Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Hoa KỳTin tức thị trường Hoa kỳXuất khẩu sang Hoa Kỳ: 6 bước đơn giản cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ: 6 bước đơn giản cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

oecd

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sự tham gia của các doanh nghiệp lớn (250 nhân viên trở lên) vào hoạt động xuất khẩu vẫn chiếm tỷ lệ cao ở những nước công nghiệp hóa.

Tại các nước đang phát triển, tình hình cũng tương tự, chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) báo cáo rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển chiếm trung bình 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia (báo cáo WTO, 2016), tuy nhiên xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chiếm trung bình 7.6% tổng doanh thu sản xuất, so với mức 14.1% của các doanh nghiệp sản xuất lớn (WTO, 2016).

Theo Ủy ban Thương mại OECD, nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn có thị phần trong thị trường xuất khẩu, họ phải vượt qua một số thách thức. Những thách thức có thể kể đến như: hạn chế trong khả năng tiếp cận các khoảng vay vốn , chậm bắt kịp về công nghệ, thiếu kinh nghiệm xuất khẩu, và các thủ tục thông quan. Thách thức lớn nhất đặt ra vẫn là tìm cách để đưa sản phẩm từ trong nước ra thị trường nước ngoài với chi phí hiệu quả.

Dưới đây là một vài thông tin hữu ích có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ trang bị tốt hơn để bước vào thị trường xuất khẩu thế giới.

Bước đầu tiên trong kế hoạch xuất khẩu là điều tra thị trường và xác định lý do xuất khẩu.

Thứ nhất, xác định nhu cầu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần biết khu vực nào ở Mỹ tiêu thụ mạnh sản phẩm của mình. Nếu doanh nghiệp bán đồ bơi thì tốt nhất nên xuất khẩu sang bang Florida và California hơn là bang Nebraska và Alaska.

Thứ hai, doanh nghiệp cần tiếp cận với khách hàng. Bắt đầu bằng việc nghiên cứu người mua hàng trên Internet, tận dụng những thông tin chính thống có tại Phòng Thương mại Mỹ ở các bang, tìm hiểu từ nhân viên Kinh tế ở Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ ở trong nước. Sau đó, theo dõi các chương trình thương mãi sắp diễn ra mà doanh nghiệp có thể giới thiệu hàng hóa của mình.

Tiếp theo, bắt đầu bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử của riêng công ty (nên tích hợp hệ thống thanh toán và phân phối an toàn), hoặc xây dựng mối quan hệ với một cơ quan thương mại quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp định hướng các thị trường, các luật lệ và cơ hội để bán sản phẩm tại Mỹ- cho các nhà phân phối bán sỉ hoặc trực tiếp đến các nhà bán lẻ. Các kênh phân phối, nền tảng thương mại điện tử và các hiệp định thương mại tự do khiến những công việc này trở nên dễ dàng hơn.

Thứ ba, tìm hiểu những thông tin liên quan (nếu có) về thuế quan hay sự miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu không có một hiệp định thương mại nào tồn tại giữa hai nước, doanh nghiệp sẽ cần sự hỗ trợ của Đại lý làm thủ tục Hải quan được cấp phép ở Hoa Kỳ để xác định đúng mức thuế hàng xuất khẩu vào Mỹ. Một Đại lý Hải quan sẽ hiểu rõ Biểu Thuế quan hài hòa của Mỹ (“HTSUS”) và hỗ trợ doanh nghiệp phân loại hàng hóa và xác định mức thuế phải trả cho Hải quan Mỹ và Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ trước khi xuất hàng hóa vào Mỹ.

Đại lý Hải quan Quốc gia và Hiệp hội Giao nhận Vận tải của Mỹ có thể dễ dàng cung cấp thông tin về danh sách các đại lý ở những bang và khu vực mà doanh nghiệp nhắm tới.

Thứ tư, khi doanh nghiệp đã hiểu rõ cách bán các sản phẩm ở thị trường xuất khẩu sao cho có lời, doanh nghiệp cần xem xét cả cách thức giảm thiểu rủi ro khi hàng hóa được vận chuyển, hoặc khi hàng cập cảng và đến tay người tiêu dùng. Những rủi ro thanh toán, thiệt hại hay rủi ro hư hao hàng hóa, thủ tục hải quan và nhiều vấn đề khác.

