Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Trung QuốcTin tức thị trường Trung QuốcTrung Quốc siết nông sản nhập khẩu, VN đối phó thế nào?

Trung Quốc siết nông sản nhập khẩu, VN đối phó thế nào?

nongsanvietnam15032018

Trung Quốc không còn là khách hàng dễ tính, còn nông nghiệp Việt vẫn có thói quen bán những gì mình có thay vì n những gì thị trường cần.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo năm 2019, thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc càng phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn.

Vì vậy doanh nghiệp và nông dân cần phải tuân thủ theo quy định trọng sản xuất và phát triển bền vững, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm.

TTXVN dẫn lời ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cho biết, Trung Quốc không còn là khách hàng dễ tính. Sự chuyển dịch tầng lớp dân cư nước này diễn ra rất mạnh mẽ, khi có tới 60% số người thuộc tầng lớp trung lưu. Do đó, nhu cầu các sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm cũng tăng theo.

Ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng từ xưa tới nay, ngành nông nghiệp vẫn quen với việc sản xuất ra rồi mới chào hàng, nói cách khác là "bán những những gì chúng ta có thay vì bán những gì thị trường cần." Điều này đòi hỏi cần có sự thay đổi trong tư duy và thói quen của cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất.

Năm 2018, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các thị trường truyền thống đều tăng trưởng mạnh so với năm 2017, ngoại trừ thị trường Trung Quốc.

Lý giải nguyên nhân này, ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng đầu ra nông sản của Việt Nam vẫn phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, trong khi đó thị trường này ngày càng siết chặt quản lý nhập khẩu, thậm chí đóng cửa nhiều tuyến cửa khẩu xuất khẩu tiểu ngạch.

Ông Toản cho biết thêm, quan điểm của Trung Quốc và Việt Nam là nông sản Việt Nam cần hướng tới xuất khẩu chính ngạch. Việc này giúp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và năng lực thích ứng thị trường của nông dân được nâng cao.

Ngoài ra, thương mại điện tử ở Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh đến từng ngóc ngách các hộ gia đình. Vì vậy, ông Toản khuyến nghị doanh nghiệp cần tận dụng các kênh bán hàng này, đồng thời hướng tới làm ăn bài bản tại thị trường Trung Quốc.

Trước đó, cũng chia sẻ về vấn đề trên tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt” diễn ra hồi tháng 8/2018, ông Vĩ Tích Thành - Tham tán Thương mại và kinh tế, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM, cho biết: :Ẩm thực với người Trung Quốc rất quan trọng. Chúng tôi rất thích ăn, biết ăn và ăn rất khỏe. Tuy nhiên, người Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn của nông sản. Không phải vì đông dân nhất thế giới, nhu cầu nông sản, ẩm thực nhiều mà cái gì cũng có thể bán được cho Trung Quốc.

Theo ông Thành, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Song, nông sản Việt vẫn đang xuất sang Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch, xuất chính ngạch còn rất hạn chế.

“Tiểu ngạch quan trọng nhưng lại không bền vững, yếu tố rủi ro rất cao. Hiện Trung Quốc rất quan trọng yếu tố truy xuất nguồn gốc nông sản”, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM nói.

Trước những yêu cầu mới của Trung Quốc, một số ý kiến cho rằng Trung Quốc đang muốn gây khó dễ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam tin rằng những yêu cầu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm là một đòi hỏi cơ bản, tất yếu của tất cả các thị trường nhập khẩu. Một khi Việt Nam đã gia nhập thương mại thế giới, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thì cần chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn, những yêu cầu của khách hàng đưa ra.

Ông Đào Việt Anh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, cho rằng doanh nghiệp cần đăng ký thương hiệu sản phẩm với cơ quan chức năng của Trung Quốc để thuận lợi khi giao dịch, kinh doanh tại thị trường Trung Quốc.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần xác minh thực lực và uy tín của doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần cập nhật các thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, các quy định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng của các địa phương bên phía Trung Quốc.

Nguồn: Đất Việt

Từ khóa: Trung Quốc, siết, nông sản nhập khẩu, VN, đối phó

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007415328
Go to top