ký biên bản hợp tác với Phòng Thương mại và công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ; phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ấn Độ tổ chức chương trình xúc tiến quảng bá thanh Long, làm việc với Tập đoàn bán lẻ Reliance..

Sau các chương trình quảng bá và xúc tiến thương mại, người dân Ấn Độ biết đến và ưa chuộng thanh long Việt Nam nhiều hơn, lượng xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ không ngừng tăng.

Theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, thị phần xuất khẩu thanh Long của Việt Nam tăng mạnh từ 26,67% trong năm tài chính 2014 – 2015 lên 52,04% năm 2018-19, trong tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng trong nhóm HS 08109090 của Ấn Độ.

Về giá trị, xuất khẩu thanh long từ Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng từ 1,09 triệu USD năm 2014-15 lên 9,86 triệu USD năm 2019 -2020 với khối lượng đạt gần 12 nghìn tấn (tăng 10 lần trong vòng 5 năm).

Mặc dù có nhiều tiềm năng, song được biết, tại Ấn Độ cũng đang triển khai trồng và bắt đầu xuất khẩu trái thanh long. Điều này cũng tạo sức ép cạnh tranh của trái thanh long Việt Nam tại đây, thưa ông?

Chính phủ Ấn Độ đã mở cửa thị trường cho phép sản phẩm thanh long được nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa, tuy nhiên thách thức lớn nhất ở thời điểm hiện tại là Ấn Độ cũng đã triển khai trồng và bắt đầu xuất khẩu trái thanh long.

Do đại dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, chi phí vận chuyển tăng cao (tăng gần 10 lần kể từ trước đại dịch), dẫn đến các mặt hàng nông sản có giá trị thấp làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Mặc dù giá thanh long tại thị trường Việt Nam tương đối cạnh tranh so với các năm trước, nhưng chi phí vận chuyển cao và tình trạng thiếu container đã đẩy giá thành tăng lên nhiều, làm giảm sức cạnh tranh với thanh long trồng tại thị trường nội địa, và giảm khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trái cây khác. Điều dễ nhận thấy, khi giá thanh long cao, một bộ phận người tiêu dùng sẽ chuyển sang những trái cây khác thay thế.

Năm 2022, Việt Nam và Ấn Độ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chúng tôi đang phối hợp với Cơ quan bộ, ngành, các địa phương, Trung tâm xúc tiến thương mại, Phòng Thương mại và công nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp hai nước lập kế hoạch và đặt mục tiêu tổ chức khoảng 50 chương trình xúc tiến thương mại, trong đó sẽ chú trọng đến việc quảng bá thanh long Việt Nam.

Trước sức ép cạnh tranh không chỉ từ thanh long nội địa Ấn Độ và nhập khẩu từ các nước khác, để mở rộng trái thanh long Việt Nam tại thị trường này, ông có lưu ý gì đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Mở cửa được thị trường đã khó, song để giữ được thị trường càng khó hơn. Doanh nghiệp cần tăng cường tham dự các chương trình xúc tiến thương mại của các cơ quan nhà nước do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, đồng thời chủ động ứng dụng thương mại điện tử để trao đổi và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mở rộng mạng lưới phân phối. Không lôi kéo khách hàng bằng cách cạnh tranh về giá hoặc điều kiện thanh toán.

Đảm bảo yêu cầu về chất lượng hàng hóa là điều kiện tiên quyết để giữ được khách hàng và mở rộng thị trường.

Hiện tại đại dịch Covid 19 đang bùng phát trở lại tại Ấn Độ, doanh nghiệp cần thường xuyên liên hệ với đối tác Ấn Độ để cập nhật diễn biến về tình hình dịch bệnh Covid- 19 tại Ấn Độ và các biện pháp phong tỏa của chính quyền địa phương; gần đây một số địa phương đã ban hành lệnh phong tỏa cục bộ vào các ngày cuối tuần.

Cùng với đó, kiểm tra tình trạng giao nhận hàng hóa, tiến trình thực hiện hợp đồng thương mại, việc thực hiện giãn cách xã hội và làm việc tại nhà có thể ảnh hưởng đến hoạt động thông quan hàng hóa.

Với các hợp đồng đã có, cần trao đổi với đối tác đàm phán lại các điều khoản hợp đồng, điều kiện giao hàng, thanh toán và ghi rõ các trường hợp bất khả kháng.

Đối với các đơn hàng mới xem xét áp dụng các điều khoản thanh toán an toàn, có lợi cho doanh nghiệp, thường xuyên giữ liên lạc với đối tác, đơn vị vận chuyển…tuyệt đối không sử dụng các phương pháp thanh toán trả chậm, DA/DP…

Tăng cường sử dụng các giao dịch điện tử nhưng cũng cần ký kết hợp đồng mua bán đầy đủ, đúng quy định, tránh chỉ sử dụng bằng Email, tin nhắn đã thực hiện hợp đồng kinh doanh.

Ngoài ra, trong trường hợp cần hỗ trợ xác minh đối tác, tham vấn về hợp đồng kinh tế, doanh nghiệp có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ.

Xin cám ơn ông!

Nguồn: Công Thương

Từ khóa: mở rộng thị trường, cung ứng, đối tác, thông quan

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007371483
Go to top