Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Hoa KỳXuất khẩu sang Mỹ: Cẩn thận chuyện bản quyền phần mềm

Xuất khẩu sang Mỹ: Cẩn thận chuyện bản quyền phần mềm

copyright

Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý vấn đề sử dụng phần mềm có bản quyền để sản xuất hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhằm tránh bị phạt do vi phạm luật cạnh tranh công bằng của nước này.

Tháng 7-2012 Công ty xuất khẩu thuỷ sản Narong của Thái Lan phải trả 10.000 đô la Mỹ vì vi phạm luật cạnh tranh không công bằng tại Hoa Kỳ do sử dụng phần mềm không có bản quyền.

Tuy vậy, vẫn rất may mắn cho Narong vì đây không phải là mức bồi thường lớn so với những trường hợp khác. Thông tin này được ông Peter N. Fowler, đại diện Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ, chia sẻ tại buổi hội thảo về Thực thi chống cạnh tranh không công bằng (UCE) sáng 19-11, do Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức.

"Khi bạn sử dụng phần mềm không có bản quyền, bạn không phải trả phí; nhờ đó chi phí sản xuất giảm, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm. Bạn đã cạnh tranh không công bằng. Như vậy, không chỉ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, mà quan trọng hơn, bạn đã vi phạm luật cạnh tranh công bằng tại Hoa Kỳ", ông Peter nói.
Đây là vấn đề mà rất nhiều quốc gia tại châu Á và Nam Mỹ đang đối mặt khi xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, ông Peter nhấn mạnh.

Không riêng gì lĩnh vực thuỷ sản, các lĩnh vực khác như công nghiệp sản xuất lốp xe, điện gia dụng, may mặc, hàng không ... cũng gặp phải tình trạng tương tự. Cụ thể, gần đây, một công ty Trung Quốc là Guangdong Canbo Electrical Appliance phải trả khoản phí lên đến 250.000 đô la Mỹ, hoặc một công ty sản xuất lốp xe Thái Lan phải trả phí 750.000 đô la do bị kiện vì sử dụng phần mềm thiết kế không có bản quyền, ông Peter kể.

Qua các vị dụ nêu trên, ông Peter lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam, vốn chưa có nhiều doanh nghiệp quen với việc sử dụng các phần mềm bản quyền, cần lưu ý đến vấn đề này khi xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ. Đối với các doanh nghiệp sử dụng thêm nhà thầu phụ, yếu tố này càng phải lưu ý nhiều hơn.

"Nếu bạn sử dụng phần mềm không bản quyền, có thể bạn tiết kiệm được chút ít. Nhưng rõ ràng khoản tiết kiệm này chẳng thấm vào đâu so với giá trị của lô hàng bạn xuất khẩu qua Hoa Kỳ, chẳng thấm vào đâu so với khoản phạt mà bạn phải đối mặt và cũng chẳng thấm vào đâu so với chi phí bạn xây dựng hình ảnh công ty. Điều này không đáng. Một doanh nghiệp thông minh cần phải loại trừ vấn đề ngay khi nhận ra chứ không đợi đến khi xảy ra rồi mới đi giải quyết.", ông Peter phân tích.

Sử dụng phần mềm có bản quyền chỉ là một trong số nhiều tiêu chuẩn của yêu cầu cạnh tranh công bằng tại Hoa Kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ vấn đề này với sự trợ giúp của các luật sư để hiểu rõ "luật chơi" trước khi tham gia "trò chơi", ông Peter đưa ra lời khuyên trước khi kết thúc bài thuyết trình.

Ông Peter N. Fowler là tùy viên về Sở hữu trí tuệ khu vực Đông Nam Á, đóng tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bangkok. Ông là điều phối viên các hoạt động của cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) ở khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương.

Theo: TBKTSG Online

Từ khóa: thị trường Mỹ, Hoa Kỳ, bản quyền, phần mềm, sở hữu trí tuệ

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007405290
Go to top