Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUHướng dẫn xuất khẩu trái bưởi tươi sang thị trường EU

Hướng dẫn xuất khẩu trái bưởi tươi sang thị trường EU

 

buoi

Trong giai đoạn 2007-2012, sản lượng nhập khẩu bưởi da xanh tươi của thị trường châu Âu rất ổn định. Giá của mặt hàng này tăng cao trong hai năm trở lại đây. Quả bưởi được nhập khẩu vào EU theo nhiều chủng loại khác nhau, chủ yếu là từ Hà Lan. Báo cáo dưới đây sẽ cung cấp thông tin về đặc điểm, số liệu, xu hướng, các kênh phân phối và phân khúc thị trường, mức độ cạnh tranh của mặt hàng bưởi tươi tại thị trường châu Âu (bao gồm các nước thuộc Liên minh châu Âu – EU và thành viên của Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu – EFTA).

Định nghĩa sản phẩm

Bưởi là loại quả có xuất xứ từ châu Á, thường có màu xanh lá hoặc vàng. Đây là loại quả lớn nhất trong họ cam quýt và có thể nặng đến 2kg. Yêu cầu tối thiểu để mặt hàng này được lưu thông trên thị trường là đường kính đạt 10cm và cân nặng khoảng 400g. Bưởi thường được trồng tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

 Bảng : Mã phân loại hàng hóa của mặt hàng bưởi

Số

Sản phẩm

08054000

Bưởi tươi hoặc sấy khô

Nguồn: Cơ quan thống kê EU (Eurostat)

Đặc điểm sản phẩm

Phần này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về yêu cầu và tiêu chuẩn thương mại bao gồm chất lượng, kích cỡ, đóng gói, bao bì của mặt hàng bưởi. Việc liên lạc với người mua nhằm biết thêm các thông tin chi tiết luôn được ưu tiên.

Chất lượng

-  Mặt hàng bưởi được chia làm ba loại: loại đặc biệt, loại I và loại II. Quả bưởi ít nhất phải còn tươi và nguyên vẹn cùng với đó là không có sâu bọ, không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp, không bị dập và có thể chịu được trong quá trình chuyên chở và đóng gói.

 -  Hoa quả nhập khẩu từ nước thứ 3 vào EU phải đảm bảo những tiêu chuẩn của thị trường hoặc các tiêu chuẩn tương đương. Việc kiểm tra mức độ phù hợp của sản phẩm phải được thực hiện trước khi thông quan vào EU trừ trường hợp các lô hàng nhỏ mà cơ quan thanh tra đã đánh giá có ít rủi ro. Tại một số nước thứ 3 đã được EU chứng nhận về mức độ phù hợp của sản phẩm thì việc kiểm tra, đánh giá trên có thể được thực hiện bởi các cơ quan của nước đó.

Kích cỡ và bao bì

-  Bưởi được phân loại dựa vào mã số kích cỡ từ 0 đến 7. Mức thấp nhất có đường kính 10cm và cân nặng 400g trong khi đó mức cao nhấp với đường kính là 11,8cm và cân nặng 700g. Mã này không được áp dụng với các sản phẩm có đường kính vượt quá 17cm và cân nặng trên 1,9kg.

 -  Bưởi thường được đóng gói trong các túi lưới riêng biệt.

 -  Yêu cầu về đóng gói có thể khác nhau tùy vào phân khúc thị trường và người tiêu dùng. Tuy vậy, sản phẩm ít nhất phải được đóng gói cẩn thận nhằm đảm bảo chất lượng, độ tươi và tránh hư hỏng. Hãy thảo luận với khách hàng về phương thức đóng gói mà họ ưa thích. Đối với hàng bán buôn, bưởi thường được đóng trong các thùng carton hoặc sọt với nhiều kích cỡ khác nhau.

Nhãn mác

Nhãn mác phải tuân thủ theo các điều luật và điều lệ của thị trường EU và EFTA. Nếu không thể nhìn thấy ở bên ngoài, tên sản phẩm hoặc các tên gọi tương tự, tên thương mại phải được ghi trên bao bì.

