Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Hoa KỳTin tức thị trường Hoa kỳMột số quy chế trong quản lý nhập khẩu mặt hàng thực phẩm tại Hoa Kỳ

Một số quy chế trong quản lý nhập khẩu mặt hàng thực phẩm tại Hoa Kỳ

food-manager

Tại Hoa Kỳ, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải tuân thủ theo các quy định của Luật Liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (Federal food, drug and cosmetic Act – FDCA), Luật về Bao bì và nhãn hàng (fair packaging and labeling act – FPLA) và một phần của Luật Y tế (PHSA).

FDCA chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về vấn đề nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm vào Hoa Kỳ. Những quy định của FDCA về vấn đề nhập khẩu thực phẩm rất nhiều và chặt chẽ. Bên cạnh đó Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Cục Nghề cá Hoa Kỳ (NMFS) cũng có nhiều quy định khác đối với một số mặt hàng nông sản cụ thể.

Theo luật, tất cả những thực phẩm nhập khẩu thuộc quyền quản lý của FDCA đều phải được FDCA kiểm tra tại cảng đến trước khi được phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Nếu như hàng bị kiểm tra không phù hợp với các quy định thì sẽ bị giữ lại tại cửa khẩu. Trong trường hợp này, FDCA có quyền cho phép tái chế lô hàng cho phù hợp trước khi có quyết định cuối cùng có cho phép nhập vào Hoa Kỳ hay không. Tuy nhiên việc này phải được tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên FDCA và các chi phí liên quan sẽ do người nhập khẩu chịu. Còn trong trường hợp hàng đã tái chế mà vẫn không đạt yêu cầu thì FDCA sẽ yêu cầu tái xuất hoặc tiêu hủy.

Mặc dù vậy cũng cần lưu ý rằng việc cho phép tái chế hàng là ưu đãi mà FDCA có thể giành cho người nhập khẩu chứ không phải quyền đương nhiên các nhà nhập khẩu được hưởng. Vì vậy nếu người nhập khẩu tiếp tục có các chuyến hàng tương tự không phù hợp thì sẽ có nguy cơ bị FDCA coi là lạm dụng ưu đãi và sẽ không tiếp tục cho phép người nhập khẩu tái chế hàng và sẽ bị yêu cầu hủy hoặc tái xuất lô hàng. Còn trong trường hợp các nhà xuất khẩu nước ngoài nhiều lần vi phạm việc xuất hàng không đạt tiêu chuẩn và Hoa Kỳ cũng sẽ dễ bị FDCA đưa vào danh sách Cảnh báo Nhập khẩu và hàng của họ sẽ bị FDCA giữ lại hoặc kiểm tra chặt chẽ hơn. Và khi đã bị từ chối nhập khẩu vào thị trường thì những tổn hại về kinh tế cũng như phiền toái cho người nhập khẩu sẽ phát sinh, người xuất khẩu không những phải bồi thường thiệt hại cho người nhập khẩu mà còn có nguy cơ mất khách hàng. Dưới đây là tóm tắt một số luật quy định liên quan đến vấn đề nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ. Ngoài những quy định chung đối với nhập khẩu thực phẩm được nêu, các nhà xuất khẩu cũng cần tìm hiểu thêm những quy định riêng có thể đối với từng mặt hàng cụ thể như:

Luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm:

FDCA (tức Federal Food, Drug and Cosmetics Act) là Luật được xem là bao quát nhất về thực phẩm tại Hoa Kỳ. Nếu muốn nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ thì các nhà xuất khẩu cần tìm hiểu rõ các điều khoản trong Luật này. Dưới đây là một số những yêu cầu cơ bản của Luật FDCA áp dụng cho mặt hàng thực phẩm sản xuất trong nuowcsa cũng như các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

Tại Hoa Kỳ, vấn đề bảo vệ sức khỏe người tiêu dung là một vấn đề hết sức quan trọng. Thực phẩm làm giả, kém chất lượng, kém phẩm chất được coi là bất hợp pháp và không được phép tiêu thụ và nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thực phẩm sẽ bị liệt và danh sách hàng giả kém phẩm chất trong những trường hợp sau:

  • Có tạp chất độc hoặc có khả năng gây hại lẫn vào trong quá trình sản xuất hoặc chế biến hoặc tự nhiên phát sinh;
  • Có chứa chất phụ gia mà FDCA xác định là không an toàn;
  • Có dư lượng thuốc trừ sâu không được phép sử dụng hoặc vượt quá mức cho phép của Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA);
  • Dùng các chất phẩm màu không được FDCA cho phép;
  • Có thành phần bị coi là bẩn, ôi thiu, bị phân hủy;
  • Sản phẩm từ động vật có bệnh hay chế không phải do giết mổ;
  • Sản phẩm được chế biến, đóng gói hoặc lưu trữ trong điều kiện không vệ sinh mà có thể bị ô nhiễm do bẩn hoặc gây hại cho sức khỏe;
  • Hàng đựng trong vật liệu bảo bì có chứa chất độc hoặc chất có hại; Một số vật liệu bao bì được coi là chất phụ gia và phải tuân thủ các quy định về chất phụ gia.

Bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thì vấn đề bảo vệ quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng cũng được Hoa Kỳ rất chú trọng vì vậy các nhà sản xuất cũng như xuất khẩu không được phép che giấu bất kỳ hư hỏng hay kém chất lượng nào có trong sản phẩm và dưới bất kỳ hình thức nào. Nhãn hàng thực phẩm không được có các nội dung giả mạo hoặc gây hiểu nhầm hoặc không ghi đầy đủ các thành phẩn theo quy định của pháp luật. Một loại thực phẩm này cũng không được phép bán dưới tên một loại thực phẩm khác. Không được tạo hình hộp đựng thực phẩm hay bao gói gây sự hiểu lầm, sai lệch về sản phẩm. Trong trường hợp nhập khẩu 1 loại thực phẩm đã hình thành tiêu chuẩn đóng hộp, mặt hàng đó phải phù hợp với tiêu chuẩn của nó hoặc trên nhãn hàng phải ghi rõ ràng không đạt so với yêu cầu. Tất cả những quy định nói trên của Luật là hướng tới việc đảm bảo tính minh bạch trong việc đánh giá giá trị đích thực của hàng hóa với người tiêu dùng.

Nguồn: Cục Xúc Tiến Thương Mại

Từ khóa: Một số quy chế, quản lý, nhập khẩu, mặt hàng thực phẩm, tại Hoa Kỳ

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007409255
Go to top