Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường khácTin tức thị trường khácXuất khẩu sang thị trường Úc (Kỳ III): Kinh nghiệm cạnh tranh và tồn tại

Xuất khẩu sang thị trường Úc (Kỳ III): Kinh nghiệm cạnh tranh và tồn tại

govietnam15032018

Được biết, người tiêu dùng Úc là những khách hàng khó tính, khắt khe, tuy nhiên họ có sự phân biệt về nguồn gốc sản phẩm được sản xuất tại Úc với các nước khác hay không?

Đó là câu hỏi của ông Phùng Bá Ngọc – Giám đốc Nghiên cứu Thị trường Công ty CP Vicostone - một trong những doanh nghiệp đang quan tâm và tham vọng gia nhập thị trường Úc bằng cách mở chi nhánh phân phối sản phẩm của riêng doanh nghiệp.

Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm hay giá?

Theo đó, doanh nghiệp có rất nhiều băn khoăn, liệu người tiêu dùng Úc sự phân biệt về nguồn gốc sản phẩm được sản xuất tại Úc với các nước khác hay không? Kinh nghiệm để cạnh tranh với các sản phẩm từ Trung Quốc tại thị trường Úc là gì? (Nên cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng sản phẩm hay giá cả?).

Trước những thắc mắc của doanh nghiệp, TS Đinh Thị Mỹ Loan - Nguyên Tham tán Thương mại Việt Nam tại Australia, chia sẻ: "Người tiêu dùng Úc không những quan tâm mà còn rất quan tâm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tuy nhiên họ không kỳ thị với hàng Trung Quốc. Bởi hàng Trung Quốc, không chỉ là những sản phẩm rẻ tiền, đơn giản, hàng nhái, hàng giả mà còn có cả những sản phẩm tầm trung, cao cấp, thậm chí là hàng xa xỉ, với giá rất cao. Vì vậy doanh nghiệp nên chú ý điểm này".

Về việc cạnh tranh với đối thủ là doanh nghiệp Trung Quốc, theo TS Đinh Thị Mỹ Loan, doanh nghiệp nên cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm với những tính riêng biệt của sản phẩm từ Việt Nam và thương hiệu, chứ chúng ta không nên cạnh tranh bằng giá và chúng ta cũng khó mà cạnh tranh bằng giá được với đối thủ Trung Quốc.

Chia sẻ về một ví dụ về doanh nghiệp Việt Nam đã thành công tại thị trường Úc và sau này còn vươn ra thế giới nhờ chọn “lối đi” riêng biệt. TS Đinh Thị Mỹ Loan dẫn chứng.

Cụ thể, doanh nghiệp LP hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ từ gỗ đã chọn cách khởi nghiệp tại thị trường Úc, với số vốn lúc đó là 100.000 ASD. Được biết, đó là tổng số tiền của cả gia đình và tiền tiết kiệm của bản thân, gom góp lại để quyết tâm kinh doanh được trên đất Úc.

“Khi đến gặp thương vụ Việt Nam tại Úc, chúng tôi đã rất lo lắng, bởi những mặt hàng mà doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh đã có các doanh nghiệp Trung Quốc bán rất nhiều, đặc biệt là sản phẩm tại các cửa hàng đồng giá 2 ASD, và chất lượng cũng tàm tạm. Không hiểu doanh nghiệp sẽ cạnh tranh như thế nào?”, TS Đinh Thị Mỹ Loan lo lắng.

Vào thời điểm đó, khu phía Bắc Sydney là nơi sinh sống của toàn người Úc giàu có, thua nhập cao, vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam đã “đánh liều” thuê một showroom với giá 1.000 ASD/tuần. Trong khi, những đơn vị khác chỉ thuê với mức từ 100-150 AUS/tuần. Không chỉ vậy, doanh nghiệp này còn trưng bày các sản phẩm cao cấp và giá cũng cao. Chính cái “liều” đó đã tạo ra sự khác biệt và chỉ trong vòng khoảng 1 năm, doanh nghiệp Việt Nam đã đứng vững trên thị trường, sau đó doanh nghiệp đã mở rộng chi nhánh sang EU và Mỹ, và ngày nay, phẩm LP đi khắp nơi trên thế giới.

Rủi ro thành lập doanh nghiệp để phân phối

Liên quan đến rủi ro khi tự mình mở chi nhánh bán lẻ, TS Đinh Thị Mỹ Loan cho biết, trước tiên chi phí để tự doanh nghiệp mở cơ sở phân phối bán lẻ tại thị trường Úc không đơn giản một tý nào, thủ tục thì không khó khăn gì lắm, tuy nhiên chi phí sẽ rất lớn. Cụ thể, chi phí về mặt bằng bán lẻ, chi phí về nhân công, chi phí về quản trị, quản lý…

"Nhìn chung, chi phí hoạt động doanh nghiệp tại thị trường Úc là một trong những thị trường đắt đỏ nhất. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc một cách thận trọng, trước khi đầu tư hay gia nhập thị trường Úc để phân phối sản phẩm", TS Đinh Thị Mỹ Loan khẳng định.

Đồng tình với quan điểm của TS Đinh Thị Mỹ Loan, làm rõ hơn yếu tố rủi ro khi đầu tư hoặc mở chi nhánh doanh nghiệp tại thị trường Úc, ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, việc đưa dự án đầu tư vào thị trường Úc, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực, với thị trường Úc và Newzealand hiện nay, nếu doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bất động sản mà doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như doanh nghiệp Việt Nam thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác.

Ngoài ra, ý tưởng thành lập công ty để nhập khẩu và phân phối hàng hoá, theo ông Nguyên Anh Dương, khó khăn về thủ tục hành chính chỉ là một phần, mà tiêu chuẩn về nhập khẩu hàng hoá mới là “bài toán khó” đối với doanh nghiệp, vì phải đáp ứng các quy định về nhập khẩu hàng hoá nói chung.

Liên quan đến những lo ngại về lobby chính sách và tham nhũng, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO chia sẻ thông tin, doanh nghiệp có thể tham khảo về chỉ số xếp hạng về minh bạch, tình trạng tham nhũng của các thị trường, trong những chỉ số đó có phân nhóm về mức độ tham nhũng ở từng khía cạnh khác nhau. Với những doanh nghiệp đã từng đầu tư ở các thị trường khác có thể dễ dàng có sự so sánh lường trước được.

Những chia sẻ, giải đáp của các vị chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, nghiên cứu thị trường và pháp chế... là những thông tin hữu ích đối với doanh nghiệp đang tham khảo thông tin để gia nhập hoặc mở rộng đầu tư kinh doanh tại thị trường Úc, nhằm tận dụng cơ hội từ CPTPP mang lại.

Đọc thêm: Xuất khẩu sang thị trường Úc (Kỳ 1): Doanh nghiệp khó tận dụng xuất xứ gộp

Xuất khẩu sang thị trường Úc (Kỳ II): Cơ hội từ CPTPP

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Từ khóa: xuất khẩu, thị trường Úc, kỳ III, kinh nghiệm cạnh tranh, tồn tại

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007410248
Go to top