 -  Những thông tin nên có trên nhãn mác của quả bưởi nói riêng và các sản phẩm trái cây tươi nói chung bao gồm:

+ tên của sản phẩm

+ nhận diện thương mại: chủng loại, kích cỡ (mã số), số lượng, khối lượng tịnh

+ tên và địa chỉ của nhà sản xuất

+ tên nước xuất xứ

-  Ngoài ra, bất kì logo chứng nhận nào nếu phù hợp đều có thể được sử dụng; ví dụ logo của nhà bán lẻ có thể dùng trong trường hợp nếu sản phẩm đó là nhãn hiệu riêng của họ. Bảng liệt kê các thành phần là không bắt buộc đối với mặt hàng trái cây tươi; trừ một số quy định khác. Trong trường hợp này, sản phẩm phải có danh sách và số lượng những loại quả thành phần ghi trên bao bì. Đối với mặt hàng bưởi, bạn có thể dán một hình vẽ nhỏ trên bao bì hướng dẫn cách bóc vỏ.

 -  Thị trường EU yêu cầu phải ghi rõ loại quả bưởi (loại đặc biệt, loại I, loại II) trên bao bì.

 -  Quy định mới số 1169/2011 (EU) đã thiết lập các nguyên tắc chung, yêu cầu và trách nhiệm trong việc quản lý thông tin thực phẩm hay cụ thể hơn là việc ghi nhãn sản phẩm. Quy định này đưa ra các phương thức giúp bảo vệ quyền của người tiêu dùng trong việc tiếp cận với thông tin sản phẩm và những thủ tục đối với các doanh nghiệp trong việc này. Điều này cũng phù hợp với sự cần thiết của việc cung cấp thông tin một cách chính xác và linh hoạt nhằm đáp ứng sự phát triển và những yêu cầu mới về thông tin trong tương lai.

Yêu cầu của người mua đối với mặt hàng rau quả tươi

Yêu cầu của người tiêu dùng có thể được chia ra làm 3 nhóm: (1) yêu cầu bắt buộc: những yêu cầu tối thiểu để hàng hoá được phép thâm nhập thị trường ví dụ như yêu cầu về pháp lý; (2) yêu cầu thông thường: những yêu cầu mà các đối thủ cạnh tranh đã thực hiện hay nói theo cách khác là những điều cần tuân thủ theo để tồn tại trên thị trường; (3) yêu cầu đặc biệt: yêu cầu dành cho những phân khúc đặc biệt.

Yêu cầu thông thường

Chứng nhận bảo đảm

Do an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu tại EU nên những chứng nhận đảm bảo có thể phải nộp nhiều hơn 1 lần.

Global G.A.P.

Chứng nhận an toàn thực phẩm thường được sử dụng là Global G.A.P, đặc biệt khi xuất khẩu mặt hàng trái cây và rau củ tươi sang thị trường EU. Global G.A.P là một tiêu chuẩn trước khi ra khỏi trang trại bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp, từ lúc cây chưa được gieo trồng cho đến lúc ra sản phẩm thô (quá trình chế biến không được tính đến).

Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác có thể được yêu cầu là BRC và IFS, FSSC22000 hoặc SQF. Các hệ thống quản lý kể trên chỉ là yêu cầu bổ sung bên cạnh GLOBAL G.A.P và chúng cũng kiểm soát quá trình sản phẩm từ trang trại đến người mua.

Người tiêu dùng có sở thích khác nhau khi lựa chọn một hệ thống quản lý nhất định, vì vậy nên xác định loại hệ thống quản lý nào được ưa dùng hơn. Ví dụ, các nhà bán lẻ Anh thường yêu cầu BRC còn IFS thường được yêu cầu tại đa số các nước khác. Tất cả các hệ thống quản lý trên đều được công nhận bởi tổ chức “Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu” (GFSI); nên chúng được chấp nhận bởi một số lượng lớn nhà bán lẻ. Tuy nhiên, trên thực tế một số người mua vẫn ưa thích một hệ thống quản lý nhất định.

