Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUXuất khẩu chè vào thị trường EU - một số điều lưu ý

Xuất khẩu chè vào thị trường EU - một số điều lưu ý

tea

Châu Âu hiện chiếm khoảng 10% tổng tiêu thụ chè thế giới trong đó Anh, Đức và Hà Lan là những thị trường nhập khẩu và tiêu thụ chính mặt hàng này. Mặc dù hồng trà vẫn đang thống trị nhưng các loại trà xanh có mùi vị và được chứng nhận về chất lượng vẫn có chỗ đứng nhất định tại thị trường EU.

Định nghĩa sản phẩm

Chè được phân loại thành 6 loại khác nhau bao gồm: chè xanh, bạch trà, chè vàng, chè ô-long, hồng trà và chè đen; trong đó phổ biến nhất là hồng trà, chè xanh, bạch trà v

Hương vị của trà

Mùi hương và mùi vị của chè được tăng lên nhờ vào quá trình ô-xi hóa hay còn gọi là quá trình lên men. Ô-xi hóa là một quá trình hóa học cho kết quả là những lá chè màu nâu và hương vị của chè được hòa quyện vào nhau.

Các loại trà thông dụng và hương vị của nó

 Trà Miêu tả Hương vị
Hồng trà Hồng trà là loại trà phổ biến nhất ở các nước phương Tây. Hồng trà được lên men hoàn toàn. Hồng trà được đánh giá cao nhờ hương vị đặc biệt và khả năng kết hợp với rất nhiều món ăn phương Tây cụ thể là các món ngọt hoặc liên quan đến kem.
Chè xanh Chè xanh là loại trà không được lên men. Chè xanh Nhật Bản thường được hấp, còn chè xanh Trung Quốc được sấy khô bằng nhiệt. Chè xanh Nhật Bản có nhiều sinh dưỡng và có mùi cỏ hoặc tảo biển và một chút hương cam quýt. Chè xanh Trung Quốc lại có một hương vị ngọt mang lại cảm giác thoải mái cho người uống. Người uống có thể cảm nhận hương vị của quả hạch, hoa, gỗ hoặc vani trong trà.
Chè ô-long Chè ô-long thường được lăn bằng tay hoặc máy sau đó đảo qua chảo rồi làm nóng. Rất nhiều loại chè ô-long được sấy khô để dậy mùi và làm tăng hương vị. Tùy vào cách chế biến mà chè ô-long có rất nhiều hương vị khác nhau như mật ong, hoa phong lan hoặc các loại hoa khác, quả vải hoặc các loại quả khác, gỗ, bơ hoặc kem, vani hoặc dừa.
Bạch trà Bạch trà là một loại trà ưa sang thương được trồng tại Phúc Kiến và Chiết Giang (đông nam Trung Quốc). Loại trà này có màu vàng nhạt nhưng do nhìn qua sẽ thấy màu trắng nên được gọi là bạch trà. Bạch trà có hương vị nhẹ, dễ chịu và hơi ngọt. So với hồng trà và trà xanh, bạch trà chứa ít cafein hơn.

Hầu hết trà được bán cho người tiêu dùng đều ở dạng hỗn hợp. Nhà sản xuất sẽ trộn một số loại trà để cho ra một mùi vị nhất định. Các nhãn trà ở EU đều sử dụng ít nhất 20% trà nguyên chất để đạt được hương vị và mức giá mong muốn. Tuy nhiên, các loại trà nguyên chất không trộn lẫn lại đang được tiêu thụ mạnh tại các cửa hàng chuyên về trà hoặc cà phê.

Mã hàng hóa dùng trong hải quan và giao dịch quốc tế

 Mã HS Mô tả sản phẩm
‘090240 Hồng trà lên men hoặc lên men một phần được đóng gói với trọng lượng quá 3kg
‘090230 Hồng trà lên men hoặc lên men một phần được đóng gói với trọng lượng không quá 3kg
‘090220 Chè xanh không lên men được đóng gói với trọng lượng quá 3kg
‘090210 Chè xanh không lên men được đóng gói với trọng lượng không quá 3kg

Đặc điểm sản phẩm

Chất lượng: Đánh giá và phân loại 

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của chè có thể kể đến:

Yếu tố về gen: chất lượng chè chủ yếu được quyết định do đặc tính gen của cây: giống Trung Quốc hay Ấn Độ hay được lai tạo.

