Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Trung QuốcTin tức thị trường Trung QuốcMột số nét về thị trường trái cây Trung Quốc và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam

Một số nét về thị trường trái cây Trung Quốc và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam

fruit

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á-Âu, phía đông và giữa châu Á, phía tây của Thái Bình Dương.

Với 9,6 triệu km2, Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới về diện tích, có đường biên giới lục địa dài 22.800 km, đường bờ biển dài 18.000 km; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với CHDCND Triều Tiên (phía đông). Riêng với Việt Nam, Trung Quốc có chung 1.350 km đường biên giới qua hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và sáu tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc và Việt Nam còn được bao bọc bởi Vịnh Bắc Bộ - một trong những vịnh lớn nhất Đông Nam Á và thế giới.

Từ khi bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tiếp tăng. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của hai nước mở ra tiềm năng lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Năm 2014, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong các nước ASEAN.

Trong xuất khẩu, về rau quả chung thì thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 38% trong tổng giá trị xuất khẩu hằng năm. Trong 1,5 tỷ USD rau quả xuất khẩu năm 2014 theo số liệu của Hải quan, thì Trung Quốc chiếm trên 35%. Riêng về đối với trái cây thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 60% - 70%. Những số liệu này cho thấy tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn, bởi xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu qua đường biên giới nên thường bấp bênh.

I. THỊ TRƯỜNG TRÁI CÂY TRUNG QUỐC

Trung Quốc có nhu cầu rất lớn đối với trái cây tươi, đặc biệt trong bối cảnh người dân có thu nhập ngày càng tăng, đời sống được nâng cao và có ý thức nhiều hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe. Rau quả tươi đã trở thành một phần không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Trung Quốc. Với trên 1,3 tỷ dân, đây là một thị trường có tiềm năng khổng lồ.

Nhu cầu trái cây tươi ở Trung Quốc rất đa dạng, với mọi chủng loại.

Tính tới tháng 10/2014, Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu trái cây từ 35 quốc gia/vùng lãnh thổ, bao gồm châu Á, châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, Australia và châu Phi. Trong số các nước EU có Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ, Hy Lạp và Hà Lan xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc.

Bảng 1: Danh mục các quốc gia/lãnh thổ/khu vực xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc (cập nhật tới 31/12/2014)

QUỐC GIA/LÃNH THỔ

TRÁI CÂY ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU

Argentina

Cam, bưởi, quýt (& lai), táo, lê

Australia

Citrus (cam, chanh, bưởi, chanh), xoài, táo (Tas.), Nho, anh đào

Bỉ

Canada

Anh đào

Chile

Quả kiwi, táo, nho, mận, anh đào, việt quất, bơ

Columbia

Chuối

Costa Rica

Chuối

Cyprus

Cam, chanh, bưởi, quít tangor

Ecuador

Chuối

Ai Cập

Quả có múi

Pháp

Apple, Kiwi

Hy Lạp

Kiwi

Ấn Độ

Xoài, nho

Indonesia

Chuối, nhãn, măng cụt, trái cây rắn

Israel

Cam, bưởi, quýt, chanh, bưởi

Italy

Kiwi

Nhật Bản

Táo, lê

Malaysia

Nhãn, măng cụt, vải, dừa, dưa hấu, đu đủ, chôm chôm

Mexico

Bơ, nho, mâm xôi

Ma rốc

Quả có múi (cam, quýt, clementine (một loại cam nhỏ), bưởi))

Myanmar (Burma)

Nhãn, măng cụt, chôm chôm, vải, xoài, dưa hấu, dưa thơm, zizyphus mauritiana (4 loại sau cùng phải qua cảng Ruili hoặc Daluo)

Hà Lan

New Zealand

Quýt, cam, chanh, táo, anh đào, nho, kiwi, mận, lê

Pakistan

Xoài, cam

Panama

Chuối

Peru

Nho, xoài, cam chanh (bưởi, cam & cam lai, quýt, chanh)

