Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUTin tức thị trường EUCà phê Việt Nam đối mặt nguy cơ mất thị trường EU

Cà phê Việt Nam đối mặt nguy cơ mất thị trường EU

ca phe che bien kho 768x510 1244 20210203 374 164207

EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam. Nhưng xuất khẩu cà phê sang khu vực này đang trở nên khó khăn do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Bán hàng cho Nestlé ngày càng khó

Từ nhiều năm nay, Nestlé là một doanh nghiệp hàng đầu về thu mua và xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU, mà EU lại là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam (chiếm khoảng 40% lượng cà phê xuất khẩu). Vì thế, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đều bán hàng cho Nestlé.

Nhưng theo phản ánh của một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam, việc bán hàng cho Nestlé đang ngày càng khó. Nguyên nhân là do EU ngày càng xiết chặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên cà phê nhập khẩu.

Riêng với hoạt chất Glyphosate, MRLs (giới hạn dư lượng tối đa) trên cà phê nhân nhập khẩu vào EU là 0,1 mg/kg. EU siết chặt về dư lượng thì Nestlé cũng buộc phải xiết chặt hơn các tiêu chuẩn đối với cà phê nhân mà họ thu mua ở Việt Nam để xuất khẩu sang EU.

Theo ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai), MRLs ở mức 0,1 mg/kg có thể coi như là bằng không. Vì thế, đây là một quy định rất ngặt nghèo. Với quy định MRLs như vậy, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Intimex Group, chia sẻ: “Bán cà phê nhân cho Nestlé hiện khó khăn kinh khủng. Chỉ có cà phê nhân mua ở Gia Lai là còn có thể bán được cho Nestlé”.

Ông Thái Như Hiệp cũng cho biết, Vĩnh Hiệp đã bán cà phê nhân cho Nestlé từ nhiều năm nay với khối lượng lớn. Nhưng trong năm qua, bán hàng cho Nestlé rất khó khăn. Nguyên nhân chính là ở dư lượng thuốc BVTV trên cà phê. Ông Hiệp cho rằng nếu không giải quyết được vấn đề này, đến một lúc nào đó, cà phê nhân Việt Nam có thể không xuất khẩu được sang EU.

Cần học hỏi cách làm của nông dân Gia Lai

Trong bối cảnh cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU đang gặp khó vì dư lượng thuốc BVTV, thì cà phê Gia Lai được coi là điểm sáng để giải quyết thực trạng này.

Theo ông Đỗ Hà Nam, cà phê Gia Lai được các doanh nghiệp nước ngoài tập trung thu mua nhiều vì cà phê ở đây cơ bản không bị vướng dư lượng Glyphosate. Chính vì vậy, giá cà phê Gia Lai thường cao hơn nhiều so với cà phê của các tỉnh Tây Nguyên khác. Thậm chí, giá cà phê Gia Lai bán ngay tại Gia Lai còn cao hơn giá cà phê của các tỉnh khác bán ở TP HCM.

Lý giải về vấn đề này, ông Thái Như Hiệp tiết lộ, nông dân trồng cà phê ở Gia Lai có truyền thống trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến khác hẳn các tỉnh Tây Nguyên. Chẳng hạn, riêng ở khâu phơi, trong khi nông dân các tỉnh khác xay dập trái cà phê ra rồi mới phơi, thì nông dân Gia Lai lại để phơi khô cà phê nguyên trái.

Nhờ phơi khô nguyên trái, tồn dư thuốc BVTV trên cà phê Gia Lai thường ít hơn hẳn so với cà phê các nơi khác. Với quy trình sản xuất, thu hoạch và chế biến riêng biệt, cà phê Gia Lai cũng thường cho chất lượng tốt hơn.

Tuy nhiên, gần đây, cà phê Gia Lai cũng đã vướng phải dư lượng chất độc hại khi xuất sang EU. Theo ông Thái Như Hiệp, nguyên nhân trước hết là do mùa thu hoạch thiếu nắng. Bơi khi phơi cà phê mà có đủ nắng, dư lượng thuốc BVTV trên quả cà phê sẽ được giải phóng hết.

Còn trong điều kiện thiếu nắng như mùa thu hoạch này, trái cà phê không những không giải phóng được dư lượng thuốc BVTV, mà còn thẩm thấu carbon ngược trở lại, làm sản sinh ra những độc tố không thể kiểm soát.

Nguy cơ nhiễm chéo dư lượng thuốc BVTV

Mặt khác, thực trạng thu mua cà phê hiện nay cũng đang khiến cho cà phê Gia Lai bị nhiễm chéo dư lượng thuốc BVTV, nhất là Glyphosate từ cà phê của các nơi khác. Ông Hiệp cho biết, ngay sau khi một số lô hàng bị vướng dư lượng, công ty ông đã rà soát lại hết các khâu thu mua của đơn vị, và phát hiện ra cà phê đến từ Kon Tum có tỷ lệ cao về dư lượng Glyphosate, làm lây nhiễm chéo sang các lô hàng cà phê Gia Lai.

Ông Đỗ Hà Nam, cho biết, khi thu mua, các thương lái nhỏ thường mua cà phê ở nhiều vườn rồi đổ chung vào một chỗ. Mua được vài tấn hoặc vài chục tấn, họ đem tới bán cho các vựa lớn hơn. Những vựa này cũng tiếp nhận cà phê từ nhiều thương lái khác nhau, nhiều vùng khác nhau, rồi bỏ chung hết vào trong kho. Cách thu mua như thế đang dẫn tới tình trạng nhiễm chéo dư lượng thuốc BVTV từ lô cà phê này sang lô cà phê khác.

Trước tình hình đó, ông Hiệp cho rằng Bộ NN-PTNT cần phải thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng cho cà phê, để khi cần có thể tìm ra ngay được những vùng sản xuất cà phê đang có vấn đề về dư lượng thuốc BVTV, qua đó có giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời như giúp nông dân thay đổi quy trình sản xuất theo hướng không lạm dụng thuốc BVTV, không sử dụng thuốc ngoài danh mục ... Các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm xây dựng vùng nguyên liệu để kiểm soát, quản lý được chất lượng sản phẩm.

"Từ thực tế sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, cho thấy nếu chúng ta làm tốt việc kiểm soát dư lượng Glyphosate như ở Gia Lai, thì giá bán cà phê sẽ rất tốt. Ngược lại, nếu không kiểm soát được dư lượng Glyphosate, người trồng cà phê sẽ mất một khoản tiền rất lớn.

Các địa phương khác ở Tây Nguyên cần học theo mô hình của nông dân trồng cà phê ở Gia Lai để giúp người trồng cà phê tăng thu nhập nhờ tăng được giá bán sản phẩm.

Đồng thời, cà phê của địa phương đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, qua đó thâm nhập được vào các thị trường khó tính…".

(Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Intimex Group)

Nguồn: Nông Nghiệp

Từ khóa: truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng, dư lượng thuốc BVTV, kiểm soát, chất lượng sản phẩm

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007387945
Go to top