Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUTác động kinh tế của "thẻ vàng" IUU: (Kỳ 1) Thuỷ sản nguy cơ mất thị trường châu Âu

Tác động kinh tế của "thẻ vàng" IUU: (Kỳ 1) Thuỷ sản nguy cơ mất thị trường châu Âu

thuysanvn120210812095747.7686880

EU hiện đã tụt từ vị trí thứ hai xuống vị trí thứ 4 trong các thị trường nhậu khẩu thủy sản Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc kể từ năm 2019.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã tăng mạnh trong 20 năm qua (từ 90 triệu USD năm 1999 lên gần 1,5 tỷ USD năm 2017 trước khi giảm xuống còn 1,22 tỷ USD năm 2020).

Giá trị xuất khẩu giảm mạnh

Năm 2017, EC cảnh báo thẻ vàng IUU (Luật Chống đánh bắt bất hợp pháp) đối với Việt Nam do không hợp tác và không đủ nỗ lực chống khai thác thủy sản IUU.

Do ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, xuất khẩu thủy sản sang EU đã giảm đáng kể trong những năm qua. Quan trọng là đây mới chỉ là một phần của tác động tiêu cực có thể thấy qua số liệu xuất khẩu và sẽ còn có nhiều hệ lụy khác.

Năm 2018, năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản sang EU giảm 6%. Trong số các sản phẩm khai thác biển này, xuất khẩu bạch tuộc giảm 22%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 19%, cua giảm 14% và các loài cá biển khác giảm 4%. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ sang EU năm 2018 vẫn tăng 12%.

Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt khoảng 1,3 tỷ USD trong đó sản phẩm hải sản khai thác đóng góp khoảng 387 triệu USD. So với năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2019 giảm 12%.

Đặc biệt, 3 mặt hàng thủy sản chính sang thị trường EU đều giảm mạnh: bạch tuộc tiếp tục giảm 19%, cá ngừ giảm 12%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm mạnh 119% trong khi các sản phẩm hải sản khác tăng 14%.

Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt do bị tác động kép bởi dịch Covid-19, thẻ vàng IUU và Brexit, xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 5,7% so với 2019, chỉ đạt 959 triệu USD.

EU hiện đã tụt từ vị trí thứ hai xuống vị trí thứ 4 trong các thị trường nhậu khẩu thủy sản Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc kể từ năm 2019. Không dừng tại đó, VASEP cho biết, nếu không có các giải pháp và hành động để tuân thủ chống khai thác IUU, thẻ vàng còn đứng trước nguy cơ chuyển thẻ đỏ.

Kịch bản thẻ đỏ liệu có xảy ra?

TS. Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, ít nhất trong năm nay và năm tới, châu Âu chưa thể áp thẻ đỏ với thủy sản Việt Nam.

Lý do được ông Hùng đưa ra là gần 4 năm qua, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn là muốn châu Âu gỡ vàng để về thẻ xanh chứ không phải là buông. Trong khi đó, đặc trưng nghề cá nước ta quy mô nhỏ, số lượng tàu cá rất lớn với 94.000 tàu cá, 31.000 tàu cá khai thác ngoài khơi, trải dài trên 28 tỉnh, thành, điều kiện ngư dân của mình còn khó khăn.

Theo ông Hùng, một số nước như Campuchia, Srilanka... sau khi bị EU áp thẻ vàng, họ vào cuộc rất chậm, một số nước không làm. Nhưng Việt Nam đã vào cuộc chủ động với tâm thế sớm được EU gỡ cảnh báo thẻ vàng, và hướng tới nghề cá phát triển bền vững.

"Hiện Việt Nam vẫn rất tích cực thì không có lý do gì mà châu Âu áp thẻ đỏ. Theo tôi, thời gian tới, nếu Việt Nam vào cuộc sâu hơn, quyết liệt hơn, kịch bản thẻ đỏ là khó xảy ra", Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định.

Kỳ 2: Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2021

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Từ khoá: thẻ vàng, IUU, VASEP, chuyển thẻ đỏ, phát triển bền vững

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007403202
Go to top