Philippines

Dứa, chuối, xoài, đu đủ

Nam Phi

Quýt, cam, bưởi, chanh, nho

Tây Ban Nha

Quýt, cam, bưởi, chanh

Đài Loan

Dứa, chuối, dừa, mãng cầu, đu đủ, khế, xoài, ổi, táo sáp, cau (trầu) hạt, quýt, bưởi, mận, Loquat (nhót tây), hồng, đào, chà là (Trung Quốc), mận, chanh, cam, Thanh long, dưa Hami, lê

Tajikistan

Anh đào

Thái Lan

Me, cam, mãng cầu, cam quýt, bưởi , đu đủ, khế, ổi, chôm chôm, táo sáp, mít, bòn bon, dứa, hồng xiêm, chuối, chanh, dừa, nhãn, sầu riêng , xoài, vải, măng cụt

Uruguay

Quả có múi

Hoa Kỳ

Mận, Anh đào, nho, Táo, Cam quýt , lê

Việt Nam

Xoài, nhãn, chuối, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, thanh long

Nguồn: Cục Giám sát chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ)

Nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc lục địa tăng 25% trong 5 năm qua, đạt trên 4 tỷ USD năm 2014, trong đó nhập khẩu các loại trái cây đặc biệt như nhãn, sầu riêng và nho tăng mạnh nhất. Các nguồn cung cấp trái cây vào thị trường Trung Quốc ngày càng trở nên đa dạng, mở rộng từ các nước láng giềng ở Đông Nam Á sang các nước ở Nam Bán cầu. Ví dụ tới 82% quả anh đào (Cherry) – loại quả được sử dụng rất phổ biến trong dịp Tết cổ truyenf bởi có màu đỏ đẹp, được dùng nhiều trong các lễ hội – đến từ Chile, quốc gia đã ký hiệp định tự do thương mại với Trung Quốc từ năm 2005.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố có lợi cho tăng trưởng thương mại của Trung Quốc trong 20 năm qua, như chính sách mở cửa mậu dịch và đầu tư vào hạ tầng cơ sở, tạo thuận lợi cho hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc ngày càng tăng mạnh.

Hậu cần về chuỗi cung ứng hàng hóa bảo quản lạnh của Trung Quốc - vốn là điểm yếu trong khâu phân phối nội địa – đã thu hút được lượng đầu tư đáng kể trong 5 năm qua.

Trên thực tế, suy thoái kinh tế khắp thế giới và ngay ở Trung Quốc lục địa đã ảnh hưởng tới thương mại các loại hàng hóa “mềm”, hàng hóa dễ hư hỏng.

Về khối lượng, theo thông tin của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu trái cây năm 2014 tăng 22,8% so với năm trước, đạt 3,3 triệu tấn.

Tính theo khối lượng, Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam, chiếm 30% tổng lượng trái cây nhập khẩu, tiếp đến là philippine, Thái Lan và Ecuador – quốc gia đã tăng mạnh xuất khẩu chuối sang Trung Quốc năm 2014. Chile và Hoa kỳ giảm khối lượng xuất khẩu so với năm 2013, chủ yếu do các yếu tố thời tiết ảnh hưởng tới sản lượng.

Về trị giá, vị trí có sự thay đổi với Thái Lan hiện đứng đầu với 1.028 triệu USD. Thái Lan cũng là nhà cung cấp chính các loại quả đặc biệt, tiếp đến là Chile với 776 triệu USD. Việt Nam, Philippine và Mỹ đứng sau các nhà cung cấp kể trên.

Một số quốc gia có thị phần rất nhỏ nhưng tăng rất mạnh, ví dụ như Italia nhờ xuất khẩu quả kiwi, Bỉ nhờ xuất khẩu lê, Indonesia nhờ xuất khẩu các loại quả đặc biệt, Canada với quả anh đào và Tây Ban Nha và Israel với quả có múi.

