Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường ASEANThị trường bán lẻ thực phẩm tại Singapore - một số điều lưu ý

Thị trường bán lẻ thực phẩm tại Singapore - một số điều lưu ý

 

singapore lion

Thị trường thực phẩm bán lẻ tại Singapore rất đa dạng, năng động và cạnh tranh. Hầu hết tất cả các thực phẩm bán lẻ đều được nhập khẩu. Có ba chuỗi bán lẻ chính chi phối thị trường thực phẩm bán lẻ của Singapore. Tiêu dùng thực phẩm và đồ uống đến năm 2018 dự kiến tăng với tốc độ 5%/năm sẽ tạo đà tiếp tục tăng trưởng trong ngành bán lẻ.

Tổng quan thị trường Singapore

Singapore là quốc gia giàu có với một nền kinh tế thị trường rất phát triển và là một trong những thị trường nhập khẩu tự do và phong phú nhất trên thế giới. Singapore cũng là nước có ảnh hưởng lớn nhất trong khối ASEAN vì đây là một nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào thương mại và là trung tâm tái xuất lớn trong khu vực. Các ngành công nghiệp hướng tới xuất khẩu đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Singapore đang chậm lại, ước tính giảm xuống còn 3,4% trong năm 2014 so với 3,9% trong năm 2013. Trong khi đó, sức tiêu thụ giảm và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng (đặc biệt là giá nhà ở) cũng đang là những trở ngại lớn đối với Singapore. Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore năm 2013 ở mức 2,8% và ước tính khoảng 2,4% trong năm 2014.

Doanh số bán hàng thực phẩm: 90% lượng lương thực của Singapore đều phải nhập khẩu; do đó, doanh số bán lẻ cũng tương đương với kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Singapore nhập khẩu lương thực nhiều nhất từ Malaysia, Indonesia, Australia, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Năm 2013, Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 13 trong số các nước xuất khẩu lương thực lớn nhất sang Singapore, với kim ngạch là 575 triệu USD. Các mặt hàng chủ đạo là các sản phẩm sữa (91 triệu USD), thực phẩm chế biến (87 triệu USD), trái cây tươi (60 triệu USD) và các sản phẩm thịt lợn (45 triệu USD). Với vị trí địa lý thuận lợi và trung tâm thương mại phát triển, Singapore là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu thực phẩm; trong đó 20-25% lượng thực phẩm nhập khẩu được sử dụng để tái xuất.

Các nhà bán lẻ thực phẩm lớn: Ngành thực phẩm bán lẻ của Singapore rất phát triển và mang tính cạnh tranh cao. Bốn phân khúc chính trong hoạt động bán lẻ gồm các nhà bán lẻ lớn (bao gồm các siêu thị và đại siêu thị); các cửa hàng tạp hóa; các cửa hàng truyền thống và các cửa hàng chuyên biệt. Phân đoạn này do ba nhà bán lẻ chi phối và chiếm phần lớn thị phần là Tập đoàn bán lẻ NTUC FairPrice, chuỗi siêu thị Sheng Siong và tập đoàn Dairy Farm International. Trong đó, NTUC FairPrice chiếm thị phần lớn nhất khi xuất hiện tại khắp các kênh bán hàng, ví dụ như các siêu thị (FairPrice và FairPrice Finest); đại siêu thị (FairPrice Xtra) và cả các cửa hàng tạp hóa (Cheers và FairPrice Xpress). Mặc dù đối tượng chính là người tiêu dùng có thu nhập thấp đến trung bình, nhưng tập đoàn này cũng tiếp cận cả nhóm người tiêu dùng có thu nhập trung bình thông qua chuỗi Finest. Sheng Shiong cũng nhắm vào người tiêu dùng có thu nhập thấp, với hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc từ các nước trong khu vực và Trung Quốc. Sheng Shiong đang điều hành hơn 25 siêu thị và đang mở thêm các cửa hàng.

Xét về lượng khách hàng và thị phần, Dairy Farm đứng sau NTUC FairPrice và Sheng Shiong. Tập đoàn này chỉ nhằm mục tiêu vào phân khúc người tiêu dùng có thu nhập cao, các cửa hàng giảm giá cùng một số đại lý siêu thị. Ví dụ, Cold Storage phục vụ người tiêu dùng có thu nhập trung bình đến cao; Market Place tập trung vào người có thu nhập cao và tương đối cao; Giant cung cấp thực phẩm tươi sống và hàng hóa nói chung cho những người tiêu dùng “sành sỏi” trong khi Siêu thị “Three-Sixty Gourmet” - dành cho những người “sành ăn” - lại tập trung vào nhóm đối tượng có thu nhập cao.

Những xu hướng chính: Bán lẻ trên mạng đang ngày càng phát triển do có thêm các cửa hàng muốn cung cấp nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Ngoài ra, nhiều nhà bán lẻ tạp hóa ở các khu dân cư tự do đang rất phổ biến. Ví dụ, FairPrice Finest sẽ mở một siêu thị 24 giờ với diện tích khoảng 2.790 m2 ở trung tâm thương mại ngoại ô đầu tiên của Singapore vào năm 2015. Các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt cung cấp sản phẩm thực phẩm cao cấp cũng đang gia tăng về số lượng. Nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ và "tự nhiên" cũng đang tăng lên. Các nhà bán lẻ cũng đang tìm cách phát triển các nhãn hiệu/thương hiệu của riêng mình. Nhìn chung, Singapore là nơi hội tụ các nhà kiến tạo xu hướng về các sản phẩm mới và yêu cầu chất lượng trong khu vực.

Đặc điểm thị trường: Như đã đề cập ở trên, hầu hết các nhà bán lẻ hoạt động dưới các hình thức cửa hàng và hướng tới nhiều nhóm tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo. Do vậy, họ có thể nắm quyền kiểm soát đối với người mua hàng và phát huy sức mạnh trong việc thương lượng với nhà cung cấp. Các nhà bán lẻ lớn mua hàng trực tiếp từ người cung cấp (bỏ qua hệ thống phân phối), đặc biệt là đối với dòng sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu. Các chuỗi siêu thị lớn cũng có bộ phận riêng thu gom hàng trực tiếp từ người cung cấp. Chi phí marketing và phân phối khá cao, nhất là đối với những mặt hàng vừa mới tung ra thị trường. Nhà nhập khẩu/ bán lẻ thường mong đợi nhà cung cấp đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo và thử nghiệm các sản phẩm tại địa điểm mà mình yêu cầu.

Nguồn: Cục Xúc Tiến Thương Mại

Từ khóa: Thị trường, bán lẻ thực phẩm, Singapore, một số điều lưu ý

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007408421
Go to top