Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Cẩm nang kinh doanh tại Lào

Laos2

Lào là một trong những thị trường còn sơ khai nhất ở châu Á, đồng thời là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với với tổng thu nhập bình quân đầu người (GNI) chỉ đạt 1,010 USD/năm - theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài tại Lào hiện đang phát triển nhanh nhờ vào tài nguyên thiên nhiên và quỹ đất phong phú cùng với sự cởi mở dành cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Lào đã dần nổi lên trong vòng 2 thập kỷ qua. Năm 1986, nền kinh tế của đất nước này đã có một loạt các cải cách hướng tới xây dựng một nền kinh tế thị trường. Từ đó trở đi, nền kinh tế Lào tăng trưởng trung bình 6% đến năm 2007 và vượt quá 7% giữa năm 2008 và năm 2011 đạt mức tăng trưởng cao thứ hai tại châu Á sau Trung Quốc. Lào có tất cả các yếu tố cần thiết để đạt đến mức phát triển hiện tạicủa các nước láng giềng Đông Nam Á. Tài nguyên thiên nhiên của Lào - đặc biệt là ở ngành thủy điện, khai thác mỏ, kim loại quý và gỗ - đang bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài lớn.

Chính phủ Lào cũng đang từng bước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang tích cực nâng cao hình ảnh của đất nước trong mắt các nhà đầu tư, với việc lần đầu tiên mở cửa thị trường chứng khoán quốc gia vào năm 2011. Tỷ lệ nghèo của Lào cũng đã giảm từ 46% năm 1992 xuống còn 26% trong năm 2010.

Văn hóa

Chào hỏi

Tên Lào có thể gây nhầm lẫn cho người nước ngoài. Họ thường được đặt trước tên, ví dụ ngài Thủ tướng Khamtay Siphandon sẽ được gọi là ông Khamtay hoặc Thủ tướng Khamtay. Thông thường, khi gọi người Lào, bạn có thể gọi họ bằng tên, kèm ở phía trước là danh xưng "Ông/Bà" hay "Than" – danh xưng dành cho những người rất được người khác tôn trọng. Tuy vậy, người Lào thường thích bạn gọi họ bằng bác, dì, cô, chú hơn.

Cách chào truyền thống của người Lào là "Phanom" hoặc "wai" – hai tay chắp vào nhau giống như đang cầu nguyện và đặt trước mặt hoặc ngực. Tuy nhiên, ngày nay, việc bắt tay ngày càng trở nên phổ biến đối với cả đàn ông và phụ nữ, đặc biệt là trong giới kinh doanh.

Trang phục

Cũng như các nước khác ở Đông Dương, Lào có khí hậu cận xích đạo hay nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ cao quanh năm và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Do đó, trang phục thích hợp nhất cho cả đàn ông và phụ nữ khi đến Lào làm việc là các loại quần áo nhiệt đới nhẹ nhàng.

Phụ nữ Lào thường mặc váy truyền thống dài quá đầu gối với một chiếc áo choàng. Đàn ông thường mặc quần dài với áo sơ mi hoặc với áo truyền thống của Lào. Tuy giày xăng đan ở Lào khá phổ biến,nhưng không nên mang loại giày này đến văn phòng làm việc. Người Lào thường không thích phụ nữ mặc váy ngắn.

Thường ngày, bạn nên mặc áo sơ mi giản dị hoặc áo có cổ. Lào là một quốc gia đặc biệt bảo thủ và tốt nhất nên ăn mặc như vậy khi ở nơi công cộng. Vào cuối năm 1994, chính phủ Lào đã cấm phụ nữ mặc váy ngắn và cấm đàn ông đeo bông tai. Mặc dù hiện tại lệnh cấm này không còn quá khắt khe, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên thận trọng về trang phục và ngoại hình.

Tặng quà

Như hầu hết các nền văn hóa Phật giáo khác, bàn chân là bộ phần không được xem trọng nhất trên cơ thể người, do đó giày và vớ không phải là quà tặng phù hợp ở Lào. Khi gói quà, nên lưu ý sử dụng màu xanh lá cây hoặc màu đỏ vì đây là màu may mắn tại Lào. Bạn nên tránh dung giấy gói quà màu trắng vì màu này được xem là không may mắn.

