Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường khácTin tức thị trường khácXuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Vượt qua thách thức Halal

Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Vượt qua thách thức Halal

diendanxk2018

Thị trường dành cho người Hồi giáo trong khu vực châu Á có tiềm năng rất lớn, nhưng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của DN Việt Nam sang thị trường này còn nhiều hạn chế do không đáp ứng được tiêu chuẩn Halal.

Thị trường còn bỏ ngỏ

Ông Ramlan Osman - Chủ tịch Công ty Rayt Enterprise - công ty môi giới, cung cấp và tiêu thụ các sản phẩm Halal - cho biết: Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc "cho phép". Người Hồi giáo chỉ sử dụng những sản phẩm bao gồm: Nhóm thực phẩm và phi thực phẩm, thịt và gia cầm, các sản phẩm không phải là thịt, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và y tế… được chứng nhận Halal theo Luật Hồi giáo. Nghĩa là sản phẩm được xác nhận không có thành phần Haram (không được phép, kiêng kị), đảm bảo sự "tinh khiết" trong quá trình sản xuất.

Theo ông Phạm Thiết Hòa - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh - ngành công nghiệp Halal thực sự trở thành ngành công nghiệp quan trọng, còn nhiều tiềm năng phát triển, có trị giá 2.300 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Với 1/2 dân số trong ASEAN là người Hồi giáo, trong đó có một số thị trường trọng điểm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam như: UAE, Kuwait, Malaysia, Indonesia… Đây chính là cơ hội lớn cho DN xuất khẩu quan tâm đầu tư phát triển khu vực thị trường này.

Tuy nhiên trên thực tế, thị phần hàng Việt tại nhiều thị trường Hồi giáo còn rất khiêm tốn. Tiêu biểu, với UAE, quốc gia này có sức mua lớn và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đa dạng với kim ngạch nhập khẩu năm 2017 khoảng 265 tỷ USD. Trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này năm 2017 đạt hơn 5 tỷ USD, chiếm chưa tới 2% thị phần.

Đừng quên chứng nhận Halal

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng - Trưởng Bộ phận marketing Văn phòng chứng nhận Halal - đánh giá, thị trường dành cho người Hồi giáo không đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao như Mỹ, châu Âu nhưng lại yêu cầu tiêu chuẩn Halal rất khắt khe. Cụ thể sản phẩm phải bảo đảm không có thành phần thịt heo và các loại động vật bị cấm khác, không chứa chất cấm theo tiêu chuẩn Hồi giáo, không quảng cáo hình ảnh nhạy cảm liên quan đến phụ nữ, tôn giáo khác trên bao bì và bao bì phải có nhãn tiếng Ả Rập... điều đó, còn xa lạ với DN Việt Nam.

Bà Hằng cho rằng, DN cần từng bước đáp ứng trước tiêu chuẩn này, việc xin giấy chứng nhận Halal sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đáp ứng tiêu chuẩn Halal tức là đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, khi đó, kể cả hàng hóa không xuất sang quốc gia đạo Hồi vẫn có thế mạnh ở nhiều thị trường xuất khẩu khó tính khác.

"Tùy vào mỗi nước khác nhau sẽ quy định các tiêu chuẩn Halal khác nhau, nhưng vẫn tuân thủ theo những quy định trong Kinh Coral. Tại Việt Nam, các sản phẩm nông sản như chè, cà phê, hồ tiêu, hạt điều… đều có thể nhanh chóng đáp ứng được những tiêu chuẩn này" - ông Ramlan Osman cho biết thêm.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: xuất khẩu, thị trường Hồi giáo, vượt qua thách thức, Halal

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007414154
Go to top