 Lời khuyên:

- Global G.A.P là rất cần thiết khi xuất khẩu trái cây sang thị trường EU, vì vậy nên làm quen với loại chứng nhận này

- Kiểm tra hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phổ biến nhất tại thị trường mục tiêu.

- Tìm hiểu thêm về các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác tại Standards Map (Bản đồ Tiêu chuẩn).

Tiêu chuẩn chất lượng

Người tiêu dùng EU thường yêu cầu hàng hoá phải đạt tiêu chuẩn của Uỷ ban kinh tế châu Âu Liên Hợp Quốc (UNECE) và Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CAC). Chất lượng ở đây liên quan đến cả an toàn thực phẩm lẫn chất lượng thực phẩm. Trong thực tế, an toàn thực phẩm chỉ là một phần của chất lượng thực phẩm. Do thực phẩm không được coi là chất lượng nếu như gây hại cho sức khoẻ cũng như nguy hiểm cho người tiêu dùng nên chất lượng thực phẩm còn quan trọng hơn cả an toàn thực phẩm. Chất lượng thực phẩm cũng đề cập đến đặc điểm cụ thể của thực phẩm, chủ yếu là từ quan điểm của người tiêu dùng, bao gồm đặc điểm bên trong và bên ngoài. Các tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất bởi các nhà nhập khẩu và thương nhân EU được phát triển UNECE và CAC. Các tiêu chuẩn UNECE thường được sử dụng trong thực tế hàng ngày và được coi là một tài liệu tham khảo thông số kỹ thuật sản phẩm đối cho các nhà nhập khẩu.

Lời khuyên:

Hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn cung cấp đáp ứng được những chất lượng như đã thoả thuận.

Yêu cầu bắt buộc

Thuốc trừ sâu

Dư lượng tối đa cho phép đối với thuốc trừ sâu (MRL) là một trong những điều quan trọng mà các nhà phân phối rau quả tươi cần chú ý. Nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người, EU đã giới hạn việc sử dụng những hoá chất nhất định trong một số điều luật và văn bản hướng dẫn.

EU đã đặt ra mức giới hạn về dư lượng thuốc trừ sâu cho phép trong sản phẩm. Những hàng hoá có dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn mức cho phép sẽ bị cấm tại thị trường EU. Lưu ý rằng một số nước thành viên EU như Anh, Đức, Hà Lan và Áo sử dụng thước đo MRL chặt chẽ hơn so với mức mà EU đã đề ra.

Lời khuyên

-          Để tìm hiểu về mức MRL liên quan đến từng mặt hàng cụ thể, hãy truy cập vào cơ sở dữ liệu MRL của EU. Có thể tìm kiếm theo sản phẩm hoặc loại thuốc trừ sâu có trong sản phẩm và hệ thống sẽ đưa ra mức độ MRL tương ứng

-          Đọc nhiều hơn về MRL tại trang web “Hỗ trợ xuất khẩu EU” http://exporthelp.europa.eu

-          Kiểm tra kĩ với người mua nếu như họ yêu cầu những điều kiện đặc biệt về MRL hoặc loại thuốc trừ sâu được dùng.

-          Áp dụng phương pháp quản lí sâu bệnh (IPM) trong sản xuất là một cách hiệu quả nhằm giảm lượng thuốc trừ sâu. IPM là một phương pháp kiểm soát dịch hại nông nghiệp sử dụng chiến lược bổ sung bao gồm nuôi trồng thực tế và quản lý hóa chất. IPM là một yêu cầu chung trong hầu hết các tiêu chuẩn của Thực hành nông nghiệp tốt; ví dụ như Global G.A.P

Tiêu chuẩn thị trường

Tất cả các loại trái cây và rau quả nhập khẩu vào EU đều phải đạt mức chất lượng tối thiểu nhất định.

Lời khuyên

- Kiểm tra kỹ tiêu chuẩn được áp dụng với mặt hàng và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

- Tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn tiếp thị thông qua Dịch vụ Hỗ trợ Xuất khẩu của EU.

