Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Trận chiến chống lại luật COOL của Mỹ

Một trong những cuộc chiến lớn nhất hiện nay của các nhà sản xuất gia thịt gia súc và ngành công nghiệp thịt bò Mỹ là cuộc chiến chống lại quy định ghi nhãn nguồn gốc xuất xứ (COOL). Quy định gây tranh cãi này đã được đưa ra từ năm ngoái, trong đó yêu cầu việc ghi nhãn phải nghiêm ngặt hơn và minh bạch hơn để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các sản phẩm thịt, như thịt bò. Theo quy định COOL, để sản xuất ra một tảng thịt, các nhà bán lẻ bắt buộc phải liệt kê đầy đủ các quốc gia nơi vật nuôi được sinh ra, lớn lên và giết mổ. Trước đây, các quy định chỉ bắt buộc ghi nhãn xuất xứ trên tảng thịt có nguồn gốc từ quốc gia khác với cụm từ bắt đầu bằng "Sản phẩm của…" (“Product of”).

Quy định năm 2013 cũng loại bỏ điều khoản "trộn lẫn", trong đó cho phép các tảng thịt động vật được đưa ra bán trong cùng 1 ngày nhưng có nguồn gốc khác nhau được dán nhãn xuất xứ y như nhau.

Các quy định ghi nhãn mới đã làm dấy lên các đấu tranh pháp lý tại Tòa án Hoa Kỳ, bên cạnh đó, làm tăng thêm tranh chấp thương mại quốc tế ở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Viện Thịt Mỹ (AMI) - một hiệp hội thương mại lớn và mạnh mẽ đại diện cho các doanh nghiệp chăn nuôi, khai thác và đóng gói thịt – đã phản đối những quy định mới và ngăn chặn việc thực thi COOL. Hành động này cũng được hỗ trợ bởi Hiệp hội quốc gia của những người chăn nuôi bò (NCBA) giữa lúc đang có nhiều lo ngại về việc WTO phán quyết rằng Mỹ không tuân thủ các nghĩa vụ thương mại quốc tế khi ban hành luật COOL.

AMI tranh cãi rằng việc bắt buộc phải dán nhãn trong đó ghi tên quốc gia vật nuôi được sinh ra, lớn lên và bị giết mổ là vi phạm Đạo luật Bổ túc thứ nhất về quyền tự do ngôn luận. Nhưng lập trường của NCBA lại mâu thuẫn với Hiệp hội người chăn nuôi Mỹ (USCA). USCA đã ủng hộ quyết định của Tòa án quận, trong đó cho phép COOL được tiếp tục thực hiện.

Chủ tịch USCA Jon Wooster cho biết USCA bắt đầu thành lập từ tháng 3/2007 và hiệp hội này đại diện cho các nhà sản xuất thịt bò cỡ nhỏ và cỡ vừa cùng các trang trại chăn nuôi nhỏ độc lập ở Washington DC.

Ông nói rằng hiệp hội của ông sẽ bảo vệ luật COOL tới cùng, cho dù NCBA là hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn nhất ở Mỹ với các đại diện bao gồm các nhà máy chế biến thịt bò lớn và các trang trại chăn nuôi của những doanh nghiệp quy mô. Ông Wooster cho biết USCA tin người tiêu dùng cần phải có quyền được biết các sản phẩm thịt bò của họ có nguồn gốc từ đâu và nơi chế biến chúng.

Ông cũng cho biết không phải tất cả các thành viên NCBA đều ủng hộ lập trường của hiệp hội và dùng các thách thức pháp lý để chống lại COOL. "Những người chống đối luật COOL là các nhà sản xuất lớn có thể nhập gia súc sống từ Canada hoặc Mexico hoặc các loại thịt đóng gói và sau đó muốn bán tất cả như sản phẩm của Mỹ sản xuất”, ông nói.

Ông Wooster cho biết luật COOL cũng tạo cho các nhà sản xuất thịt bò Mỹ một sự khác biệt quan trọng, chính là vị trí trên kệ siêu thị.
thitbo
Mỹ đã nhập khẩu một phần lớn các sản phẩm thịt bò từ Úc, và các sản phẩm này đều hãnh diện dán chiếc nhãn thật to và rõ ràng ghi nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng. Wooster nói rằng việc dán nhãn thịt bò phải nói rõ ràng nơi gia súc được sinh ra, lớn lên và bị giết mổ, cho dù toàn bộ quá trình này diễn ra tại Mỹ, hay vật nuôi chỉ lớn lên và bị giết mổ tại Mỹ, còn sinh ra thì ở Canada, hoặc các kết hợp khác, tùy thuộc vào quốc gia và các hoạt động chuỗi cung ứng.“Rất nhiều nhãn sẽ ghi là “sinh ra, lớn lên ở Canada và được giết mổ tại Mỹ”, bởi vì chúng ta có rất nhiều cơ sở giết mổ gia súc nằm ở biên giới phía Bắc", Wooster nói.

Ông Wooster cho biết chính quyền Obama và Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack đã tập trung giải quyết minh bạch nguồn gốc thức ăn cho người tiêu dùng và đẩy mạnh khuyến khích việc sản xuất thực phẩm trong nước. "Các khảo sát cho thấy người dân muốn biết thực phẩm của họ có nguồn gốc từ đâu và được nuôi trồng như thế nào", ông nói.

"Những nhà cầm quyền trước đây đã không có thiện cảm với luật ghi nhãn xuất xứ." Luật ban đầu đã được thông qua vào năm 2002 nhưng vẫn không có hiệu lực cho đến năm 2009 vì các thành viên Quốc hội đã tìm cách để chương trình không được tài trợ. Do vậy, chương trình không có kinh phí nên luật đã không được thực hiện.

Ông Wooster cho biết Canada và Mexico đã khiếu nại luật COOL ra WTO khi luật có hiệu lực trong năm 2009 vì họ tin rằng luật COOL đã vi phạm các quy định của WTO. Tuy nhiên, ông cho biết chính quyền Obama đã thay đổi luật COOL để đảm bảo luật này tuân thủ các yêu cầu có hiệu lực vào năm ngoái của WTO.

Tuy nhiên, kể từ đó, NCBA, Canada, Mexico và những doanh nghiệp đóng gói thịt bắt đầu hành động pháp lý nhằm tìm cách không cho COOL được thực hiện. USDA cũng đang chuẩn bị cho việc rất có thể sẽ phải hứng chịu các loại thuế trả đũa hay phạt tiền được áp đặt bởi Canada và Mexico, nếu luật COOL bị tuyên bố là không tuân thủ các quy định của WTO.

Theo http://www.stockjournal.com.au - TV

Từ khóa: Trận chiến,, chống lại, luật COOL,  Mỹ

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007403048
Go to top