Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUNgành da giày đáp ứng tiêu chuẩn, tiến sâu vào thị trường EU

Ngành da giày đáp ứng tiêu chuẩn, tiến sâu vào thị trường EU

da giay

Thị trường EU càng khắt khe, doanh nghiệp Việt càng cần tuân thủ các quy định về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng. Có như vậy mới có thể xuất khẩu bền vững vào thị trường tiềm năng này.

Thời gian qua, EU vốn được xem là thị trường truyền thống và trọng điểm của ngành da giày nước ta. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt đã đã tận dụng tốt ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tiềm năng này.

Trao đổi với báo chí, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, túi xách (LEFASO) cho biết, hàng hóa, đặc biệt là giày thể thao xuất khẩu vào thị trường này tăng trưởng đáng kể. Trong 5 tháng của năm 2022, xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Cũng theo bà Xuân, để vào được thị trường EU, chất lượng sản phẩm đòi hỏi tính an toàn cao hơn sản phẩm đi thị trường khác, do vậy, sự tuân thủ của doanh nghiệp cũng phải nâng lên. Tiếp theo là các quy định về thủ tục xuất nhập khẩu, đặc biệt là chứng minh quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp cũng phải tham gia đào tạo, thực thi. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững, khi các sản phẩm xuất khẩu vào EU đòi hỏi nhà máy đạt được các điều kiện về môi trường, an toàn lao động. Đạt được các tiêu chí đó khách hàng từ EU mới có thể nhập khẩu.

"Để đáp ứng các điều kiện đó doanh nghiệp cũng phải cải tiến, đổi mới chất lượng nhân lực, cũng như hệ thống cơ sở sản xuất, đặc biệt là sử dụng năng lượng sạch, công nghệ xanh mới đáp ứng được tiêu chuẩn của EU. Tiêu chí xuất xứ giày dép trong EVFTA khá giống với tiêu chí xuất xứ trong quy tắc xuất xứ mới của EU dành cho da giày Việt Nam nên doanh nghiệp đã quen và đáp ứng tốt", bà Thanh Xuân nói.

Năm 2022, ngành da giày đặt kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 20 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2021 giữ vững vị trí thứ 5 trong các nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao của cả nước. Để đạt được mục tiêu này, giới chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, vì hiện nay, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành vẫn phải nhập khẩu, một số khâu công việc phải thuê lao động kỹ thuật cao của nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày, cần có sự đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập đoàn đa quốc gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đại diện Bộ Công Thương, da giày là ngành thời trang, thay đổi liên tục, do đó cần phát triển công nghiệp hỗ trợ sao cho hợp lý. Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ chính sách, còn việc hiện thực hóa hiệu quả các chính sách này rất cần sự chủ động của doanh nghiệp tìm hiểu thông tin, nắm bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Nguồn: VietQ

Từ khóa: ngành da giày, EU

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007387524
Go to top