Về trị giá trung bình mỗi kg quả nhập khẩu, Chile dẫn đầu với 4,34 USD/kg, tiếp đến là New Zealand (3,4 USD) và Mỹ (3,2 USD). Đáng chú ý ở trường hợp của Chile, nước này cung cấp nhiều loại trái cây mà vẫn giữ được giá cao, đặc biệt năm 2014 các loại quả việt quát, anh đào và đào có giá khá cao.

Về loại trái cây nhập khẩu, năm 2014 dẫn đầu là chuối, với nhập khẩu tăng 119% đạt 1,1 tấn. Philippine là nhà cung cấp chuối chính cho Trung Quốc, tiếp đến là Ecuador – nhập khẩu đã tăng gấp 10 đạt trên 200.000 tấn.

Nhập khẩu các loại trái cây đặc biệt - chủ yếu đến từ các nước láng giềng ở Đông Nam Á – đang gia tăng mạnh. Sau chuối, mặt hàng thanh long đứng thứ nhì với mức tăng trưởng 12% đạt 603.000 tấn, chủ yếu từ Việt Nam. Tiếp đến là nhãn, sầu riêng (chủ yếu từ Thái Lan). Bốn loại trái cây này chiếm 71% tổng nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc.

Trái cây ôn đới chiếm 17% tổng lượng trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc, chủ yếu đến từ các nhà cung cấp ở Nam bán cầu, nơi có điều kiện thuận lợi để cung cấp theo mùa. Dẫn đầu về trái cây ôn đới nhập khẩu là nho tươi, chủ yếu đến từ Chile và một phần từ Mỹ và Peru, với khối lượng tăng 13% đạt 211.000 tấn. Nhập khẩu cam năm 2014 đạt 90.000 tấn, tăng 3% so với năm trước, chủ yếu đến từ Nam Phi và Australia.

Nhập khẩu quả anh đào (Cherry) tăng 11% đạt 64.000 tấn (con số này lẽ ra còn cao hơn nữa nếu thời tiết ở Chile và Hoa Kỳ thuận lợi, bởi hai nước này chiếm lần lượt 80% và 11% anh đào nhập khẩu vào Trung Quốc. 5% còn lại do Canada, Australia và New Zealand cung cấp).

Nhập khẩu kiwi tăng 30% đạt 62.000 tấn, chủ yếu từ New Zealand, nguồn cung đóng góp gần 25% tổng kiwi nhập từ phương Tây, ngoài ra còn có Italia cung cấp 11.000 tấn (tăng 175% so với năm 2013).

Nhập khẩu táo năm 2014 giảm 27% xuống 28.000 tấn. Táo được nhập khẩu chủ yếu từ Chile. Tuy nhiên, nhập khẩu táo từ Pháp năm qua tăng tới 175% đạt 3.500 tấn.

Một số sản phẩm mới được nhập vào Trung Quốc là bơ có mức tăng ấn tượng 376% đạt 5.169 tấn, chủ yếu từ Mexico, và quả việt quất (tăng 114% đạt 4.006 tấn), chủ yếu đến từ Chile.

Với nhu cầu cao và liên tục tăng như vậy, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng trái cây và cải thiện an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này.

Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng chất lượng và an toàn thực phẩm, và đã phát triển một loạt các quy định và tiêu chuẩn phù hợp với sự phát triển và với thực tế của thị trường. Ví dụ năm 2009, Trung Quốc đã ban hành “Luật An toàn thực phẩm”. Sau khi thực hiện trong mấy năm qua, hiện Chính phủ nước này đang chuẩn bị cập nhật những quy định mới cho Luật này. Tháng 12/2014, dự thảo sửa đổi đã được trình lên Quốc hội và đưa ra cho toàn dân đóng góp ý kiến, theo đó sẽ bổ sung một số điểm mới như một số chi tiết kỹ thuật trong lưu trữ và vận chuyển, lưu thông trên thị trường đối với cácsản phẩm nông nghiệp được sử dụng làm thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm biến đổi gien (GMF), tăng cường một số hình phạt trong trường hợp vi phạm…