Doanh nghiệp có thể yêu cầu sự trợ giúp của một luật sư thương mại giỏi ở trong nước, tuy nhiên ngay cả những người này cũng có thể không nắm rõ hoàn toàn các yêu cầu trong lĩnh vực thương mại của Hoa Kỳ. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp có thể hỏi ý kiến từ một luật sư thương mại quốc tế Hoa Kỳ cách giảm thiểu rủi ro xuất khẩu, bằng cách nhờ họ can thiệp vào quy trình thông quan thay cho doanh nghiệp, quản lý tranh chấp thông qua hợp đồng, và liên lạc với các cơ quan liên quan để biết thêm thông tin về bảo hiểm thương mại và việc tuân thủ các quy định của chính phủ Mỹ.

Thông thường, ở Mỹ, một cuộc gọi hay email với một luật sư nổi tiếng sẽ được miễn phí. Nếu luật sư yêu cầu thanh toán tiền để tư vấn thì doanh nghiệp nên tìm một người khác.

Thứ năm, doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ với một công ty giao nhận vận tải hoặc nhà vận tải gom hàng. Các công ty này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những câu hỏi như: liệu vận chuyển hàng bằng đường hàng không hay đường biển; giấy tờ nào cần được chuẩn bị cho xuất khẩu; cách đóng gói sản phẩm để chuyển hàng; dán nhãn, và bảo hiểm hàng hóa. Thông thường, công ty giao nhận vận tải sẽ lo tất cả việc này theo phí bảo hiểm, tuy nhiên hãy cẩn thận với INCOTERMS (một bộ các quy tắc chỉ rõ trách nhiệm của người mua và người bán trong thương mại).

Doanh nghiệp phải có sự hiểu biết cơ bản về những vấn đề trên để hiểu các giấy tờ vận chuyển mà công ty giao nhận vận tải sẽ ký thay và bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của mình.

Thứ sáu, xuất khẩu rất thú vị, tuy nhiên cũng mạo hiểm khi kinh doanh trên khắp các đại dương và lục địa với những khách hàng mà doanh nghiệp không biết và có thể không bao giờ gặp mặt. Để hạn chế sự mơ hồ này, có nhiều nguồn thông tin xuất khẩu ở trong nước mà doanh nghiệp lớn và nhỏ đều có thể tận dụng. Thông thương, Phòng Thương mại là một điểm khởi đầu tốt. Các trụ sở của Phòng Thương mại Mỹ có mặt ở khắp nơi trên thế giới; bạn chỉ cần truy cập thư mục trực tuyến của Phòng Thương mại Mỹ cho một loại hàng hóa cụ thể ở khu vực hay đất nước của doanh nghiệp.

Nguồn tin của chính phủ trong nước cũng có thể cung cấp thông tin vô giá và mạng lưới toàn cầu, bao gồm các thông tin liên hệ liên quan ở Mỹ. Điều này đặc biệt hữu ích mỗi khi doanh nghiệp gặp vấn đề - có thể thông qua chính phủ để nhờ sự can thiệp của cán bộ thương mại và kinh tế ở đại sứ quán Hoa Kỳ ở trong nước (hãy nhớ rằng Đại sứ quán Mỹ có chức năng hỗ trợ công dân và cư dân của Mỹ, không phải dành cho người nước ngoài).

Thêm vào đó, hiệp hội các nhà sản xuất địa phương có thể có thành viên đã xuất khẩu ở Mỹ trước đây, và có thể chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp. Cuối cùng, các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Xuất- nhập khẩu địa phương có thể hướng dẫn doanh nghiệp cách tận dụng nguồn vốn xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro tài chính, khi giao dịch mua bán với khách hàng nước ngoài.

Nếu tận dụng được những nguồn lực trên, bạn sẽ có thể giảm bớt những khó khăn bên ngoài mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trong thương mại, và chống chịu tốt hơn trước những biến động luôn hiện hữu trong kinh doanh quốc tế, đồng thời tạo ra lợi nhuận tốt và mở rộng ra nhiều thị trường mới.

Tác giả: Magda Theodate - luật sự thương mại quốc tế và Giám đốc Global Executive Trade Consulting Ltd. Bà làm cố vấn cấp cao cho các cơ quan phát triển quốc tế ở các nước thu nhập thấp và trung bình, giải quyết các khó khăn trong việc thực hiện dự án liên quan đến quá trình thương mại, mua sắm và quản lý.

Nguồn: Global Trade

Từ khóa: xuất khẩu, Hoa Kỳ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thủ tục

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007405120
Go to top