Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUNhững điều Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU

Những điều Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU

TT EU

Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu vào thị trường EU.

Bên cạnh đó, EU cũng là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới với 27 quốc gia thành viên nên VN cũng có nhiều khả năng tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Các mặt hàng truyền thống (sử dụng nhiều lao động và tài nguyên) của VN vẫn có khả năng cạnh tranh cao ở EU. Song điều này đồng nghĩa với việc phần lớn hàng hoá VN có hàm lượng giá trị gia tăng thấp và dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động trên thị trường thế giới.

Khi xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

Thứ nhất, cần nhìn nhận từ góc độ phía cầu - tức góc độ thị trường EU về sức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như là phân khúc thị trường, dân số... Ở đây, điều rất quan trọng là nhận thức và khả năng thích ứng. Tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, nhất là trong giai đoạn hậu WTO, chúng ta cần thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ mà phải thích ứng theo những tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực tiếp cận thông tin, học hỏi những bài học quá khứ của các nước và của chính VN. Qua đó, DN tổ chức lại sản xuất, dần dần đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Thứ hai, DN cần phải chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, những rào cản kỹ thuật khác của các thị trường văn minh. Thay vì tư thế bị động như trước, DN cần chủ động ứng phó ngay từ đầu để có thể kiểm soát được sản phẩm của mình. Điều này sẽ tạo ra một quy trình mới về tư duy chiến lược, cách điều hành bộ máy, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, phản ứng nội tại của DN và Hiệp hội. Thực tế là nhiều DN chưa thực sự nắm rõ các quy định liên quan của EU, chưa coi trọng việc liên doanh liên kết với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, vai trò của Hiệp hội, mặc dù được nhiều DN đánh giá là rất quan trọng trong việc kiến nghị hoạch định và điều chỉnh chính sách, đại diện cho DN kiến nghị với Chính phủ về nhu cầu, nguyện vọng... nhưng trong hỗ trợ đào tạo thì DN chưa coi vai trò của Hiệp hội là quan trọng. Trong khi đó, con người, nguồn nhân lực lại là vấn đề khó khăn nhất đối với DN hiện nay. Điều đó chứng tỏ vai trò của Hiệp hội với những điều mà DN mong muốn còn hạn chế.

Tuy nhiên, bênh cạnh đó có những rào cản chung khi Việt Nam tham gia vào thị trường EU, như:

Chính sách thương mại: Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối, đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát…. Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm… luôn được thực hiện nghiêm ngặt. Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về nông nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần giá trị và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay, các nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Cụ thể, với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 2%.

Quy định của hải quan: Hàng hoá nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên lãnh thổ 27 nước thành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định. Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập để gia công và tái xuất khẩu trong EU mà không cần phải nộp thuế  hải quan và VAT đối với hàng hoá đã sử dụng. Hàng hoá trong khu vực  tự do (được coi là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải quan EU) được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT  với quy định: nếu được lưu tại khu vực này thì được coi là chưa nhập khẩu vào EU; ngược lại, hàng hoá của EU lưu tại đây được coi là đã xuất khẩu. Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại không ưu đãi và ưu đãi. Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được đề cập trong luật thuế. Hàng năm, Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan hưởng theo MFN đối với tất cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU.

Từ 01/01/2006 đến 31/12/2008, EU áp dụng GSP mới dành cho 143 nước độc lập, 36 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập mới này đơn giản hoá việc phân loại sản phẩm hàng hoá từ loại là rất nhạy cảm, bán nhạy cảm và không nhạy cảm thành 2 loại là sản phẩm không nhạy cảm và nhạy cảm. Theo hệ thống mới này, sản phẩm nhạy cảm (gồm rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, dệt may, gang và thép) được giảm một mức thuế chung là 3,5% đối với những sản phẩm tính thuế theo trị giá (có một số ngoại lệ chủ yếu là hàng dệt may); và giảm 30% đối với sản phẩm tính thuế đặc định so với mức thuế MFN. Các sản phẩm không nhạy cảm được miễn thuế hoàn toàn khi nhập khẩu vào EU.

Khung pháp lý quốc tế về rào cản kỹ thuật: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) trong WTO là khung pháp lý quốc tế đối với định chế và các yêu cầu kỹ thuật. Các nguyên tắc chính trong TBT là hài hoà, minh bạch, vừa đủ và không phân biệt đối xử. Các nguyên tắc này được cụ thể hoá thành các tiêu chí, điều kiện cho từng loại hàng hoá, nhóm sản phẩm khác nhau một cách khá chặt chẽ và khắt khe như dán nhãn mác (CE), dấu CE, quy định về an toàn thực phẩm, mức độ dư lượng tối đa… Trên thực tế, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn với TBT, bởi trình độ và tính tự giác thực hiện của nhiều doanh nghiệp còn thấp, chưa đồng đều.

Quản lý phế thải bao bì: EU đã ban hành Chỉ thị số 94/62/EC về “Bao bì và phế thải bao bì” nhằm ngăn ngừa việc tạo ra chất thải bao bì, tái sử dụng, tái chế bao bì và giảm phần vứt bỏ, tiêu huỷ cuối cùng của chất thải đó. Chỉ thị cũng quy định mức tối đa kim loại ngặng chứa trong bao bì và mô tả những yêu cầu cụ thể trong sản xuất và cấu thành bao bì dùng trong ngành công nghiệp, thương mại, văn phòng, cửa hàng, dịch vụ, hộ gia đình hoặc bất kỳ nơi nào khác, bất kể dùng nguyên liệu gì.

Thương mại công bằng: Tiêu chuẩn này nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển về xã hội, kinh tế, môi trường của các nhà sản xuất và chủ đất quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển. Các sản phẩm thương mại công bằng bao gồm hàng dệt may, đồ trang sức, nhạc cụ bản địa, vật trang trí và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác, thực phẩm (như cà phê, chè, mật ong, các loại hạt và gia vị). Tương tự như đối với các nhãn mác môi trường, các nhãn mác về thương mại công bằng cũng khác nhau ở từng nước. Có hai bộ tiêu chuẩn chung đối với người sản xuất: một cho các trang trại nhỏ, và một cho công nhân làm việc trong các đồn điền và nhà máy.  Các đồn điền và các nhà máy phải tuân thủ các tiêu chuẩn này, Tổ chức thương mại công bằng sẽ dành cho các sản phẩm của họ một giá “công bằng”, giúp sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn.

Quản lý chất lượng: Chứng chỉ ISO được coi như tấm giấy thông hành, một tài sản quan trọng của những doanh nghiệp sở hữu nó, mang lại ưu thế bán hàng khi hoạt động kinh doanh tại các đối tác kinh doanh.

Kể từ 11/01/2007, khung pháp lý về thị trường thương mại, dịch vụ giữa Việt Nam và EU đã được mở hoàn toàn. Một thời kỳ mới với nhiều cơ hội và thách thức đang mở ra. Vấn đề quan trọng và có tính quyết định là hành động của các doanh nghiệp, họ cần nắm vững và vận hành thật tốt các chính sách, thể chế, quy định của WTO nói chung và EU nói riêng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của đơn vị, ngành hàng mình nhằm góp phần đưa Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Nguồn : Báo Thương mại điện tử

Từ khóa : Những điều, doanh nghiệp, cần biết, khi xuất khẩu hàng hoá, sang thị trường EU.

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007413656
Go to top