Nhãn mác

Thực phẩm tại thị trường EU phải được dán nhãn mác theo đúng quy định pháp luật. Nhãn của hộp đựng hoa quả nhiệt đới phải bao gồm những thông tin sau:

-          Tên và địa chỉ của công ty đóng gói và vận chuyển;

-          Tên của nhà sản xuất (trong trường hợp tên của nhà sản xuất không thể nhìn thấy ở ngoài bao bì);

-          Tên nước xuất xứ;

-          Loại chất lượng và kích cỡ (theo tiêu chuẩn thị trường).

Lời khuyên

Đảm bảo các thông tin cần thiết đã được đề cập đến. Có thể thêm một số thông tin hữu ích như logo của nhà nhập khẩu hay logo chứng nhận

Kiểm dịch thực vật

Hoa quả và rau củ nhập khẩu vào EU phải tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật. EU đã ban hành yêu cầu về thực vật nhằm hạn chế việc xuất hiện và lây lan của một số loại sinh vật gây nguy hại cho cây trồng cũng như các sản phẩm từ cây trồng ở EU. Yêu cầu này đề cập chủ yếu đến:

-       Những loại sinh vật cấm nhập khẩu vào EU trừ những trường hợp đặc biệt.

-      Cây trồng hoặc các sản phẩm từ cây trồng được liệt kê trong phần B, phụ lục V của hướng dẫn số 2000/29/EC bắt buộc phải kèm theo giấy chứng nhận sức khoẻ cây trồng.

Lời khuyên:

- Kiểm tra với cơ quan kiểm dịch thực vật  hoặc nhà nhập khẩu xem những yêu cầu đối với sản phẩm là gì.

- Nếu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là cần thiết để được phép nhập khẩu vào EU, hãy xin giấy phép từ cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc nhờ nhà nhập khẩu. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật mẫu có thể được tìm thấy thông qua Phụ lục VII của Chỉ thị Y tế thực vật. Tại thời điểm này, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là không cần thiết cho các loại trái cây nhiệt đới được phép nhập khẩu vào EU.

Chất gây ô nhiễm

Các chất gây ô nhiễm vô tình xâm nhập vào thực phẩm là hậu quả của việc trải qua nhiều công đoạn như sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu kho. Nhằm phòng tránh những tác động tiêu cực tới sức khoẻ con người, EU đã đặt ra giới hạn đối với một số chất gây ô nhiễm; đặc biệt là các chất: ni-trát (có trong rau bi-na và rau diếp) và kim loại như ca-đi-mi, chì, thuỷ ngân, thiếc vô cơ.

Lời khuyên:

- Tìm các mức độ chất gây ô nhiễm có liên quan trong phụ lục của Quy định (EC) số 1881/2006. Tất cả các chất gây ô nhiễm được liệt kê và mức cho phép tối đa đối trong từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Kiểm tra xem sản phẩm thực phẩm xuất khẩu nằm trong nhóm nào. Chú ý rằng trong một số trường hợp, thực phẩm cụ thể không được nhắc đến riêng biệt nhưng lại được đề cập trong nhóm sản phẩm. Ví dụ, sản phẩm có thể không có trong nhóm trái cây nhiệt đới nhưng lại xuất hiện trong nhóm trái cây.

- Tìm hiểu thêm về công tác phòng chống và giảm ô nhiễm chính trong Quy tắc thực hành được công bố bởi Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.

- Kiểm tra bảng số liệu của Ủy ban châu Âu về các chất ô nhiễm thực phẩm trong "Quản lý chất gây ô nhiễm thực phẩm: làm thế nào EU đảm bảo rằng thực phẩm an toàn".

- Tìm hiểu thêm về các chất gây ô nhiễm thông qua Dịch vụ Hỗ trợ Xuất khẩu của EU.

