Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Nhật BảnHồ sơ thị trường Nhật BảnMột số quy định liên quan đến thủ tục xuất khẩu và kinh doanh mật ong tại thị trường Nhật Bản

Một số quy định liên quan đến thủ tục xuất khẩu và kinh doanh mật ong tại thị trường Nhật Bản

mat-ong

Thủ tục nhập khẩu

Khi nhập khẩu mật ong với mục đích để bán cần làm các thủ tục nhập khẩu theo Luật Vệ sinh thực phẩm. Cần xuất trình cho Trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi “Giấy khai báo nhập khẩu hàng thực phẩm” kèm theo các giấy tờ như Bảng kê thành phần nguyên liệu, Bảng quy trình sản xuất và Bảng kê các chất phụ gia, sau đó tiến hành xem xét kiểm tra.

Đối với mật ong, Nhật Bản đã ban hành các thông số tiêu chuẩn về dư lượng thuốc kháng sinh dùng cho động vật và dư lượng hóa chất nông nghiệp. Cần lưu ý nếu vượt các thông số này thì sẽ không được nhập khẩu và bán hàng. Ở một số nước, có trường hợp người ta sử dụng chất kháng sinh để chữa bệnh cho ong, vì thế có khả năng dư lượng kháng sinh còn đọng lại ở ong. Ở Nhật Bản, ngoài các chất được quy định tiêu chuẩn ra, không được sử dụng các chất có chứa kháng sinh cho thực phẩm. Người nhập khẩu cần chủ động tự kiểm tra về các chất kháng sinh và phụ gia sử dụng cho mật ong trước khi nhập khẩu bằng cách tham vấn ý kiến của Đầu mối phụ trách giám sát hàng thực phẩm nhập khẩu của Trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.

Ngoài ra, sáp ong và sữa ong chúa là sản phẩm tăng cường sức khỏe nên khi bán hàng không được quảng cáo chúng có công dụng và hiệu quả như thuốc chữa bệnh hoặc tương tự thuốc. Đề nghị liên hệ với các bộ phận quản lý hành nghề dược của các tỉnh, thành phố để biết thêm thông tin chi tiết.

Bản thân mật ong không phải là đối tượng của kiểm dịch thực vật nhưng con ong lại là “đối tượng kiểm dịch bắt buộc”. Vì vậy, nếu ấu trùng và ong mật bị lẫn vào sản phẩm do tình trạng sản xuất, chế biến gây ra như khi lấy cả tảng sáp ong và sữa ong chúa nguyên trạng từ trong tổ ong ra để bán thì sản phẩm là đối tượng của kiểm dịch động vật.

Khi nhập khẩu cần có Giấy chứng nhận kiểm tra do cơ quan kiểm dịch động vật nước xuất khẩu cấp.

Trường hợp nhập khẩu không vì mục đích dùng để ăn.

Trường hợp nhập khẩu và bán mật ong để làm đẹp (mỹ phẩm hoặc sản phẩm tương tự thuốc) thì mật ong mỹ phẩm là đối tượng quy định của Luật Dược phẩm.

 Trường hợp nhập khẩu sử dụng làm mỹ phẩm cần được cấp rất nhiều loại giấy phép như (1) “Giấy phép bán hàng và quản lý sản xuất”, (2) “Giấy phép sản xuất”, (3) “Giấy khai báo nhập khẩu” cho từng mặt hàng. Trường hợp dùng mật ong tương tự thuốc cần có (1) “ Giấy phép bán hàng và quản lý sản xuất ”, (2) “Giấy phép sản xuất” cùng với (3) “Giấy chấp thuận sản xuất, bán hàng cho từng danh mục mặt hàng”, (4) “Giấy chứng nhận của nhà sản xuất nước ngoài” đối với cơ sở sản xuất ở nước ngoài.

Phân loại mật ong và yêu cầu về nhãn mác.

Theo quy tắc cạnh tranh công bằng của Luật kiểm soát hàng quà tặng khuyến mại bất hợp lý và ghi nhãn gian dối (Luật Nhãn mác hàng khuyến mại), mật ong được chia thành 4 loại: (1) Mật ong, (2) Mật ong tinh chế, (3) Mật ong cho thêm đường, (4) Mật ong tổ.

Hàm lượng đường glucoza và fructoza chiếm từ 60% trở lên đã trở thành yếu tố để phân biệt mật ong tự nhiên và nhân tạo.

Khi bán mật ong phải dán nhãn theo Luật Vệ sinh thực phẩm và theo Tiêu chuẩn nhãn mác chất lượng của Luật JAS. Ngoài ra, đối với mật ong tự nhiên có “Quy tắc cạnh tranh công bằng liên quan đến nhãn mác các loại mật ong”; đối với sữa ong chúa có “Quy tắc cạnh tranh công bằng liên quan đến nhãn mác sữa ong chúa” coi như là tiêu chuẩn tự nguyện của giới kinh doanh mặt hàng này.

Thông tin liên quan:

 Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (Luật Vệ sinh thực phẩm):

 www.mhlw.go.jp/topics/yunyu/tetsuzuki/index.html

 Bộ Nông, Lâm, Thủy sản (Luật JAS):www.maff.go.jp/j/jas/index.html

 Cục Bảo vệ người tiêu dùng (Nhãn mác thực phẩm):

 www.caa.go.jp/foods/index.html

 Trạm kiểm dịch thực vật (Luật kiểm soát bệnh lây truyền từ vật nuôi):

 www.maff.go.jp/aqs/

 Trung tâm Nghiên cứu An toàn sức khỏe Tokyo (Về sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỹ phẩm):

 www.fukushihoken.metro.tokyo.jp/kenkou/iyaku/sonota/cosmetics/cosme/index.html

Hội đồng thương mại công bằng về mặt hàng mật ong (Quy tắc cạnh tranh công bằng liên quan đến nhãn mác sản phẩm mật ong): www.honeykoutori.or.jp/

Nguồn: Cục Xúc Tiến Thương Mại

Từ khóa: Một số quy định, liên quan, thủ tục xuất khẩu, kinh doanh mật ong, thị trường Nhật Bản

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007392545
Go to top