Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUThị trường EU: Triển vọng hợp tác

Thị trường EU: Triển vọng hợp tác

(VOV) - FTA sẽ tạo thuận lợi lớn về thuế, nhưng hàng rào kỹ thuật không phải là đối tượng của khu vực mậu dịch tự do nên doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu và thực hiện nghiêm túc.

FTA - xuất khẩu sẽ được lợi

Năm 2010, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã cùng thống nhất tiến tới đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam – EU. Theo các chuyên gia kinh tế, tuy chưa chưa thể có cái nhìn đầy đủ và chính xác về Hiệp định này do cả hai bên vẫn chưa đưa ra khuôn khổ đàm phán và những yêu cầu cụ thể, nhưng EU là thị trường rộng lớn, nên nếu đàm phán thành công, có thể mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, đặc biệt là về xuất khẩu.

EU - một thực thể kinh tế lớn gồm 27 nước thành viên, dân số khoảng 500 triệu người và GDP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu sức mua theo đầu người khoảng 32.700 USD/năm- được xem là một thị trường rộng lớn và đầy hấp dẫn mà nhiều nước, nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm cách khai phá và thâm nhập.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU từ 5,621 tỷ USD năm 2005 đã tăng gần 3 lần lên 15,446 tỷ USD trong năm 2010.

EU luôn chiếm khoảng 18% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.

Theo Phòng thương mại châu Âu (EUCham), nếu FTA được ký kết thì cả xuất khẩu và nhập của Việt Nam và EU đều có lợi. Việt Nam và EU sẽ nhanh chóng có cam kết mở cửa thị trường, xóa bỏ nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ, các vấn đề về hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá… đem lại những lợi thế lớn cho Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường. Đồng thời việc ký kết này sẽ giúp cho vị trí của Việt Nam được cải thiện nhiều trên thế giới mà điều thể hiện đầu tiên là Việt Nam đang có cán cân thương mại lợi hơn so với EU.

Ông Trương Đình Tuyển- nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cũng nhận định, việc giảm thuế nhập khẩu theo FTA sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường EU, đặc biệt là những mặt hàng đang bị sức ép cạnh tranh từ các nước khác như Trung Quốc, quốc gia chưa có FTA với EU.

“Xét về lợi ích chiến lược lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp EU đang hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hoá ở Việt Nam cơ bản là cùng có lợi trong Hiệp định này” – ông Tuyển nói.

Mặc dù vậy, như trong các FTA đã ký của Việt Nam, vẫn có thể có những ngành, những đối tượng chịu tác động bất lợi từ việc mở cửa thị trường theo FTA này… Bởi EU giảm thuế suất cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU, cũng đồng thời với việc Việt Nam phải giảm thuế suất cho hàng hóa xuất khẩu của EU vào Việt Nam.

"Việt Nam đã tham gia khu vực mậu dịch tự do với ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Newzealand, Ấn Độ.  Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam – Nhật Bản.

Việt Nam đang xúc tiến đàm phán với liên minh châu Âu, hiện hai bên đang rà soát phương pháp tiếp cận. Việc tham gia khu vực mậu dịch tự do sẽ tạo thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp, đầu tiên là về thuế (các bên liên quan sẽ cắt giảm dòng thuế nhập khẩu), nhưng những hàng rào kỹ thuật không phải là đối tượng của khu vực mậu dịch tự do nên doanh nghiệp vẫn phải chủ động tìm hiểu và thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu".

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên

GS Claudio Dordi – Chuyên gia MUTRAP III khuyến nghị, Việt Nam cần sẵn sàng nhượng bộ một số lĩnh vực để đổi lấy cam kết cắt giảm thuế quan trong lĩnh vực chủ chốt. Qua FTA với Việt Nam, EU cũng kỳ vọng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu vào Việt Nam; thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam hướng mục tiêu tới ASEAN và các quốc gia châu Á khác; tạo thêm cơ hội tiếp cận thị trường tạo cho các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ của EU; đảm bảo việc tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ; thúc đẩy các mục tiêu chính sách phi kinh tế…

Tuy nhiên, theo ông Tuyển, do EU và Việt Nam là các thực thể kinh tế hỗ trợ lẫn nhau nên nhìn chung việc giảm thuế nhập khẩu không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam. Hơn nữa Việt Nam cũng đã phải giảm hầu hết các dòng thuế xuống 0% vào năm 2015 theo các hiệp định mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN+.

Theo phân tích của ông Tuyển: “Việc giảm thuế chỉ làm chuyển luồng thương mại, nhập khẩu từ EU có thể tăng lên và nhập khẩu từ các thị trường khác sẽ giảm khi giá cả nhập khẩu từ khu vực này trở nên cạnh tranh. Việc chuyển luồng thương mại sẽ giúp Việt  Nam nhập được công nghệ nguồn, giảm lệch sai về cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ trở nên có khả năng cạnh tranh hơn trong dài hạn”.