Yếu tố về môi trường: độ cao so với mặt nước biển, đất trồng và khí hậu (bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, thời gian chiếu nắng và lượng mưa).

Yếu tố về cách trồng trọt: việc tỉa cành, bón phân, che nắng, hái chè cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng chè. 

Việc đánh giá chất lượng chè thường được thực hiện bởi các chuyên gia (diễn ra tại các buổi đấu giá hoặc do chỉ định của tư nhân).

Việc thực thi các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu cho sản phẩm chè thương mại quốc tế ngày càng giành được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để thống nhất được các tiêu chuẩn quốc tế.

Đóng gói

Nếu như trước đây chè được đóng gói trong rương gỗ dán, thì bây giờ phần lớn được đựng trong các túi giấy. Đối với các đơn hàng lớn, bao bì phải ghi rõ số lô hàng (số hiệu đơn hàng), khối lượng hàng (trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì), danh mục nguyên liệu (trà xanh hoặc hồng trà) và một số các thông tin chi tiết khác như nhận dạng (trà sáng của Anh) và nguồn gốc xuất xứ.  Chè có xuất xứ từ Trung Quốc thường được đựng trong những hộp sắt tráng thiếc được hàn kín có thể được buộc thêm dây thừng.

Nhãn mác

Nhãn mác của các sản phẩm tiêu dùng có thành phần chè phải có những nội dung sau:

 - Tên sản phẩm

 - Tình trạng sản phẩm hoặc cách xử lí mà sản phẩm đang áp dụng (lên men hoặc không, …)

 - Liệt kê nguyên liệu kể cả những thành phần phụ gia (ví dụ thảo mộc cho trà thảo mộc)

 - Các chất có thể gây dị ứng hoặc chống chỉ định với một số người dùng nhất định

 - Trọng lượng tịnh

 - Hạn sử dụng

 - Tên công ty hoặc địa chỉ của nhà sản xuất, đóng gói bao bì hoặc nhà phân phối bán lẻ tại EU

 - Xuất xứ của sản phẩm

Yêu cầu pháp lý - Những yêu cầu bắt buộc khi xuất khẩu trà sang EU

Luật thương mại và sản phẩm của EU bao gồm:

An toàn thực phẩm và kiểm soát thực phẩm là vấn đề chính trong pháp luật thực phẩm của EU. Luật Thực phẩm chung quy định khung pháp lý về an toàn thực phẩm tại EU. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm và cho phép thực hiện các hành động thích hợp trong trường hợp phát hiện chè không an toàn được thực hiện thông qua việc rà soát chuỗi cung ứng và giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc. Một chính sách quan trọng để kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Ví dụ, các nhà sản xuất nên tiến hành kiểm tra nhiễm bẩn hóa chất và giữ độ ẩm của chè dưới 10% (thường là 8%). Một chính sách quan trọng khác trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm là kiểm soát chè một cách chính thức. Trong trường hợp nhiều lần không tuân thủ các qui định, chè xuất khẩu từ những quốc gia đó sẽ được liệt vào danh sách trong Phụ lục của Quy định (EC) 669/2009. Mức độ kiểm soát chính thức đang được đề nghị tăng lên do tình trạng dư lượng thuốc trừ sâu trong chè Trung Quốc.

 Lời khuyên:

 • Để biết thêm thông tin, tham khảo các tài liệu CBI về Luật thực phẩm chung, luật  kiểm soát thực phẩm và luật vệ sinh thực phẩm - HACCP của EU.

 • Để đảm bảo việc cung cấp các sản phẩm an toàn, hãy đảm bảo có thể truy xuất nguồn gốc của chè ví dụ như từ nông dân nào hoặc trang trại nào.

 • Để tránh các vấn đề về an toàn thực phẩm, hãy làm theo nguyên tắc HAACP, và đặc biệt chú ý đến:

 o Vệ sinh của nhân viên

 o Rửa tay

 o Sử dụng đúng chủng loạivà bảo quản trang phục làm việc

 o Quy định lưu lượng hàng hòa trên khắp các trang trại và / hoặc nhà máy

 • Trong trường hợp các câu hỏi cụ thể, liên hệ với Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu hoặc người mua.

