Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUCơ hội cho nông sản Việt Nam vào thị trường Đức còn rất lớn

Cơ hội cho nông sản Việt Nam vào thị trường Đức còn rất lớn

nongsanvietvansongtamguithuonghieunuocngoai 1562742939 1562742967

Với việc tận dụng tốt các cơ hội từ Hiệp định EVFTA, cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam – Đức mang lại, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ cơ hội thâm nhập được sâu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tương đối khó tính này.

Tại Hội nghị Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021, ông Bùi Vương Anh, Tham tán Thương mại Đức cho rằng mặc dù các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam còn chiếm tỷ trọng chưa lớn trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang Đức, song thị trường nước này vẫn còn rất nhiều tiềm năng.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê liên bang Đức, năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Đức – Việt Nam đã đạt gần 16 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. 

Năm 2020, mặc dù kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, thương mại hai chiều Đức – Việt Nam vẫn đạt 15,2 tỷ USD (giảm 3,6% so với cùng kỳ) tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức lại tăng 7,8% so với năm 2019, đạt 11,7 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong các nước ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Đức tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mặc dù các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam còn chiếm tỷ trong chưa lớn trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức. 

Cụ thể, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Đức 196,6 triệu USD các sản phẩm thịt, cá tươi sống và chế biến, chỉ chiếm dưới 1% nhu cầu nhập khẩu của Đức; 303 triệu USD sản phẩm qua quả tươi, hoa quả chế biến và các loại hạt, chiếm 2,7%; 429 triệu USD sản phẩm chè, cà phê, gia vị, chiếm 10%.

Tuy nhiên, theo Tham tán Bùi Vương Anh, con số trên đã cho thấy tiềm năng của thị trường Đức còn rất lớn. 

Với việc tận dụng tốt các cơ hội mà các cơ chế, khung pháp lý hợp tác giữa hai nước như Hiệp định EVFTA, cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam – Đức mang lại, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung, của khu vực Nam bộ và Tây Nguyên nói riêng sẽ cơ hội thâm nhập được sâu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tương đối khó tính này.

Một điểm lợi thế nữa của thị trường Đức đó là việc nước Đức có cộng đồng người Việt đông đảo, đang sinh sống, làm việc và kinh doanh, có hệ thống phân phối sản phẩm châu Á, trong đó phần lớn có xuất xứ từ Việt Nam rộng khắp nước Đức, là các đầu mối tiêu thụ và trung chuyển tiềm năng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam không chỉ trong phạm vi nước Đức.

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam nên việc tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu còn là một thách thức lớn. 

Chính vì thế, Thương vụ Việt Nam tại Đức đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp Việt Kiều, doanh nghiệp bản địa, hiệp hội ngành hàng của Đức, tổ chức một cách đồng bộ nhiều hoạt động kết nối cung cầu, tiêu thụ trong nước cũng như hoạt động hỗ trợ xuất khẩu.

Đồng thời chú trọng khai thác các lợi thế từ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết, trong đó có EVFTA, tận dụng hiệu quả cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Thông qua trao đổi, các doanh nghiệp đã thấy được tầm quan trọng trong việc cần đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã để đáp ứng được thị hiếu của nhiều đối tượng người tiêu dùng cũng như sự cần thiết của việc hiện đại hóa công nghệ sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của EU.

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu ngay các mặt hàng nông sản nói trên, Thương vụ cũng đang phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại thực hiện Đề án phân phối và Logistic.

Qua đó sẽ thiết lập các kênh phân phối lớn giúp mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội thâm nhập và khẳng định vị trí tại thị trường Đức cũng như EU, cũng qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp có kế hoạch dài hơi nhằm giảm chi phí và tăng mức độ cạnh tranh, tăng tính chủ động về mặt logistic.

Thời gian tới, bên cạnh các hoạt động xúc tiến truyền thống, Thương vụ sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại đưa các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam lên các kênh thương mại uy tín, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được đưa vào thí điểm từ tháng 5 và nhận được nhiều đánh giá tích cực.

Bên cạnh đó, Thương vụ sẽ xây dựng cũng như áp dụng hiệu quả mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, kết hợp văn hóa lịch sử, dấu ấn văn hóa trên nền tảng số, bên cạnh mô hình truyền thống, để quảng bá, góp phần tích hợp đa giá trị vào sản phẩm xuất khẩu.

Nguồn: Doanh nghiệp Niêm yết

Từ khoá: EVFTA, nôgn sản, đa dạng hoá, thị hiếu, tiêu chuẩn, khắt khe, logistics, truy xuất nguồn gốc

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007403573
Go to top