Danh thiếp

Luôn đưa và nhận danh thiếp bằng cả hai tay nhằm thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.Khi nhận được danh thiếp của người khác, nên dành một vài giây đọc chiếc danh thiếptrước mặt người đưa danh thiếp cho bạn. Không bao giờ đặt ngay danh thiếp vào túi hay ví của bạn khi vẫn chưa dành ra ít giây đọc nó.

Bạn nên mang theo nhiều danh thiếp và dịch danh thiếp của bạn sang tiếng Lào. Thường ở Lào, danh thiếp sẽ có một mặt viết bằng tiếng Anh và mặt còn lại sẽ viết bằng tiếng Lào. Tại cuộc họp, người Lào có thể để các danh thiếp của các đối tác lên bàn, phía trước mặt họ để thể hiện sự tôn trọng, đồng thời giúp họ dễ nhớ tên các đối tác. Do đó, bạn có thể làm tương tự như họ.

Cách thức dùng bữa

Cách thức dùng bữa tại Lào tương đối giống với các nước Đông Nam Á khác. Khi được mời đến nhà đối tác dung bữa, bạn nên mang theo một món quà nhỏ, chẳng hạn như trái cây hoặc bánh ngọt, để thể hiện sự lịch sự. Bạn nên đến đúng giờ hẹn và cởi giày trước khi bước vào nhà. Khi gặp mặt mọi người, bạn nên chào những người lớn tuổi trước. Bạ nên chờ chủ nhà xếp chỗ cho bạn, và cũng nên chờ những người lớn tuổi ngồi xuống trước thì mới được ngồi xuống.

Nếu bữa ăn phục vụ một số món đặc biệt, ví dụ như cơm nếp, thì bạn phải ăn bằng tay phải.Đối với các món khác ví dụ như mì, thì bạn sẽ được nhận một đôi đũa để dung. Ở một số nơi, bạn có thể được đưa cho dĩa và thìa để dùng trong bữa ăn, và nên lưu ý phải cầm thìa bằng tay phải và nữa bằng tay trái. Chỉ trong các nhà hàng cao cấp, bạn mới được phục vụ một con dao dùng trong bữa ăn.

Trong bữa ăn, người lớn tuổi nhất sẽ được phục vụ đầu tiên, và đàn ông sẽ được phục vụ trước phụ nữ. Bạn phải ăn hết tất cả thức ăn trên đĩa hoặc trong bát của bạn, vì bỏ thừa thức ăn sau khi ăn bị xem là lãng phí và bất lịch sự. Sau khi ăn xong, bạn nên đặt đũa trên bát hoặc trên đĩa, trong trường hợp dùng muỗng và nĩa, thì đặt chúng úp xuống trên đĩa của bạn.

Nếu bạn ăn trong nhà hàng, bạn sẽ phải đến quầy tính tiền để thanh toán hóa đơn vì người Lào cảm thấy việc đem hóa đơn ra tại bàn là rất bất lịch sự. Bạn nên kiểm tra xem có khoản phí dịch vụ nào được cộng thêm vào hay không, nếu không có thì bạn nên để lại tiền boa. Ở các nhà hàng lớn mức boa là khoảng 5-10%, nhưng đối với các nhà hàng quán ăn nhỏ thì không bắt buộc phải để lại tiền boa.

Phong cách giao tiếp

Giống hầu hết các nước châu Á khác, người Lào thường tránh đối đầu trong giao tiếp và ít khi nói trực tiếp vào vấn đề. Họ có xu hướng trả lời cho bạn những gì mà họ nghĩ là bạn muốn nghe, dù đó không phải là cảm xúc hay kế hoạch thật sự của họ. Do đó, bạn có thể sẽ nhận được các thông tin mâu thuẫn từ nhiều nguồn khác nhau.  Với người Lào, “có thể”, “có lẽ” hoặc “có” đều có thể hàm nghĩa là “không”. Tốt nhất bạn nên chú ý đến các tín hiệu phi ngôn ngữ như nét mặt và ngôn ngữ cơ thể.