 • Tìm hiểu thêm về HACCP trong ghi chú hướng dẫn của Ủy ban chè châu Âu.

Thực phẩm nhiễm độc

EU đã đặt ra hạn mức tối đa cho một số các chất độc hại. Bên cạnh dư lượng thuốc trừ sâu, việc kiểm định cũng sẽ diễn ra đối với những trường hợp sau:

Tạp chất: những chất gây độc hại cho thực phẩm như nhựa hoặc côn trùng là một mối nguy hại khi quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm không được thực hiện nghiêm chỉnh.

Vi sinh: mặc dù chè là một sản phẩm có nguy cơ nhiễm độc thấp nhưng khuẩn xa-mô-nen-la có thể là một mối đe dọa nghiêm trọng. Luật pháp hiện hành của EU không có tiêu chuẩn vi sinh cho chè. Tuy nhiên, cơ quan an toàn thực phẩm có thể thu hồi các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu từ thị trường hoặc ngăn chặn chúng xâm nhập vào thị trường EU khi có bằng chứng cho thấy khuẩn xa-mô-nen-la đã xuất hiện.

 Lời khuyên:

 • Để biết thêm thông tin, tham khảo các tài liệu CBI về luật thực phẩm nhiễm độc và luật pháp chung của EU.

 • Nhiễm độc vi sinh thường là do việc thu hoạch và sấy khô chè sai quy cách, lây nhiễm chéo trong nhà máy do giữa khu vực sạch và khu vực bẩn không có sự tách biệt hợp lí.

 • Để biết thêm thông tin về mức giới hạn cho phép, tham khảo các tài liệu CBI về yêu cầu của người mua đối với mặt hàng cà phê, chè và ca cao.

Giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm (MRLs)

Giới hạn dư lượng (MRLs) là vấn đề quan trọng nhất khi xuất khẩu chè. EU đặt ra mức tối đa về dư lượng thuốc trừ sâu cho phép đối với thực phẩm nhập khẩu trong đó có chè. Tuy nhiên, người tiêu dùng ở một số nước như Đức, có thể yêu cầu nghiêm ngặt về MRL hơn mức EU đã đặt ra khoảng 30%. Ngoài ra, việc kiểm tra ngưỡng giới hạn ngày càng khắt khe hơn do các phòng thí nghiệm ngày càng có khả năng phát hiện mức dư lượng cho dù rất thấp trên lá chè khô.

Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu trong canh tác cây chè là hợp pháp nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ. Dư lượng thuốc trừ sâu là một vấn đề nổi cộm đối với mặt hàng chè đặc biệt có xuất xứ từ các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, v.v... Các chất dư lượng phổ biến nhất được tìm thấy trong chè là: dicofol, ethion, quinalphos, hexaconazole, fenpropathrin, fenvalerate và propargite. Tuy nhiên, chè đến từ các vùng khác nhau sẽ có dư lượng khác nhau và liên tục thay đổi. Một cách hiệu quả để giảm bớt lượng thuốc trừ sâu là áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Đây là một hệ thống kiểm soát dịch hại nông nghiệp có sử dụng các chiến lược bổ sung bao gồm cả biện pháp trồng trọt và quản lý hóa chất.

Lời khuyên:

- Hãy quan tâm đến vấn đề Giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm và thảo luận chi tiết với đối tác về mức dư lượng cho phép. Dù sản phẩm chè có đáp ứng những điều kiện tiêu chuẩn của EU nhưng chưa chắc đã được đối tác chấp thuận do họ có những yêu cầu riêng, khắt khe hơn. Hãy chuẩn bị báo cáo phân tích chè trong phòng thí nghiệm trước khi nhận được sự phê duyệt của người mua đối với lô hàng.

