Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Nhật BảnRào cản phi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Rào cản phi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

tax import

Hạn ngạch:

Để bảo hộ một số ngành trong nước và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Nhật Bản áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ) và hạn ngạch nhập khẩu (IQ) cho các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định của WTO về Nông nghiệp.

Hầu hết các sản phẩm áp dụng TRQ đều thuộc nhóm không cam kết giảm thuế trong các Hiệp định Đối tác Thương mại và Nhật Bản ký kết. Vì vậy, đối với các mặt hàng nhạy cảm của nước này, Nhật Bản cũng sẽ không mở cửa thêm cho các đối tác trong các Hiệp định so với những cam kết chung với WTO. Theo số liệu WTO cập nhật đến 30/6/2017, Nhật Bản hiện đang áp dụng 18 hạn ngạch thuế quan và 85 hạn ngạch nhập khẩu.

Thông tin về hạn ngạch nhập khẩu có thể tra cứu trên website của Bộ kinh tế, thương mại, và Công nghiệp Nhật Bản http://www.meti.go.jp/english/  hoặc website của Tổ chức thương mại thế giới WTO:

 https://www.wto.org/english/tratop_e/agric_e/negs_bkgrnd10_access_e.htm

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật cũng là “bức tường” cao với hàng Việt. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và quy định vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với mọi nhà nhập khẩu nếu muốn tiếp cận thị trường Nhật Bản. Các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, đồ gỗ sẽ là các mặt hàng chịu ảnh hưởng lớn từ rào cản kỹ thuật.

Cần lưu ý là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản hoàn toàn đáp ứng quy định của WTO, không mang tính bảo hộ hay phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, Nhật Bản thường xuyên hợp tác với các nước nhằm nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của các nước để có thể đáp ứng quy định của Nhật Bản. Do đó, các doanh nghiệp chỉ cần nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật có liên quan và đáp ứng quy định thì hàng hóa sẽ vào được thị trường Nhật Bản mà không bị gây khó dễ.

Quy định liên quan đến thực phẩm

Nhật Bản có 4 quy định pháp luật chính về vấn đề an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn: Luật Cơ bản về An toàn thực phẩm, Luật vệ sinh thực phẩm, Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản, Luật Kiểm dịch:

          - Luật Cơ bản về An toàn thực phẩm (The Food Safety Basic Law) thiết lập các nguyên tắc phát triển cơ chế an toàn thực phẩm và đồng thời thiết lập vai trò của Ủy ban An toàn Thực phẩm – Cơ quan đánh giá rủi ro liên quan đến thực phẩm.

          - Luật vệ sinh thực phẩm (Food Sanitation Law): do Bộ Sức khỏe – Lao động – Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) ban hành. Đây là cơ quan quản lý rủi ro thực phẩm. Luật vệ sinh thực phẩm cấm bán các sản phẩm chứa chất độc hại, đồng thời, quy định chi tiết về tiêu chuẩn thực phẩm, chất phụ gia cho phép, quy định về bao bì đóng gói sản phẩm. Bản tiếng Anh của quy định cho tại Website sau: http://www.jetro.go.jp/en/market/regulations/

Trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản, MHLW cũng khuyến nghị các doanh nghiệp nên gửi mẫu thử sản phẩm đến hải quan Nhật và văn phòng của MHLW tại cảng để được chứng nhận đảm bảo tuân thủ quy định liên quan, để đảm bảo hoạt động nhập khẩu sau đó không có vấn đề gì. Cơ quan này cũng đặc biệt khuyến nghị các doanh nghiệp không nên vận chuyển hàng hóa cho đến khi có kết quả xác nhận mẫu thử. Một lựa chọn khác cho doanh nghiệp là gửi mẫu thử đến các phòng thí nghiệm được đăng ký của MHLW đặt tại Mỹ. Danh sách các phòng thí nghiệm đạt chuẩn có tại website của MHLW: http://www.mhlw.go.jp/topics/yunyu/5/dl/a3.pdf

      - Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản (Japan Agricultural Standards JAS) và Luật kiểm dịch (Quarantine Law): Do bộ Nông nghiệp, Lâm Nghiệp và Ngư nghiệp (MAFF) ban hành, chủ yếu liên quan đến vấn đề dán nhãn sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ (trong luật JAS) và vấn đề bảo vệ sức khỏe cây trồng và vật nuôi (trong luật kiểm dịch). JAS quy định bao bì và nhãn mác phải bằng tiếng Nhật, ngoài các thông tin cơ bản, còn phải: dán nhãn sản phẩm biển đổi gen đối với sản phẩm có hàm lượng biến đổi gen trên 5%. Đặc biệt đối với các sản phẩm từ ngô, cà chua, đậu nành, bông,..; dán nhãn cảnh báo dị ứng nếu sản phẩm bao gồm 1 trong 7 thành phần gây dị ứng lớn như: lúa mỳ, kiều mạch, cua, trứng, sữa, đậu phộng, tôm panđan.

Quy định liên quan đến hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng xuất khẩu vào Nhật Bản cần lưu ý một số vấn đề sau:

         - Nhật Bản có áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng. Mức hạn ngạch được thông báo bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công Nghiệp (METI).

         - Đối với các sản phẩm được làm từ động thực vật hoang dã, tuân thủ Hiệp ước Thương mại Quốc tế về các loài Động thực vật nguy hiểm (CITES), Nhật Bản sẽ yêu cầu các nhà xuất khẩu cung cấp văn bản của Bộ Thương mại ở nước Xuất khẩu chứng nhận xuất xứ và xác nhận là sản phẩm không bị cấm theo quy định tại Hiệp ước CITES. Chẳng hạn như giày dép, túi xách bằng da động vật.

        - Lưu ý về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ (không xuất khẩu hàng giả, hàng sao chép, vi phạm các quy định về bản quyền,…), vấn đề dán nhãn xuất xứ của sản phẩm.

Ngoài ra, tương ứng với từng sản phẩm tiêu dùng dự kiến xuất khẩu, doanh nghiệp cần tìm hiểu đến các quy định liên quan ứng với từng sản phẩm, được liệt kê chi tiết tại đường link sau: https://www.jetro.go.jp/ext_images/en/reports/regulations/pdf/cons2010ep.pdf

File PDF đầy đủ của chuyên đề về Nhật Bản - thông tin thị trường và tận dụng ưu đãi từ FTA xem tại: http://www.hoinhap.org.vn/su-kien-sap-dien-ra/19004-chuyen-de-thong-tin-thi-truong-nhat-ban-va-tan-dung-uu-dai-tu-fta.html

Nguồn: Trung tâm WTO Tp.HCM

Từ khóa: thị trường Nhật Bản, hạn ngạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm, hàng tiêu dùng

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007412969
Go to top