Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Hoa KỳĐạo luật mua sắm 1933 của Mỹ: bằng chứng về chủ nghĩa bảo hộ

Đạo luật mua sắm 1933 của Mỹ: bằng chứng về chủ nghĩa bảo hộ

Đạo luật mua sắm (BAA) của Mỹ có lẽ là đạo luật thường xuyên được trích dẫn nhất trên thế giới, đây là ví dụ điển hình thể hiện chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Đạo luật này chủ yếu điều chỉnh các ưu đãi nội địa trong việc mua sắm của chính phủ liên bang. Được ban hành trong thời kỳ Đại suy thoái nhằm tạo ra và duy trì việc làm cho công dân Mỹ, đạo luật này cũng nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp Mỹ trước các đối thủ nước ngoài và trả đũa các nước đã ban hành chính sách mua sắm nội địa.

BAA không cấm việc mua sắm hàng hóa nước ngoài, thay vào đó, nó thiết lập các ưu đãi áp dụng cho các loại vật liệu và sản phẩm của Mỹ. BAA yêu cầu chính quyền liên bang chỉ mua sản phẩm và vật liệu được khai thác, sản xuất tại Mỹ và chỉ ngoại trừ một số trường hợp cụ thể.

Theo BAA, sản phẩm được xem là sản xuất tại Mỹ nếu “hầu hết” các bộ phận cấu thành từ tư liệu, vật liệu, vật tư đều được khai thác, sản xuất tại Mỹ. Theo quy định của Chính phủ liên bang, sản phẩm phải được sản xuất tại Mỹ và chi phí cho nguyên liệu đầu vào tại Mỹ phải chiếm trên 50% tổng chi phí cấu thành sản phẩm. Nếu không đủ mức này, nó được xem là sản phẩm nước ngoài và chỉ được mua trong các trường hợp ngoại lệ.

Các trường hợp ngoại lệ trong Đạo luật mua sắm của Mỹ gồm:

(1) Việc mua các sản phẩm trong nước sẽ không phù hợp với lợi ích công cộng, cụ thể: Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng điều khoản lợi ích công cộng để vượt qua các quy định của BAA, áp dụng đối với những quốc gia đã ký Biên bản ghi nhớ về mua sắm đối ứng với Mỹ. Biên bản ghi nhớ này bao gồm cả hàng hóa quốc phòng vốn không được đề cập đến trong các hiệp định thương mại.

(2) Giá của sản phẩm trong nước là không hợp lý: Để xác định giá trong nước là không hợp lý, BAA sử dụng mức chênh lệch giá. Mức chênh lệch 6% được sử dụng cho hầu hết các hợp đồng mua sắm. Tuy nhiên, mức chênh lệch là 12% được áp dụng nếu mức giá thấp nhất trong nước được đưa ra từ một doanh nghiệp nhỏ. Riêng Bộ Quốc phòng sử dụng mức chênh lệch 50% cho hoạt động mua sắm của mình. Mức chênh lệnh này được cộng thêm vào mức giá thấp nhất trong nước trước khi so sánh với giá của các nhà cung cấp nước ngoài. Nếu giá trong nước vẫn cao hơn so với giá nước ngoài thì được xem là giá không hợp lý.

(3) Sản phẩm trong nước không đáp ứng được yêu cầu về số lượng hoặc chất lượng: BAA không quan tâm đến việc liệu một sản phẩm nào chưa được sản xuất tại Mỹ hoặc không đáp ứng được yêu cầu thương mại về số lượng hoặc chất lượng mà thay vào đó nó dựa trên danh mục hàng hóa FAR. Còn theo FAR, điều khoản này không có nghĩa là nội địa Mỹ không có sản phẩm mà thay vào đó nó có nghĩa là nguồn lực trong nước chỉ đáp ứng được 50% hoặc ít hơn tổng nhu cầu. Các cơ quan chính phủ cũng có quyền tự xác định mức độ không sẵn có của hàng hóa theo quy định.

(4) Sản phẩm mua sắm được sử dụng ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Riêng Bộ Quốc phòng áp dụng theo Chương trình cán cân thanh toán (Balance of Payment Promgam).

(5) Chi phí mua sắm thấp hơn so với ngưỡng mua sắm tối thiểu là 3.000 USD.

(6) Sản phẩm thương mại thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin của FAR.

mua-sam-1

Miễn trừ áp dụng Đạo luật mua sắm

Đạo luật mua sắm được miễn trừ trong các trường hợp chính quyền mua sắm hàng hóa theo các hiệp định thương mại quốc tế. Cơ sở để được miễn trừ là Đạo luật về Hiệp định thương mại 1979 cho phép Tổng thống không phân biệt đối xử trong mua sắm hàng hóa đối với các nước đã cấp cho Mỹ cơ chế mua sắm đối ứng. Mỹ cũng miễn trừ việc áp dụng các quy định của BAA đối với các khoản mua sắm công theo Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO (GPA) và các hiệp định thương mại tự do đã ký kết (FTAs). Nếu không áp dụng quyền miễn trừ, Mỹ sẽ không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ về chống phân biệt đối xử đối với hàng hóa nước ngoài.

Mặc dù, BAA không áp dụng trong các trường hợp đã nêu trên nhưng đạo luật này vẫn bị chỉ trích bởi nhiều nước. Tuy nhiên, không có lý do để tin rằng đạo luật này sẽ được bãi bỏ trong thời gian tới. Theo một báo cáo của quốc hội năm 2012, BAA chỉ mới được sửa đổi cơ bản 4 lần kể từ khi ra đời và “Quốc hội cho rằng sẽ là phù hợp nếu ban hành bổ sung các văn bản pháp lý để ưu đãi cho nội địa”. Một trong số các biện pháp như vậy là quy định bổ sung Berry, theo đó áp đặt hàm lượng nội địa cao hơn trong việc mua sắm công so với quy định của BAA. Theo quy định này, việc mua sắm của Bộ Quốc phòng phải áp dụng ngưỡng hàm lượng nội địa là 100%.

Theo http://trade.djaghe.com - PC

 Từ khóa: Đạo luật, mua sắm, 1933,  Mỹ, bằng chứng, chủ nghĩa, bảo hộ

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007405130
Go to top