Biện pháp kiểm soát biên giới

Hàng hoá sẽ phải chịu sự kiểm soát chính thức. Việc này được thực hiện để đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm bán tại thị trường EU là an toàn, tức là phù hợp với các yêu cầu do họ đề ra. Có ba loại kiểm tra:

a) kiểm tra tài liệu

b) kiểm tra nhận dạng

c) kiểm tra vật lý

Hàng hoá xuất khẩu từ những quốc gia nhất định, EU có thể quyết định việc kiểm soát sẽ được thực hiện ở một mức độ cao hơn hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp. Việc kiểm soát có thể được thực hiện ở bất kì giai đoạn nào như nhập khẩu hoặc đã xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các kiểm tra được thực hiện tại các điểm hàng hoá nhập khẩu vào EU.

Lời khuyên:

- Hãy tự làm quen với các thủ tục.

- Việc không tuân theo các thủ tục thích hợp có thể làm số lượng đơn hàng giảm, gây chậm trễ, làm tăng chi phí và nhận trừng phạt từ các cơ quan có thẩm quyền tại EU.

- Hãy chắc chắn rằng tài liệu kèm theo tương ứng với các sản phẩm thực phẩm có trong lô hàng.

- Thường xuyên cập nhật về mức độ kiểm soát

- Nếu muốn thêm thông tin chi tiết, hãy tra mã số hàng hoá trong chương 7, 8 tại Dịch vụ Hỗ trợ Xuất khẩu của EU.

Yêu cầu đặc biệt

Thương mại công bằng

Đây là một thị trường ngách tiềm năng đối với mặt hàng trái cây và rau củ tươi với việc tập trung vào những điều kiện về thiên nhiên cũng như xã hội của vùng sản xuất. Những tiêu chuẩn nổi bật của thị trường này có thể kể đến thương mại công bằng (Fair Trade) và Mưa Rừng (Rainforest Alliance).

Hơn thế nữa việc các nhà nhập khẩu áp dụng những cái tiến mới có thể tác động đến nhà cung cấp; ví dụ như việc tham gia vào tổ chức sáng kiến bán lẻ như “Sáng kiến Thương mại Đạo đức (ETI)” ở Anh hay “Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BCSI)” ở các nước Tây Bắc Âu.

Lời khuyên:

• Tìm hiểu về các chứng nhận và những điểm giống và khác nhau giữa chúng thông qua dữ liệu của Standards Map.

• Kiểm tra phương thức hoạt động hiện tại của công ty bằng cách thực hiện một bài khảo sát tự đánh giá trên trang web của BSCI.

Mưa Rừng

Chứng nhận Mưa Rừng (RA) nhằm giảm thiểu các tác động của nền sản xuất nông nghiệp đến môi trường và xã hội. Mục tiêu của RA là bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế bằng cách thúc đẩy và đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn bền vững được đánh giá cao trên toàn cầu trong một loạt các lĩnh vực.

Lời khuyên:

Tra cứu cơ sở dữ liệu của Standards Map để biết thêm thông tin chi tiết.

Hữu cơ, thị trường tiềm năng đang phát triển

Số lượng người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng phương pháp tự nhiên ngày càng tăng. Trái cây và rau quả hữu cơ là sản phẩm có thể đáp ứng cả hai nhu cầu trên và chúng cũng mang lại lợi nhuận lớn hơn dành cho người bán. Để bán sản phẩm hữu cơ ở EU, phải sử dụng phương pháp sản xuất hữu cơ được quy định trong luật pháp EU. Hơn nữa, những phương pháp sản xuất phải được sử dụng ít nhất hai năm trước khi thành phẩm được công nhận là sản phẩm hữu cơ ngoài thị trường. Ngoài ra, người bán hoặc nhà nhập khẩu phải nộp đơn xin phép nhập khẩu từ cơ quan kiểm soát hữu cơ EU. Sau khi được kiểm tra bởi một cơ quan chứng thực hợp pháp, logo của sản phẩm hữu cơ EU được dán lên sản phẩm, cũng như biểu tượng của cơ quan chứng thực (ví dụ như Hiệp hội Đất (Anh Quốc), Naturland (Đức) hoặc Bio Suisse (Thụy Sĩ) ). Các tiêu chuẩn trên có thể khác nhau nhưng tất cả đều tuân thủ Pháp luật của EU về sản xuất hữu cơ và ghi nhãn.