- Xem thêm thông tin cụ thể về Giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu chè trong báo cáo “Dư lượng thuốc trừ sâu trong chè” của Ủy ban chè châu Âu. Tham khảo trang web: etc-online.org/docs/compendium-of-guidelines-for-tea.pdf để có bản hướng dẫn tóm tắt khi xuất khẩu trà sang thị trường EU

- Để biết thêm thông tin, tham khảo các tài liệu CBI về luật “Mức dư lượng tối đa của thuốc trừ sâu trong thực phẩm của EU”

- Gần đây, đã xảy ra vấn đề với mức dư lượng tối đa của anthraquinone (0,01mg/kg đối với thực phẩm, bao gồm cả lá chè). Nguyên nhân được cho là sự nhiễm độc từ bao bì; do vậy dự kiến EU sẽ tăng ngưỡng giới hạn.

Dung môi chiết

Đây là những chất có thể dùng để khử cafein trong chè. Mức dư lượng tối đa cho phép đối với một số dung môi chiết như sau:

 - methylacetate: 20mg/kg chè

 - dichloromethane: 5mg/kg chè

Lời khuyên:

 - Tham khảo tài liệu của CBI về luật “Dung môi chiết trong thực phẩm của EU”.

Sản xuất hữu cơ và nhãn mác

EU đã thiết lập các yêu cầu về việc sản xuất và dán nhãn mác mà một số sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc nông nghiệp phải tuân thủ. Khi đã hoàn thành những yêu cầu đó, sản phẩm sẽ được công nhận là sản phẩm hữu cơ trên thị trường EU.

Lời khuyên:

Tham khảo tài liệu của CBI về  “Sản xuất hữu cơ và nhãn mác”.

Yêu cầu ngoài pháp lí – những yêu cầu thông thường

Những nhà nhập khẩu EU thường có các yêu cầu riêng khắt khe hơn luật pháp EU hiện hành về an toàn thực phẩm, chất lượng, môi trường và các vấn đề xã hội. Các yêu cầu ngoài pháp lí được điều chỉnh bởi các vấn đề cụ thể, sáng kiến ngành hoặc tư nhân. Các chính sách qui định trách nhiệm của các nhà nhập khẩu và nhà bán lẻ thường kết hợp các tiêu chuẩn sau đây:

Chất lượng

Các tiêu chuẩn ISO 9000 cung cấp hướng dẫn và công cụ để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng, và chất lượng luôn luôn được cải thiện. Ngày nay, hầu hết các sản phẩm chè tại thị trường EU đều được dán nhãn ISO 9000

An toàn và Sức khỏe - Quản lí thực phẩm và nguồn gốc rõ ràng

Do nguời tiêu dùng ngày càng quan tâm đến an toàn thực phẩm, các hệ thống quản lý thực phẩm hiện đang đóng một vai trò rất quan trọng. Các nhà bán lẻ lớn và những nhà thu mua khác, ví dụ như các nhà nhập khẩu và chế biến tại EU, thường yêu cầu sử dụng hệ thống này. Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm uy tín nhất tại thị trường EU là BRC, IFS, ISO22000 (FSSC22000) và SQF. Những hệ thống này chủ yếu liên quan tới doanh nghiệp đóng gói sản phẩm chứ không liên quan nhiều tới nông dân cũng như thương lái.

Global G.A.P là một tiêu chuẩn thương mại điện tử về các sản phẩm nông nghiệp tập trung vào việc Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tiêu chuẩn này thể hiện sự an toàn cũng như nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm. Tiêu chuẩn Global G.A.P cho mặt hàng chè tập trung chính vào việc sản xuất. Global G.A.P được sự dụng rộng rãi và thường được yêu cầu bởi hầu hết các nhà bán lẻ trên thế giới.

Khái niệm phát triển bền vững – yêu cầu của thị trường ngách

Tính bền vững bao gồm các khía cạnh như môi trường, kinh tế và xã hội (vấn đề sức khỏe và an toàn). Lưu ý Ai-len không phải là một thị trường coi trọng các sản phẩm chè được chứng nhận. Người tiêu dùng Ai-len chỉ quan tâm đến chất lượng, hương vị, giá cả và có xu hướng trung thành với thương hiệu của mình.

