Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUTin tức thị trường EUĐồ gỗ đột phá nguyên liệu, rộng cửa xuất khẩu

Đồ gỗ đột phá nguyên liệu, rộng cửa xuất khẩu

goxuatkhau13032018

Việc ký kết Hiệp định VPA/FLEGT được kỳ vọng mở rộng "cánh cửa" xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, muốn tận dụng được cơ hội này, trước hết ngành gỗ cần phải thoát khỏi tình trạng sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc – vấn đề nan giải lâu nay.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giá trị xuất khẩu (XK) gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 10 ước đạt 853 triệu USD, lũy kế 10 tháng đầu năm 2018 đạt 7,23 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Xét về cơ cấu mặt hàng, trong 9 tháng năm 2018, trị giá XK các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đều tăng khá, trừ mặt hàng đồ nội thất văn phòng và đồ gỗ mỹ nghệ.

"Giấy thông hành" vào EU

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nhập khẩu (NK) gỗ từ Việt Nam mặc dù đứng vị trí thứ hai nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 12,3% tổng trị giá NK đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường ngoài EU.

Tuy nhiên, hiện nay, trong bối cảnh đồ gỗ nội thất của Trung Quốc - đối thủ chính của Việt Nam - đang gặp phải những bất lợi tại thị trường EU, ngành công nghiệp đồ gỗ nội thất của Việt Nam được các nhà NK từ EU quan tâm, do sự phát triển về mặt kỹ thuật hơn so với các nước ở châu Á và ngày càng có khả năng cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Đây là cơ hội lớn để đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đẩy mạnh sang XK thị trường này trong thời gian tới.

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU được ký kết vào ngày 19/10 vừa qua sẽ mở ra nhiều cơ hội XK cho gỗ Việt.

Bà Tô Kim Liên, Giám đốc Trung tâm giáo dục và phát triển (CED), đánh giá việc ký kết hiệp định này không chỉ giúp Việt Nam mở rộng XK sang thị trường EU, mà còn có thể XK vào nhiều thị trường khác.

Nói cách khác, Hiệp định sẽ có tác động kép. Không chỉ riêng EU có quy chế về gỗ hợp pháp, mà Mỹ còn có Đạo luật Lacey trước cả EU; tương tự Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã ban hành luật sử dụng gỗ sạch hoặc gỗ bền vững.

Theo ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Hiệp định VPA/FLEGT đã tạo ra cho Việt Nam vị thế lớn khi tham gia thị trường và chuỗi giá trị gỗ toàn cầu.

Tham gia VPA/ FLEGT giúp ngành gỗ Việt sẽ làm theo cách chuyên nghiệp hơn, công khai, minh bạch và phù hợp với các công ước, tiêu chuẩn của quốc tế.

Bên cạnh đó, khi tham gia Hiệp định, Việt Nam còn có cơ hội áp dụng công nghệ cao vào ngành chế biến, tạo ra các sản phẩm gỗ đẹp hơn, có giá trị cao hơn.

Ví dụ gỗ thành phẩm bình thường chỉ có giá 1.400-1.800USD/ m3, nếu áp dụng công nghệ cao sẽ lên tới 4.000 USD/m3. Thị trường vô cùng rộng lớn, không sợ ế hàng, không lo bị ép giá.

Tuy nhiên, với VPA/ FLEGT, 100% gỗ XK vào EU phải là gỗ hợp pháp. Theo ông Quyền, dù doanh nghiệp (DN) dùng gỗ nguyên liệu trong nước hay NK vẫn phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của gỗ. Điều này sẽ khiến chi phí tăng, DN phải thực hiện nhiều công đoạn để đảm bảo truy xuất nguồn gốc gỗ rõ ràng.

Bài toán liên kết

Ông Nguyễn Hồng Tăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai, cho biết nguồn nguyên liệu gỗ trên địa bàn tỉnh này mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho chế biến, phần còn lại phụ thuộc nhiều vào nguồn gỗ NK từ nước ngoài, từ các tỉnh khác. Chất lượng nguồn nguyên liệu chưa cao, chủ yếu là gỗ nhỏ, chu kỳ khai thác ngắn.

Hơn nữa, theo bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp), khi VPA/ FLEGT đi vào thực thi sẽ ảnh hưởng đến tất cả các DN, kể cả những DN không tham gia thị trường XK, bởi Hiệp định yêu cầu và đề cao rất rõ tính minh bạch của nguyên liệu gỗ – điều mà từ trước đến nay chỉ những DN tham gia XK mới cần quan tâm tới.

Được biết, hiện nay, các làng nghề đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn gốc gỗ do quy mô sản xuất chủ yếu hộ gia đình, trình độ công nghệ, lưu trữ thông tin còn hạn chế, phần lớn các sản phẩm đều tiêu thụ tại thị trường nội địa.

"Những lợi ích trên sẽ đi kèm với nhiều thách thức, đòi hỏi các DN phải sản xuất minh bạch hơn, tuân thủ đúng theo yêu cầu của Hiệp định, đây chính là điều mà chúng ta hướng tới để phát triển tốt hơn nữa công tác XK các sản phẩm lâm nghiệp", bà Vân đánh giá.

Trước tình trạng trên, ông Quyền cho rằng đây là một đòi hỏi tất yếu của thị trường thế giới, ví dụ ở Mỹ là Đạo luật Lacey cũng với nội dung tương tự VPA/ FLEGT về trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ.

Vì vậy, bản thân các DN phải chuyên nghiệp hóa trong mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, công nhân để thực hiện nghiêm túc việc này, từ đó giữ vững thị trường XK.

"Về lâu dài, dù là tiêu thụ ở đâu thì vấn đề đảm bảo tính hợp pháp của gỗ cũng phải được tuân thủ", ông Quyền nhấn mạnh.

Cho rằng ngành gỗ cần phải đẩy mạnh liên kết theo chuỗi sản xuất từ cung cấp nguyên liệu tới chế biến và XK, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA), nhấn mạnh điều này sẽ giúp kết nối các DN nhỏ với nhau tạo thành sức mạnh thống nhất. Ngành gỗ có thể liên kết để tạo ra nguyên liệu đầu vào cũng có thể liên kết trong quá trình sản xuất, chế biến.

Đặc biệt, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, các chuyên gia cho rằng để tận dụng cơ hội và giảm rủi ro, ngành gỗ cần kiểm soát chặt chẽ gỗ nguyên liệu vào Việt Nam, đặc biệt là gỗ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Nguồn: Thời báo Kinh doanh

Từ khóa: đồ gỗ, đột phá, nguyên liệu, rộng cửa, xuất khẩu

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007403611
Go to top