Trong năm 2015 này, Trung Quốc sẽ thực hiện một số hoạt động trao đổi kỹ thuật và triển lãm quốc tế, đáng chú ý là 4 triển lãm quốc tế do Hiệp hội Kiểm dịch và Kiểm soát Xuất – Nhập khẩu (CIQA) tổ chức:

1. Triển lãm quốc tế Thượng Hải về thực phẩm, thịt và các sản phẩm thủy sản vào tháng 6 năm 2015;

2. Triển lãm Công nghệ và sản phẩm xuất xứ sinh học Quý Dương vào tháng 7 năm 2015;

3. Hội chợ Rau Quả thế giới tại Bắc Kinh Thế (Trung Quốc FVF 2015), tháng 9 năm 2015; và

4. Triển lãm Công nghệ và Thiết bị giám sát quốc tế tại Bắc Kinh vào tháng Chín năm 2015.

II. SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, riêng về xuất khẩu trái cây thì Việt Nam đứng thứ 5 tại châu Á.

Việt Nam có lợi thế khí hậu nhiệt đới nên trái cây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hàng năm, cả nước thu hoạch gần 7 triệu tấn trái cây, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 46% sản lượng trái cây cả nước với nhiều loại có giá trị xuất khẩu như: dứa, bưởi, xoài, thanh long, nhãn, chôm chôm,…

Dự kiến, sản lượng trái cây cả nước sẽ được nâng lên 11,3 triệu tấn vào năm 2020 và 17,7 triệu tấn (trong đó xuất khẩu từ 800 nghìn đến 1 triệu tấn) vào năm 2030.

Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu rau quả đạt 1,5 tỷ USD. Đây là mức cao kỷ lục trong 10 năm trở lại đây, khẳng định vị trí của trái cây Việt Nam đã thay đổi trên thị trường xuất khẩu, xứng tầm với quốc gia có thế mạnh về trồng cây ăn trái.

Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu trái cây chủ yếu của Việt Nam, với đặc điểm địa lý có đường biên giới chung khá dài, nhu cầu gia tăng mạnh, và có nhu cầu đối với nhiều chủng loại trái cây, chất lượng yêu cầu không quá cao. Theo số liệu thống kê, trong năm 2013, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều vải thiều và thanh long Việt Nam nhất, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc vẫn gặp khó do sự bấp bênh, vừa do yếu tố khách quan (chính sách của bên bạn), vừa do yếu tố chủ quan (Nguồn cung của Việt Nam tăng mạnh, chất lượng trái cây chưa đáp ứng tiêu chuẩn, khâu bảo quản còn yếu...) Nhiều loại trái cây của Việt Nam xuất sang Trung Quốc năm nào cũng bị ứ đọng, có khi thối hỏng trước khi qua cửa khẩu.

Số liệu chi tiết xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc năm 2014

TT

Tên hàng

Số lượng (tấn)

Trị giá khai báo (USD)

So với cùng kỳ năm 2013

1

Dưa hấu

292.164

13.031.766

+ 16 %

2

Thanh long

440.028

142.260.109

+ 34%

3

Vải thiều

38.364

12.402.988

- 12%

4

Nông sản khác

15.125

45.126.201

+ 15%

(Số liệu chi tiết Quý I-2015)

TT

Tên hàng

Số lượng (tấn)

Trị giá khai báo (USD)

So với cùng kỳ Quý I/2014

1

Dưa hấu

112.641

7.217.430

+ 5 %

2

Thanh long

100.429

32.174.754

+ 8 %

Qua phân tích thị trường Trung Quốc thấy nhu cầu của thị trường này rất lớn và không ngừng tăng, và nhập khẩu từ Việt Nam cũng có lợi cho phía Trung Quốc.

Nguồn: AsemconnectVietnam

Từ khóa: Một số nét, thị trường, trái cây, Trung Quốc, cơ hội xuất khẩu, của Việt Nam

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007407122
Go to top