Nguồn cung ứng bền vững

Tính bền vững bao gồm các khía cạnh như môi trường, kinh tế và xã hội (vấn đề sức khỏe và an toàn). Nhãn tiêu dùng hay xuất hiện trên các thị trường châu Âu là chứng nhận UTZ, sản phẩm hữu cơ, thương mại công bằng và Rainforset Alliance –R.A (tổ chức Mưa rừng). R.A là chương trình chứng nhận chính cho chè trên thị trường EU. Các nhãn hiệu chè tại Hà Lan và Anh như: Unilever, Tetley (Tata), Typhoo, Yorkshire Tea và Twinings đều cam kết nguồn cung ứng sản phẩm có chứng nhận R.A. Chứng nhận UTZ lại được sử dụng bởi các nhãn hàng lớn khác như D.E. Master Blenders. Nhãn sản phẩm hữu cơ và thương mại công bằng chỉ được sử dụng bởi một ngách nhỏ của thị trường.

Lời khuyên:

- Tham khảo tài liệu CBI: Nhãn mác và tiêu chuẩn: Sự bền vững đối với mặt hàng cà phê, chè và ca-cao

- Khi quyết định xin chứng nhận, hãy hiểu rõ xu hướng của thị trường mục tiêu hoặc xin từ 2 đến 3 chứng nhận trong một lần. Điều này cũng giúp gia tăng cơ hội ở nhiều thị trường khác.

- Tìm hiểu những sáng kiến của các công ty trong lĩnh vực chè để nắm bắt được những chiến lược bền vững tại thị trường EU. Tìm kiếm những sáng kiến phù hợp với chiến lược kinh doanh và giá trị cốt lõi của công ty.

Mã công nghiệp

Bên cạnh các nhãn hàng tiêu dùng, ngành công nghiệp chè sử dụng các mã như BSCI (Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) và SA 8000 (tiêu chuẩn về quản trị trách nhiệm xã hội) để đảm bảo việc tuân thủ và giao tiếp đối với những yêu cầu xã hội.

Lời khuyên:

- Áp dụng một hệ thống quản lý như ISO 14000 (quản lí các khía cạnh môi trường) hoặc OHSAS 18001 (quản lí vấn đềsức khỏe và an toàn) là một cách khác để giải quyết vấn đề phát triển bền vững và đạt ưu thế cạnh tranh.

Sáng kiến mặt hàng

The Ethical Tea Partnership (ETP) là một tổ chức phi lợi nhuận nơi mà các thành viên hợp tác để cải thiện tính bền vững của mặt hàng chè, đời sống của nhân viên và môi trường sản xuất. Thành viên của tổ chức này không chỉ là những hãng chè quốc tế mà cả những công ty độc lập, nhỏ lẻ.

Lời khuyên:

- Tham khảo trang web của ETP để biết thêm thông tin chi tiết

- ETP cung cấp hỗ trợ cho những nhà sản xuất về vấn đề giấy chững nhận, việc kiểm định cũng như đào tạo và giải quyết các vấn đề như thay đổi khí hậu. Tham khảo thêm tại “Những lợi ích mà ETP mang lại”

Khái niệm thị trường ngách bền vững

Những chứng nhận phát sinh tại một số thị trường ngách nhỏ là chứng nhận khí thải CO2 và chứng nhận sản phẩm năng động sinh học.

Lời khuyên:

- IFOAM là một tổ chức bảo trợ quốc tế về nhãn mác sản phẩm hữu cơ. Tìm hiểu thêm về thành viên của họ.

Sáng kiến bền vững của những công ty đóng gói chè đang hoạt động độc lập tại EU

Trong báo cáo Tổng quan mặt hàng chè, IDH cho biết tại EU, ba nhà bán lẻ chè lớn nhất hiện đang cung cấp 70% lượng chè cho thị trường. Những công ty chè có quy mô và chiến lược bền vững của họ:

- Unilever: Nguồn cung ứng bền vững – Nguồn chè bền vững.

- DE Master Blenders 1753:  Có trách nhiệm với nguồn hàng.

- Tata Global Beverages: Chiến lược bền vững - Chứng nhận

- Twining’s: Trách nhiệm về thiên nhiên và xã hội.

Những nhãn hiệu chè bền vững có quy mô nhỏ có thể kể đến là: PUKKA, Clipper và Piramide – nhãn hiệu của Hà Lan. Tất cả những sản phẩm chè của các hãng nói trên đều là sản phẩm hữu cơ.

Nguồn: Cục Xúc Tiến Thương Mại

Từ khóa: Xuất khẩu, chè, vào thị trường EU,một số điều lưu ý

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007410542
Go to top