Tỏ ra giận dữ với người khác là điều không nên tại Lào, và nó không giúp bạn nhận được thông tin bạn cần. Thay vì đặt các câu hỏi “tại sao”, hoặc “làm thế nào”, cách tốt hơn để có được thông tin bạn muốn là đặt ra các câu hỏi Có/Không cho người bạn đang nói chuyện, từ đó bạn sẽ có được thông tin chi tiết để xây dựng bức tranh tổng quát về tình hình hiện tại.

Khi xảy ra xung đột, thì vấn đề xung đột thường được giải quyết thông qua một bên trung gian. Đừng hy vọng sẽ được thảo luận trực tiếp vấn đề xung đột với người đã cãi nhau với bạn. Khi xugn đột đã được giải quyết, hai bên có thể tiếp tục bàn công việc với nhau, nhưng không được nhắc lại những xung đột đã qua.

Nụ cười ở Lào có nhiều ý nghĩa: có thể là vui, nhưng cũng có thể là bối rối hoặc tức giận. Trong hầu hết các tình huống giao tiếp, bạn có thể nhìn thẳng vào mắt đối phương. Tuy nhiên, khi bạn nói chuyện với những người lớn tuổi hoặc những người có địa vị xã hội cao thì không nên nhìn thẳng vào mắt họ, trừ khi họ nhìn thẳng vào mắt bạn trước.Khi một người đàn ông nói chuyện với một người phụ nữ, đặc biệt là một người phụ nữ trẻ hơn, người phụ nữ thường sẽ có xu hướng tránh nhìn thẳng vào mắt người đàn ông và thường chỉ tập trung nhìn vào mặt đất.

Phong cách quản lý

Người Lào thường làm tuần tự từng việc một, và theo người phương Tây nhận xét, tốc độ làm việc của người Lào khá chậm, nhưng lại khá ổn định. Vì vậy, không nên giao nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm chồng chéo lên các nhân viên người Lào vì sẽ khiến năng suất người nhân viên bị ảnh hưởng. Bạn cũng cần kiểm tra họ thường xuyên kịp thời phát hiện vấn đề vì nhân viên người Lào thường rất miễn cưỡng trong việc nói ra những khó khăn trong công việc.

Trong một công ty Lào, cấp cao nhất sẽ ra các quyết định và mọi người bên dưới sẽ thi hành quyết định đó. Người Lào rất xem trọng thứ bậc và những ý tưởng mới không theo mệnh lệnh thường không được khuyến khích. Nếu có vấn đề thì nhân viên phải báo cáo với người giám sát trực tiếp. Việc báo cáo vượt cấp là chuyện không thể chấp nhận được trong hầu hết các doanh nghiệp Lào. Bạn nên tránh đối đầu trực tiếp với đồng nghiệp người Lào hoặc làm họ bị mất mặt, vì giống như các nước châu Á khác, người Lào rất xem trọng sĩ diện. 

Các ngành đáng chú ý ở Lào và Cơ hội

Các ngành công nghiệp lớn

Sự tăng trưởng kinh tế của Lào chủ yếu nhờ vào sự hoạt động hiệu quả của các ngành công nghiệp sau:

• Khai thác mỏ: Lào rất giàu các nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đồng và vàng. Giá trị của toàn ngành công nghiệp khai mỏ của Lào hiện nay đã đạt gần 1 tỷ USD, chiếm gần 50% xuất khẩu và 15% doanh thu của chính phủ.

• Thủy điện: Đến năm 2015, chính phủ Lào đã có kế hoạch tăng sản lượng thủy điện khoảng 3856 megawatt. Với bối cảnh các nước giáp biên giới với Lào như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan đang rất cần tăng nguồn năng lượng để cung cấp cho nền kinh tế đang phát triển nóng, thủy điện Lào có triển vọng xuất khẩu mạnh mẽ trong tương lai.

• Nông nghiệp: đây là trụ cột chính của nền kinh tế Lào, với 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp.

