Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Hoa KỳTin tức thị trường Hoa kỳĐưa cá tra vào Mỹ: Xây dựng niềm tin từ uy tín, chất lượng

Đưa cá tra vào Mỹ: Xây dựng niềm tin từ uy tín, chất lượng

03.07-14

Cá tra phải ở một quy chuẩn chất lượng cấp cao để có thể vào được thị trường Mỹ, để từ đó những nhà nhập khẩu mua hàng ở thị trường Hoa Kỳ luôn có sự tin tưởng với từng container được xuất khẩu sang.

Công ty Thủy sản Biển Đông ở thành phố Cần Thơ là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra của Việt Nam nhờ kiểm soát tốt chất lượng, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính.

Trong vài năm gần đây, Biển Đông là một trong hai doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ đang được hưởng mức thuế suất thấp nhất, gần như bằng 0%. Trong khi những đơn vị còn lại bị áp mức thuế lần lượt là 0,15 USD và 2,39 USD mỗi kg.

Còn nhớ hồi năm 2017, khi Bộ Nông nghiệp Mỹ triển khai chương trình thanh tra cá da trơn (các loài cá thuộc bộ Siluriformes), tất cả các lô hàng cá tra và cá da trơn nhập nhẩu từ Việt Nam đều bị kiểm tra.

Khi đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra e dè trước hành động này và đã có không ít ý kiến nhận định rằng cá tra Việt Nam sẽ bị “triệt” đường vào Mỹ.

Thời điểm đó, Biển Đông là một trong số ít doanh nghiệp vẫn lạc quan, thậm chí nhận định đó còn là cơ hội cho con cá tra. Công ty áp dụng quy trình khép kín trong nuôi cá tra thương phẩm từ thức ăn, con giống, vùng nuôi và đưa vào chế biến tại nhà máy.

Nhờ kiểm soát tốt chất cấm, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm mà Biển Đông vẫn sản xuất và xuất khẩu ổn định sau khi Chương trình thanh tra 100% cá tra Việt Nam được Mỹ áp dụng vào tháng 8/2017.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Ngô Quang Trường – Giám đốc Công ty Biển Đông cho rằng, thị trường Mỹ là thị trường "đầu tàu”, nếu cá tra vào Mỹ có giá cao thì các thị trường khác cũng sẽ tăng giá theo.

Do đó, khi Mỹ công nhận cá tra Việt Nam tương đồng với cá da trơn (catfish) của họ thì mình sẽ có cơ hội bán cá tra với giá cao hơn.

Theo ông Trường, ban đầu, các nhà nhập khẩu Mỹ rất lạ lẫm với thương hiệu Biển Đông cũng như sản phẩm cá tra của Việt Nam. “Chúng tôi từng bước xác định rằng cá tra phải ở một quy chuẩn chất lượng cấp cao để có thể vào được thị trường Mỹ, để từ đó những nhà nhập khẩu mua hàng của công ty luôn có sự tin tưởng với từng container được xuất khẩu sang. Niềm tin đó có được nhờ chúng tôi luôn làm theo đúng quy trình, giữ ổn định chất lượng dù cho giá thấp hay cao”.

“Dù có khi giá cá nguyên liệu tăng cao thì chúng tôi cũng phải giao cho khách hàng sản phẩm chất lượng nhất. Doanh nghiệp luôn giữ uy tín từ chất lượng đến thời hạn giao hàng, kể cả lúc nguyên liệu khan hiếm. Từ đó, từng bước khẳng định lòng tin của nhà nhập khẩu đối với Biển Đông” – ông Ngô Quang Trường chia sẻ.

Theo ông Trường, hiện nay Biển Đông đang bán hàng cho nhiều chuỗi siêu thị ở Mỹ. Nhờ luôn giao hàng đúng hạn và chất lượng ổn định, các khách hàng lớn ở quốc gia này như chuỗi siêu thị Walmart cũng như các đơn vị nhập khẩu khác đều có niềm tin với Biển Đông.

Nửa đầu năm 2020, khi các thị trường xuất khẩu cá tra chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Trung Quốc đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì sản phẩm cá tra xuất khẩu của các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ cũng gặp khó khăn. Lượng cá bán ra của chủ yếu là số tồn trong kho, còn xuất khẩu thì phải tới đầu tháng 5 vừa qua mới bắt đầu trở lại.

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu, hiện nay, trên thị trường hàng tồn kho cũ đã cạn và đang có xu hướng tăng tích trữ do tình hình dịch bệnh.

