Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường khácTin tức thị trường khácQuan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước Trung Đông

Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước Trung Đông

cangbien2018

Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông đã có sự tăng trưởng đáng kể trong vài năm qua. Tuy nhiên, số liệu này vẫn còn khiêm tốn so với kim ngạch thương mại của Việt Nam với các đối tác thương mại lớn khác. Trong giai đoạn đầu, các nhà xuất khẩu có thể gặp phải những thách thức khi tiếp cận thị trường độc đáotrong khu vực, nhưng về lâu dài, khu vực này có tiềm năng to lớn đối với các công ty thuộc các lĩnh vực như hàng may mặc, điện thoại di động và nông sản.

Thương mại song phương

Giá trị thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước Trung Đông đạt 12,8 tỷ USD trong năm 2017, tăng 17,4% so với năm 2016. Việt Nam đạt thặng dư thương mại 6,4 tỷ USD với các quốc gia này. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang toàn khu vực đạt 9,6 tỷ USD. So với năm 2016, xuất khẩu sang các thị trường lớn trong khu vực vào năm 2017 cũng tăng 11,98%, đạt 8,6 tỷ USD. Tổng nhập khẩu từ khu vực Trung Đông đạt 3,2 tỷ USD trong năm 2017. Nhập khẩu từ các đối tác thương mại hàng đầu đạt 2,85 tỷ USD, tăng 3,16% so với năm 2016.

Các mặt hàng chính

Nhập khẩu

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ thị trường Trung Đông là nguyên liệu thô như nhựa, khí hóa lỏng, linh kiện điện tử, máy móc và thức ăn gia súc, để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

Xuất khẩu

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm điện thoại di động, máy tính, đồ điện tử, thủy sản, giày dép, hàng may mặc, sản phẩm gỗ và sợi.

Ngoài ra, nông sản xuất khẩu như gạo, hạt tiêu, hạt điều, cao su thiên nhiên, rau củ quả và hạt cà phê cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Các đối tác thương mại chính

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại và kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Trung Đông. Xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt 5,5 tỷ USD trong năm 2017, trong khi nhập khẩu đạt 570 triệu USD. Điện thoại di động và các linh kiện điện tử chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm điện thoại di động, máy tính và phụ tùng thay thế, máy móc, hàng may mặc và da giày. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có thủy sản, rau củ quả, hạt tiêu và hạt điều.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), nhựa, thức ăn chăn nuôi và kim loại thường.

Ả Rập Xê Út

Trong năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam sang Saudi Arabia đạt 432 triệu USD, trong khi nhập khẩu lên đến 1,3 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Ả Rập Xê Út bao gồm điện thoại di động, thủy sản, hàng may mặc và các sản phẩm từ gỗ.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm nhựa, khí hóa lỏng (LPG) và các sản phẩm hóa học.

Tiểu vương quốc Kuwait

Xuất khẩu sang Kuwait đạt 62 triệu USD trong năm 2017, trong khi nhập khẩu đạt 287,6 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhiều nhất là thủy sản, rau củ quả, và các sản phẩm gỗ, trong khi mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhựa và LPG.

Thổ Nhĩ Kỳ

Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt gần 2 tỷ USD vào năm 2017, với các mặt hàng xuất khẩu chính là máy tính và đồ điện tử, điện thoại di động, sợi và máy móc. Xuất khẩu nông sản bao gồm hải sản, tiêu và chè.

Nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2017 đạt 224 triệu USD, với các mặt hàng chủ lực là máy móc, vải, dược phẩm và hóa chất.

Cả hai nước đang có kế hoạch tăng giá trị thương mại song phương lên 4 tỷ USD vào năm 2020.

Khác

Các đối tác thương mại khác trong khu vực bao gồm Qatar và Iraq. Năm 2017, nhập khẩu từ Qatar đạt 138 triệu USD, trong đó mặt hàng nhựa chiếm tỷ trọng hơn một nửa, còn lại là các mặt hàng LPG, kim loại cơ bản và hóa chất.

Xuất khẩu sang Iraq đạt 325,7 triệu USD trong năm 2017, trong đó gạo và thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chính.

Tiềm năng trong tương lai

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang xây dựng kế hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông đến năm 2025. Thương mại giữa Việt Nam và khu vực đã tăng trong vài năm qua nhưng con số này vẫn còn khiêm tốn so với thương mại của Việt Nam với các đối tác truyền thống như Mỹ, EU và các nước Đông Nam Á.

Khu vực Trung Đông tạo cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may, da giày, điện thoại di động và nông sản. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu vẫn có thể phải đối mặt với một số thách thức trong khu vực này. Họ cần phải nhận thức được sự khác biệt về văn hóa và tôn giáo, quy định thương mại, thói quen ăn uống, sự cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu châu Á khác và giảm mức chi phí vận chuyển để có lợi thế cạnh tranh trong khu vực.

Nguồn: Vietnam briefing - ĐT

Từ khóa: Khu vực Trung Đông, UAE, thương mại song phương, thủy sản, nông sản, khí hóa lỏng LPG.

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007415335
Go to top