Các ngành công nghiệp quan trọng khác tại Lào gồm có ngành gỗ, cao su, xây dựng, may mặc, xi măng, ô tô, và du lịch.

Các ngành công nghiệp mới nổi

• Xây dựng: Việc tập trung phát triển công nghiệp thủy điện đang tạo ra nhiều cơ hội hơn cho ngành công nghiệp xây dựng.

• Kinh doanh nông nghiệp: Ở Lào đang có sự thay đổi dần dần từ nông nghiệp tự cung tự cấp sang kinh doanh nông nghiệp - đặc biệt là ngày càng xuất hiện nhiều đồn điền. Thỏa thuận gần đây giữa Lào với nước láng giềng Thái Lan cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác nhiều hơn với nông dân Lào giúp thúc đẩy ngành kinh doanh nông nghiệp hơn nữa.

Cơ hội

Các ngành như điện, đặc biệt là thủy điện và than hiện đã mở cửa cho đầu tư nước ngoài, với nhiều công ty quốc tế đã tham gia vào các ngành trên.

Đối với ngành khai mỏ, tuy đã có nhiều công ty nước ngoài hoạt động trong ngành này, nhưng Lào là nước có tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó vẫn còn rất nhiều tiềm năng vẫn chưa được khai thác và đang chờ sự đầu tư từ nước ngoài.

Kinh doanh nông nghiệp -trong đó có đầu tư đồn điền trồng cao su, cà phê, gỗ, bắp - cũng là ngành rất thu hút đầu tư nước ngoài.

Chính phủ Lào hiện đang đặt mục tiêu phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nhằm biến ngành này trở thành một trong số những trụ cột chính của sự tăng trưởng trong tương lai. Năm 2008, Lào cũng được New York Times đánh giá là một trong những nơi đáng để đi nhất.

Các hiệp định thương mại Lào đã ký kết

Năm 1997, Lào trở thành thành viên của ASEAN và cam kết có biểu thuế phù hợp với AFTA. Hiện nay, Lào đang đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các quốc gia đã cấp Hệ thống ưu đãi thuế quan chung (GSP) cho Lào gồm Nhật Bản (cho tất cả các sản phẩm); Úc (không có thuế nhập khẩu); Liên minh châu Âu; Hàn Quốc; Na Uy và Thụy Sĩ. Lào cũng đã ký kết hiệp định thương mại với 18 quốc giagồm Việt Nam; Trung Quốc; Campuchia; Myanmar; Thái Lan; Bắc Triều Tiên; Philippines; Mông Cổ; Indonesia; Malaysia; Bulgaria; Nga; Ấn Độ; Belarus; Argentina; Mỹ; Kuwait và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cơ sở hạ tầng

Một trong những trở ngại lớn nhất của kinh tế Lào là việc thiếu thốn cơ sở hạ tầng. Lào là đất nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp với biển, do vậy họ không có ngành vận tải biển. Trong khi đó, mạng lưới giao thông đường bộ lại kém phát triển khiến cho việc vận chuyển hàng hóa và phát triển du lịch gặp phải nhiều khó khăn. Tuy vậy, điều này đang dần thay đổi và mạng lưới giao thông đường bộ tại Lào hiện đang tốt dần lên.

Từ trước đến nay, sông Mekong chính là con đường vận tải hàng hóa chính của Lào đến các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia. Tuy nhiên, vận chuyển theo đường thủy như vậy thường chậm, do đó Lào đã xây dựng rất nhiều cây cầu lớn trong nước và một cây cầu quốc tế (cầu Thái-Lào Friendship) nhằm tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa.

Thông tin liên lạc tại Lào

Điện thoại:

Tổng cục Bưu điện Lào (GPO) cung cấp dịch vụ điện thoại công cộng cho tất cả các cuộc gọi cả trong nước lẫn quốc tế. Ngoài ra ở Lào cũng có các buồng điện thoại công cộng sử dụng thẻ. Trung tâm Lao Telecome Numphu tại Viêng Chăn  là nơi thuận tiện để thực hiện các cuộc gọi quốc tếvà gửi fax.