Lời khuyên:

Sản xuất hữu cơ và việc được chứng thực rất tốn kém vì vậy nên đánh giá trước tiềm năng thị trường.

• Kiểm tra các nhãn hữu cơ thường được yêu cầu nhất tại thị trường mục tiêu.

• Tham khảo dữ liệu của Standards Máp để tìm hiểu về các loại nhãn mác cũng như sự giống và khác nhau của chúng.

• Khi xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang thị trường châu Âu, nên tìm một nhà nhập khẩu chuyên biệt, am hiểu về thị trường và biết cách tiếp cận thị trường ngách.

Các kênh mua bán và phân khúc thị trường.

Phần này sẽ cung cấp những thông tin về các kênh mua bán mà thông qua đó mặt hàng quả bưởi tươi tiếp cận được thị trường EU.

Các kênh thị trường đối với mặt hàng rau củ và trái cây tươi tại EU

P96

 

Ở EU, kênh phân phối hàng hóa giữa các thành viên không giống nhau. Các nước Bắc Âu như Đức, Anh, Hà Lan và Bỉ sẽ có các chuỗi bán lẻ độc quyền. Pháp và Tây Ban Nha lại sử dụng các đại siêu thị cũng như những cửa hàng chuyên dụng. Còn đối với các nước thuộc khu vực An-pơ như Thuỵ Sĩ và Áo, người dân ưa thích những cửa hàng địa phương nhỏ.

Các sản phẩm hữu cơ thường được phân phối qua những chuỗi cung ứng chuyên dụng. Nếu xác định hữu cơ là hướng kinh doanh chính hãy tìm những công ty chuyên về các sản phẩm hữu cơ như Eosta và OTC tại Hà Lan.

Lời khuyên:

Hãy tìm một nhà nhập khẩu EU thông qua CBI hoặc hội chơ ví dụ như Fruit Logistica.

Những nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối thường có những mối quan hệ khác nhau trong lĩnh vực bán lẻ. Một số người cung cấp cho các nhãn hiệu riêng; một số người khác có thương hiệu riêng của họ, trong khi những người còn lại là đại diện thương hiệu cho một nhà sản xuất hoặc tập đoàn. Do vậy, hãy lựa chọn nhà nhập khẩu dựa trên quy mô hay chiến lược của công ty.

Sản xuất quả bưởi hữu cơ đồng nghĩa với việc phải có những nhà nhập khẩu hoặc bán lẻ riêng, chuyên về lĩnh vực này.

Cạnh tranh thị trường

Phần này sẽ đưa ra những thông tin về việc cạnh tranh trong thị trường quả bưởi tươi tại EU.

Sức mua:

Phần lớn quả bưởi tươi tại thị trường Tây Bắc Âu được bán thông qua các chuỗi siêu thị lớn, trong khi các cửa hàng chuyên dụng và chợ truyền thống lại thâu tóm thị trường Nam Âu mặc dù siêu thị cũng đang dành lại thị phần. Ở Đông Âu, cả siêu thị, cửa hàng chuyên dụng và chợ đều được người tiêu dùng ưa chuộng. Chất lượng quả bưởi, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp (CSR), tính minh bạch trong dây chuyền sản xuất và việc cung cấp thông tin chính xác hiện đang là những vấn đề quan trọng nhất. Các nhà nhập khẩu EU luôn muốn một mối quan hệ làm ăn lâu dài để đảm bảo nguồn cung và chất lượng của sản phẩm.

Lời khuyên:

Hãy trở thành một phần của chương trình bán lẻ dài hạn nhằm tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ với người mua và cải thiện hiệu suất của công ty.

