Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường khácXuất khẩu hàng công nghiệp vào Algeria: Dư địa lớn nhưng nhiều thách thức

Xuất khẩu hàng công nghiệp vào Algeria: Dư địa lớn nhưng nhiều thách thức

xk algeria

Algeria là đất nước vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là hàng công nghiệp. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều rào cản thuế quan khiến không ít doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ngại ngần khi tìm hiểu về thị trường này.

Nhu cầu hàng hóa ở nhiều lĩnh vực

Là một trong 5 nền kinh tế lớn nhất của châu Phi, Algeria là một thị trường tiềm năng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại giữa 2 nước lên tới 300 triệu USD năm 2017, trong đó, Việt Nam xuất khẩu 281 triệu USD. Năm 2020, do các tác động tiêu cực của đại dịch Covid – 19 và những biện pháp hạn chế nhập khẩu của chính phủ Algeria, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria chỉ đạt 148,2 triệu USD, giảm 22% so với năm 2019. Ngoài các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh như cà phê, gạo, hạt điều, các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam cũng đang được thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này.

Những mặt hàng mới có kim ngạch tăng trong thời gian gần đây gồm sản phẩm hóa chất, vải sợi, linh kiện ô tô CKD, SKD dưới 12 chỗ ngồi. Đáng chú ý, từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu máy giặt vào Algeria với kim ngạch 4,6 triệu USD. Năm 2020, con số này đã đạt 7,6 triệu USD, tăng 65% so với năm trước đó.

Đại diện của Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, nhìn chung, người tiêu dùng Algeria chấp nhận hàng hóa phẩm cấp trung bình và giá rẻ, mẫu mã đa dạng. Hàng cao cấp, xa xỉ chưa thành mốt tiêu thụ ở Algeria, chỉ bán được số lượng ít.

Một số mặt hàng công nghiệp Việt Nam khác có tiềm năng thâm nhập vào thị trường này là các sản phẩm may mặc, giày dép, thuốc lá, máy móc, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ,…

Đối với ngành hàng may mặc, giày dép, doanh nghiệp Algeria hiện nay có nhu cầu cao về vải, sợi để phục vụ sản xuất dệt may trong nước. Bên cạnh đó, phía Algeria cũng kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư liên doanh, liên kết sản xuất của các nhóm hàng này.

Đối với ngành thủ công mỹ nghệ, mặc dù thị trường này còn do đời sống của nhân dân chưa cao và thói quen dùng hàng địa phương. Tuy nhiên, đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, Algeria không có chính sách phân biệt đối xử. Theo thông tin từ thương vụ Việt Nam tại Algeria, người tiêu dùng sở tại tỏ ra ưa thích các loại tranh sơn mài của Việt Nam khi tham quan các hội chợ, triển lãm quốc tế mà doanh nghiệp nước ta tham dự.

Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng, nước này đang tiến hành triển khai nhiều dự án nhà ở, đường xá, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng dự báo vẫn sẽ ổn định. Mỗi năm, nước này nhập khẩu khoảng 2,5 tỷ USD các mặt hàng nhôm và sản phẩm sắt thép. Từ nhiều năm nay, Việt Nam vẫn luôn duy trì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ở mức cao. Trong năm 2020, giá trị xuất khẩu nhóm hàng này đạt 12,37 triệu USD. Như vậy, hiện dư địa cho ngành này vẫn còn rất lớn.

Nhiều thách thức

Năm 2018, để giảm thâm hụt thương mại, Algeria áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu gần 1000 mặt hàng trong đó có điện thoại di động, dẫn đến việc không xuất khẩu được mặt hàng này. Năm 2016,2017, mặt hàng này có kim ngạch lớn thứ hai chỉ sau cà phê (đạt lần lượt là 77 và 62 triệu USD) và chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Algeria. Năm 2019, chính phủ Algeria thay thế biện pháp cấm nhập khẩu bằng đánh thuế phòng vệ thương mại bổ sung tỷ suất 60% đối với điện thoại di động và linh kiện (bên cạnh thuế nhập khẩu 30%). Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện đã giảm mạnh chỉ còn 8,2 triệu USD năm 2019 và 30.200 USD năm 2020.

Các mặt hàng khác như máy móc, thiết bị và phụ tùng, máy vi tính và linh kiện cũng có kim ngạch giảm từ năm 2018 do biện pháp hạn chế nhập khẩu và tác động của đại dịch Covid-19 thời gian gần đây.

Mặt khác, Algeria chưa phải là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hàng rào thuế quan của Algeria vẫn rất cao, mang tính bảo hộ rõ rệt. Thuế nhập khẩu trung bình là 30%, thuế VAT 19%, thuế đoàn kết 2%, chưa kể nhiều mặt hàng chịu thuế tiêu thụ nội địa 30% và thuế phòng vệ bổ sung với tỷ suất từ 30 – 100%. Nhằm giảm thâm hụt thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước, chủ trương của chính phủ Algeria trong mấy năm gần đây là hạn chế nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư, liên doanh liên kết với nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, đa dạng hóa nền kinh tế tránh phụ thuộc vào nguồn thu dầu lửa. Chính vì vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này đã giảm từ 60 tỷ USD năm 2014 xuống còn 34 tỷ USD năm 2020, giảm gần một nửa và mục tiêu xuống còn 30 tỷ USD trong những năm tiếp theo.

Thương vụ Việt Nam tại Algeria lưu ý, mặc dù các công ty tư nhân ngày một tăng về số lượng, nhưng phần lớn đều mới thành lập, tiềm lực về vốn cũng như qui mô, kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa có website. Các doanh nghiệp Algeria vẫn có thói quen nhập khẩu qua trung gian và áp dụng phổ biến cách phương thức thanh toán chậm,…

Trên thị trường Algeria, hàng Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa nhiều nước khác, đặc biệt là hàng Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,… Các sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt nhất là may mặc, giày dép, chè, hàng điện tử, vật liệu xây dựng và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Algeria đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, khối Ả Rập và châu Phi nên hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh với hàng cùng loại của các nước thành viên của FTA này khi thâm nhập thị trường Algeria do phải chịu thuế nhập khẩu cao.

Thương vụ khuyến cáo, khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Algeria, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường cũng như các chính sách về thuế quan, luật lao động, phương thức thanh toán tiền, tranh chấp, không trả tiền và thu hồi nợ,…

Nguồn: Công thương

Từ khóa: xuất khẩu Algeria

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007393621
Go to top