Riêng thị trường Mỹ đã gặp khó từ những tháng đầu năm 2020, khi nước này đánh thuế cao với hàng của Trung Quốc và nhiều nhà xuất khẩu chuyển từ thị trường Trung Quốc sang Mỹ khiến cho lượng cung dư thừa so với nhu cầu.

Đại diện công ty Biển Đông cho hay, khi dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc, nguồn cung tại thị trường Mỹ càng thừa, khiến các đơn hàng của công ty giảm đến 20% so với cuối năm 2019. Nay thị trường Mỹ đã dần trở lại bình thường, công ty cũng phục hồi sản xuất với sản lượng như trước kia.

Dự đoán, thời gian tới, nhu cầu thủy sản trên thị trường sẽ tăng cao. Bởi vì, cùng với việc thị trường Trung Quốc mở cửa chính ngạch hoạt động bình thường trở lại thì thế giới cũng tăng nhu cầu tiêu dùng, vừa bù sự thiếu hụt từ Trung Quốc vừa do tâm lý dự phòng lo sợ dịch COVID-19 lan tràn.

Lãnh đạo công ty Biển Đông cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu phải nỗ lực phấn đấu bền bỉ rất nhiều năm mới mang lại sự ổn định để cá tra Việt Nam có mặt trên thị trường Mỹ.

Hiện nay, cá tra Việt Nam đã chứng minh đủ điều kiện tương đồng với sản phẩm cá da trơn của Mỹ, từ đó dẫn dắt sang các thị trường khác.

Tuy nhiên, khi chúng ta đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng từ sản lượng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra đều tăng thì giá trị xuất khẩu cá tra với mức giá nào chưa được đề cập đến.

Theo ông Trường, việc này cần được xác định rõ để từ đó đề ra một chiến lược giá phù hợp cùng với sản lượng, chứ không thể chạy theo sản lượng mà không chú trọng đến giá trị.

Để ngành hàng cá tra của Việt Nam phát triển ổn định, mang lại giá trị bền vững lâu dài, doanh nghiệp mong muốn Nhà nước làm đầu tàu và gắn kết với nhiều doanh nghiệp thủy sản để xây dựng một thương hiệu chung cho con cá tra.

Giám đốc Công ty Biển Đông Ngô Quang Trường cho rằng, để xây dựng thành công thương hiệu cho con cá tra, đầu tiên cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của các công ty trong ngành về quy trình, cách thức xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất cá tra, cũng như đưa sản phẩm tiếp cận thị trường với thương hiệu như thế nào, kể cả việc chọn tên gì để gắn cho sản phẩm cá tra Việt Nam.

Nếu xây dựng thành công thì các doanh nghiệp sẽ sử dụng thương hiệu, hình ảnh đó để khẳng định chất lượng cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới.

“Muốn tránh những trường hợp nước ngoài bôi xấu con cá tra Việt Nam thì sự khẳng định thương hiệu cá tra bằng chất lượng của toàn chuỗi sản xuất mặt hàng này là điều cấp thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu, người nuôi cá cũng như hình ảnh của con cá tra trên trường quốc tế” – ông Trường nhấn mạnh.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong Quý II/2020.

Sau khi giảm 16% trong tháng 5, xuất khẩu thủy sản trong tháng 6 tiếp tục giảm 10%, ước đạt 626 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2020 đạt trên 3,5 tỷ USD (giảm 10,5% so cùng kỳ 2019).

Hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều sụt giảm, trong đó cá tra là mặt hàng giảm mạnh nhất. Tổng xuất khẩu cá tra trong 6 tháng đạt trên 659 triệu USD (giảm 31,5%).

Theo VASEP, trong một vài tháng tới, thương mại thủy sản trên thị trường thế giới chưa có dấu hiệu lạc quan khi dịch COVID-19 bùng phát lần hai và tăng mạnh tại các thị trường lớn Mỹ, EU, Trung Quốc…

Tuy nhiên, VASEP nhận định vẫn có những dấu hiệu lạc quan cho xuất khẩu khi doanh số bán lẻ trên thị trường thế giới vẫn ổn định hoặc tăng đối với thủy sản đông lạnh, đóng hộp, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn.

Giao dịch thủy sản trên thế giới trì trệ vì vận chuyển bị gián đoạn, nhưng xu hướng giao dịch điện tử, bán lẻ online sẽ bù đắp một phần cho sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường/.

Nguồn: Bnews

Từ khóa: cá tra, Mỹ, xây dựng, niềm tin, uy tín, chất lượng

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007391350
Go to top