Đối với điện thoại di động, chỉ có một vài công ty quốc tế mới có dịch vụ chuyển vùng. Bạn nên kiểm tra trước với nhà cung cấp dịch vụ của bạn. Tốt hơn hết là bạn nên mua một thẻ SIM (thẻ Tigo hoặc M-phone) khi đến Lào.

Internet:

Hiện các quán cà phê Internet đang trở nên ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn.Tuy nhiên,chỉ ở Viêng Chăn  và Luang Prabang thì mới có internet tốc độ cao. Tại Viêng Chăn , khu vực cung cấp các quán internet tốt nhất là Th Samsenthai và Th Setthathriat với mức phí khoảng 7000 kíp một giờ. Hiện càng ngày càng có nhiều quán cà phê và quán bar ở Lào có wifi.

Giờ làm việc

Ngân hàng: 8:30-14:00, từ thứ hai đến thứ sáu

Cửa hàng: từ 08:00 đến 16:00, hàng ngày

Chợ: 06:00 đến 17:00, hàng ngày

Văn phòng Chính phủ: 7:30-11:30 và 14:00 đến 17:00, từ thứ hai đến thứ sáu

Trung tâm kinh doanh: từ 08:00 đến 12:00 và 13:00-16:00, từ thứ hai đến thứ sáu

Tiền tệ

Các loại tiền tệ chính thức tại Lào là kíp. Tiền giấy có mệnh giá 500, 1.000, 5.000, 10.000 và 20.000 kíp. Lào không có tiền xu. Ngoài kíp, hầu hết các doanh nghiệp sẽ chấp nhận baht Thái và đô la Mỹ.

Ở Lào, người ta giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, do đó bạn hầu như không thể sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ATM. Chỉ có cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch ở các thị trấn lớn và những khách sạn lớn mới chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Máy ATM quốc tế rất hiếm, tại thủ đô Viêng Chăn  cũng chỉ có một vài máy, ở Luang Prabang có một máy và vài máy khácrải rác trên khắp đất nước.

Ngân hàng

Không có internet banking tại Lào. Chỉ có một ngân hàng (là ngân hàng ANZ) cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ. Không có EFTs, do đó không có Paypal hoặc bất cứ dịch vụ nào khác tương tự. Hệ thống ngân hàng của Lào cũng không kết nối với thế giới. Ví dụ, nếu bạn mở một tài khoản tại chi nhánh ANZở nước khác, bạn sẽ không thể truy cập tài khoản này tại chi nhánh ANZ ở Lào, hoặc ngược lại.

Quy định pháp luật

Các nhà đầu tư phương Tây cần phải lưu ý kỹ đến hệ thống pháp luật của Làodo các quy định về cơ bản khá thiếu công bằng. Ví dụ như các tranh chấp liên quan đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào thường không được giải quyết thỏa đáng vì chính Bộ này sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp trên. Không có tòa án để xử lý những tranh chấp kiểu trên, do đó các doanh nghiệp có thể cảm thấy họ không được nhận một buổi điều trần khách quan.

Các văn bản pháp luật chủ yếu bằng tiếng Lào cũng là một vấn đề khó khăn đối với các nhà đầu tư phương Tây. Dù nhiều văn bản quy phạm pháp luật có bản dịch sang tiếng Anh, nhưng các bản dịch này đều không chính thức và có độ tin cậy thấp. Mặc dù hệ thống pháp luật của Lào đang dần dần phát triển với hơn 91 luật mới được ban hành từ năm 1991 đến năm 2009, nhưng kiến ​​thức pháp luật ở Lào khá thấp, nhất là đối với những người ở ngoài thủ đô Viêng Chăn .

Tuy vậy, một trong những mặt tích cực lớn nhất về mặt pháp lý ở Làolà chính phủ rất sẵn sàng thu hút đầu tư nước ngoài.Các quy định vẫn đang tiếp tục được phát triển, có thể tốn một thời gian khá dài trước khi hệ thống pháp luật của Lào đuổi kịp các nước châu Á khác, nhưng sự thay đổi đang thực sự diễn ra và đang đi đúng hướng.