Ông Tuyển cũng cho rằng, những lĩnh vực EU có thế mạnh như dịch vụ sẽ phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh. Đồng thời, những vấn đề nhạy cảm như vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật, vấn đề về môi trường… sẽ vẫn tồn tại khi có FTA như: “Sản phảm xuất khẩu vào thị trường EU ngoài việc thiết kế thân thiện với môi trường thì cơ sở sản xuất cũng phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh”.

Dù vậy, đây là những thách thức có lợi, thúc đẩy Việt Nam thay đổi thể chế theo hướng hoàn thiện hơn, tái cấu trúc lại nền kinh tế thích hợp hơn với xu hướng mới đồng thời cũng buộc doanh nghiệp phải đổi mới hoạt động, thay đổi tư duy và hành động một cách tích cực.

Ông Jean-Jacques Bouflet - Phái đoàn EU tại Việt Nam nói: “Thị trường EU có những yêu cầu cao về chất lượng, thực tế có một số tiêu chuẩn đòi hỏi nhiều nỗ lực của các  nước đang phát triển, nhưng đáp ứng được những tiêu chuẩn này cũng đồng nghĩa với việc chứng minh sản phẩm của Việt Nam đạt chất lượng hàng đầu và đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của bất kỳ thị trường nào trên thế giới. Trong ngắn hạn, đáp ứng các tiêu chuẩn của EU không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng EU mà còn mang lại nhiều lợi ích cho các nước xuất khẩu.

eu

Để giữ chân tại thị trường EU

Nhìn chung, FTA sẽ đem lại những lợi thế lớn cho Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường. Nhưng theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên “những hàng rào kỹ thuật không phải là đối tượng của khu vực mậu dịch tự do nên doanh nghiệp vẫn phải chủ động tìm hiểu và thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu”. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần nắm chắc và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về nhập khẩu hàng hóa của EU.

Hiện, có 5 sản phẩm chiếm đến 68-70% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU là da giày, dệt may, cà phê, thuỷ sản và nội thất. Những sản phẩm này hiện đang giảm dần về sản lượng do bên cạnh việc phải chịu mức thuế suất cao hơn mức thuế suất trung bình (dệt may 11,7%, thuỷ sản 10,8% và da giầy là 12,4%...), nguyên nhân quan trọng còn do các nhà xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các quy định của EU. 

Tại cuộc đối thoại về thị trường EU mới đây, Tham tán Công sứ Việt Nam tại EU Trần Trung Thực cho biết: “Cơ hội vào thị trường EU cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất nhiều, song để đánh giá thị trường này có tiềm năng hay không còn tùy thuộc vào khả năng canh tranh và thâm nhập thị trường của doanh nghiệp xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp biết cách khai thác thị trường, có mối quan hệ khách hàng, nắm bắt văn hóa kinh doanh châu Âu và điều quan trọng nhất là biết cách thực hiện và vượt qua rào cản thương mại, đảm bảo chữ tín và thực hiện tốt khâu hậu mãi… thì một mặt hàng tưởng chừng không có tiềm năng đối với doanh nghiệp này lại là tiềm năng của doanh nghiệp khác, hay đối với các nước khác nhau”. 

Bên cạnh đó, Tham tán Trần Trung Thực còn cho rằng, yếu tố tiềm năng còn có thể bị thay đổi theo thời gian, sở thích tiêu dùng và mức độ cạnh tranh của các sản phẩm cùng chủng loại của các nước khác. Bởi vậy, các doanh nghiệp nên tham gia nhiều hội chợ tại châu Âu để nắm bắt nhu cầu sản phẩm và sản xuất những mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao.

Theo ông Trần ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu (Bộ Công thương: “Trung bình hàng năm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU khoảng từ 150 – 200 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ, nhưng mấy năm gần đây đang có dấu hiệu suy giảm, chủ yếu do hàng Việt Nam mẫu mã chưa phong phú, chất lượng không ổn định, xuất khẩu chủ yếu những mẫu mã truyền thống của Việt Nam chỉ thu hút được người sử dụng ở lần đầu vì đặc tính dân tộc nhập khẩu vào EU”.

Một điểm cần lưu ý nữa là do EU có những đòi hỏi rất cao về vệ sinh, an toàn cho người và gia súc, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... nên doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ những yêu cầu của EU đối với sản phẩm của mình. Có những sản phẩm phải trải qua những thủ tục rất phức tạp, cần nhiều thời gian mới được phép nhập vào EU (ví dụ đối với thuỷ sản chỉ những nhà sản xuất được EU công nhận và cấp code mới được phép xuất sản phẩm sang EU hay thịt vẫn chưa được phép nhập vào EU...)

Doanh nghiệp cũng có thể thực hiện chương trình marketing riêng để xác định mặt hàng tiềm năng đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình.

Chinh phục thị trường này đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự đầu tư. Bởi dù thực hiện một quy chế thuế nhập khẩu nhưng đặc điểm của từng thị trường riêng với 27 nước, có khác biệt về văn hóa, phong cách tiêu dùng khác nhau là thách thức lớn mà doanh nghiệp Việt Nam cần vượt qua./.

Theo VOV NEWS (vov.vn)

Từ khóa: FTA, thuế, mậu dịch, tự do

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007405124
Go to top