Thâm nhập thị trường châu Âu có thể thực hiện bằng việc hợp tác với các chuỗi cung ứng bán lẻ lớn. Hãy liên hệ với một nhà nhập khẩu có nhiều kinh nghiệm trước khi tham gia vào thị trường này.

Mức độ cạnh tranh:

Sản lượng quả bưởi trên toàn thế giới ngày càng ổn định vì vậy sự cạnh tranh đang khốc liệt hơn bao giờ hết. Nguồn cung thiếu hụt tạm thời do việc tắc nghẽn tại biên giới có thể tác động mạnh đến giá cả.

Lời khuyên:

Cố gắng không cạnh tranh giá đơn độc mà hãy xây dựng quan hệ đối tác với người mua và phấn đấu cải thiện chất lượng cũng như quá trình xử lí.

Sự khó khăn của người mới:

Chứng nhận và việc đáp ứng yêu cầu liên quan lẫn không liên quan đến pháp luật hình thành một rào cản lớn cho các nhà sản xuất và xuất khẩu muốn thâm nhập thị trường EU. Tuy nguồn cung quả bưởi có vẻ ổn định nhưng giá của mặt hàng này lại tăng cao do sản lượng xuất khẩu từ Trung Quốc hiện đang giảm. Điều này có thể thúc đẩy việc xuất khẩu quả bưởi của các nước khác.

Lời khuyên:

Một lần nữa, là một phần của quan hệ đối tác ổn định và là một nhà cung cấp đáng tin cậy có thể giúp thiết lập và duy trì vị trí trên thị trường. Thiết lập một hồ sơ “đẹp và hoàn chỉnh” về công ty bao gồm những thông tin minh bạch và chất lượng của sản phẩm.

Sản phẩm thay thế:

Bưởi da xanh chỉ là một nhóm nhỏ của bưởi và có chung một mục đích sử dụng. Bưởi da xanh sẽ phải cạnh tranh với các trái cây họ cam quýt khác đặc biệt là các loại bưởi khác và cam do cùng có một lượng nước ép lớn.

Lời khuyên:

Marketting bằng cách kể chuyện bao gồm đưa ra công thức nấu ăn, cải tiến bao bì và nâng cao chất lượng là những phương pháp giúp tăng giá trị sản phẩm của quả bưởi.

Một số nguồn thông tin hữu ích:

Hỗ trợ xuất khẩu và thâm nhập thị trường

CBI - http://www.cbi.eu/

CBI information about EU Buyer Requirements http://www.cbi.eu/marketintel_platform/fresh-fruit-vegetables/136122/buyerrequirements

EU Export Helpdesk - http://exporthelp.europa.eu/thdapp/index_en.html

SIPPO -  http://www.switzerland-ge.com/global/export/en/sippo-services

Hệ thống chứng nhận

British Retail Consortium (BRC) - http://www.brcglobalstandards.com/

BSCI - http://www.bsci-intl.org/

FAIRTRADE - http://www.fairtrade.net/

GLOBALG.A.P - http://www.globalgap.org/uk_en/

ISEAL - http://www.isealalliance.org/

ITC Standards Map - http://www.standardsmap.org/

Rainforest Alliance - http://www.rainforest-alliance.org/

Tiêu chuẩn thương mại

Codex Alimentarius - http://www.codexalimentarius.org/codex-home/en/

European Food legislation - http://ec.europa.eu/agriculture/organic/eu- policy/legislation_en

he United Nations Economic Commission for Europe -  http://www.unece.org/tradewelcome/trade-home.html

Số liệu thống kê và thông tin từng khu vực

Agricultural Research for Development - http://www.cirad.fr/en

European Statistics Eurostat - http://epp.eurostat.ec.europa.eu/portal/page/portal/eurostat/home/

FAOSTAT - http://faostat.fao.org/

ITC Trade Map - http://www.trademap.org/

United Nations Comtrade -  http://comtrade.un.org

Nguồn: Vietrade

Từ khóa: Hướng dẫn, xuất khẩu, trái bưởi tươi, sang thị trường EU

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007409802
Go to top