Lực lượng lao động

Thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào chính là tìm được nhân lực có tay nghề caoở đất nước có khoảng 6,5 triệu người này, do người Lào thường làm việc ở những ngành không đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao, chẳng hạn như nông nghiệp. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, người dân thường không quen làm việc toàn thời gian cho một công ty duy nhất. Họ thích làm việc khoảng 7,8 tháng trong năm, sau đó trở về nhà và tiếp tục chăm lo ruộng vườn của gia đình. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài không những gặp khó khăn trong việc tìm được lao động có tay nghề cao mà còn gặp khó khăn trong việc giữ được lực lượng lao động ổn định.

Tuy nhiên, có giải pháp dành cho vấn đề trên. Các công ty nước ngoài có thể nhận người lao động tay nghề cao từ Thái Lan, hoặc mang theonhân công từ nước của họ đến Lào.Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất để duy trì lực lượng lao động ổn định tại Lào chính là vừa cung cấp công ăn việc làm cho cả nam giới và phụ nữ, vừa cung cấp cơ hội giáo dục cho con cái của họ, cũng như cung cấp nhà ở chất lượng tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.

Nếu con cái của người lao động được nhận nền giáo dục tốt hơn thì sẽ giảm được nguy cơhàng nămngười lao động trở về làng quê 3 tháng, vì con cái của họ đang đi học ở nơi họ làm việc. Đây là động lực rất lớn cho người lao động ở lại với công ty. Ngoài ra, thông qua việccung cấp nhà ở và các cơ sở hạ tầng khác, các công ty nước ngoài sẽ nâng chất lượng sống của người lao động, giúp người lao động nhìn thấy tương lai tươi sáng hơn ở nơi họ làm việc và gắn bó với nơi làm việc hơn.

Tài chính ngân hàng

Sự phát triển đáng chú ý nhất của Lào trong những năm gần đây là sự kiện Lào mở cửa thị trường chứng khoán năm 2011 như một nỗ lực hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sở Giao dịch Chứng khoán Lào đã cung cấp nguồn vốn mới cho các công ty. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì đây là một mục tiêu dài hạn vì thị trường chứng khoán Lào chỉ có hai công ty niêm yết và cả hai đều thuộc sở hữu nhà nước.

Ngành ngân hàng đã phát triển tăng vọt trong những năm gần đây và hiện nay có 19 ngân hàng thương mại ở Lào. Tuy nhiên, ngành này lại hạn chế sự tham gia củacác nhà đầu tư nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài không được phép hoạt động bên ngoài thủ đôViêng Chăn, và các ngân hàng nhà nước thì thường quá nhỏ để thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài.

Tuy nhiên, hệ thống tỷ giá hối đoái của Lào hiện nay đang được thả nổi, vàngoại tệ được phép tự do chuyển đổi. Cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài nằm trong phân khúc đào tạo nhân sự, xây dựng hệ thống tài chính và phát triển các ngành này trong dài hạn.

Tương lai

Lào bắt đầu đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2013, với dự kiến ​​việc gia nhập WTO sẽ giúp quốc gia Đông Nam Á này gia tăng đáng kể lượng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài cần phải nhận thức được rằng các giao dịch thương mại ở Lào thường mất nhiều thời gian hơn so với các nước láng giềng khác. Các nhà đầu tư nước ngoài cần phải ra quyết định càng nhanh càng tốt đối với tất cả các khâu trong chuỗi giá trị, nếu không sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong thủ tục pháp lý và thiếu lực lượng lao động.

Tương lai kinh tế của Lào thực sự tươi sáng. Nhưng nếu các doanh nghiệp nước ngoài muốn thu hút và giữ chân các nhân tài, họ cần phải đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên, cung cấp nhà ở chất lượng tốt cho người lao động, và tạo cơ hội giáo dục tốt cho con em củangười lao động.

Theo: http://hqasia.org, http://www.austrade.gov.au, http://export.gov, www.safaritheglobe.com, www.laos.alloexpat.com và http://guide.culturecrossing.net - TV

Từ khoá: Cẩm nang, kinh doanh, Lào

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007403684
Go to top