Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngHạn ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc sẽ hết hạn vào cuối năm 2014

Hạn ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc sẽ hết hạn vào cuối năm 2014

Gạo, lương thực thiết yếu trong chế độ ăn của người Hàn Quốc, đang khiến Seoul lo lắng. Theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính phủ Hàn Quốc đang đứng trước một sự lựa chọn khó khăn về vấn đề nhập khẩu gạo vào tháng 6 năm nay.

Hàn Quốc hoặc phải cho phép các nhà cung cấp nước ngoài bán gạo trên thị trường của mình -  có nghĩa là mở cửa thị trường lúa gạo của mình cho thế giới - hoặc phải tiếp tục nhập khẩu hạn ngạch gạo cố định hàng năm từ các nước như Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan.

Trong khi mở cửa thị trường gạo sẽ mang lại sự cạnh tranh cho ngành lúa gạo địa phương – đồng nghĩa với dấy lên cơn thịnh nộ của nông dân Hàn Quốc – thì lựa chọn thứ hai lại khiến một số lượng lớn gạo nước ngoài vào Hàn Quốc dù nhu cầu trong nước rất ít.

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan này của Chính phủ Hàn Quốc diễn ra đúng vào thời điểm lượng tiêu thụ gạo đang giảm trong cả nước. Người Hàn Quốc đã không còn ăn theo chế độ "kiểu nông dân" - một bát cơm trắng đầy, dùng với súp đậu lên men và kimchi. Bây giờ người Hàn Quốc thường ăn bên ngoài và và thích những thực đơn kiểu khác. Thông thường, phụ nữ ăn kiêng cũng giảm bớt số lượng cơm họ ăn hàng ngày. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc, trung bình một người Hàn Quốc ăn 130 kg gạo/năm vào năm 1982, giảm xuống còn 112,9 kg/năm vào năm 1992 và giờ chỉ còn 67,2 kg gạo/năm vào năm 2013.

Mặc dù xu hướng hiện tại như vậy, Chính phủ Hàn Quốc vẫn phải sớm đưa ra quyết định.

Năm 1993, khi chính phủ Hàn Quốc cố gắng mở cửa lĩnh vực lúa gạo, hàng chục ngàn nông dân đã tức giận và tụ tập khắp nơi trên toàn quốc để phản đối. Chính phủ sau đó đã phải hứa với nông dân sẽ không tự do hóa lĩnh vực lúa gạo. Trước tình hình trên, WTO đã cho phép Hàn Quốc được hưởng hình thức tiếp cận thị trường tối thiểu (MMA). Điều này có nghĩa là Seoul phải đồng ý nhập khẩu một hạn ngạch gạo nhất định hàng năm. Do vậy, từ năm 1994, Hàn Quốc bắt đầu nhập khẩu 4% mức tiêu thụ gạo hàng năm của nước mình. Năm 2004, thỏa thuận này đã được gia hạn thêm 10 năm, với điều kiện là hạn ngạch hàng năm của gạo nhập khẩu được tăng thêm 20.000 tấn mỗi năm.

Kết quả là, nhập khẩu gạo theo hạn ngạch đã tăng từ khoảng 225.000 tấn năm 2005 lên 408.000 tấn vào năm 2014. Số lượng gạo hiện tại nhập khẩu theo hạn ngạch chiếm khoảng 10% tổng sản lượng lúa gạo của đất nước. Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu gạo từ Trung Quốc, Mỹ và Thái Lan, đồng thời nước này cũng nhập gạo từ Ấn Độ, Việt Nam và Campuchia.
gao
Nhưng ít người Hàn Quốc mua gạo nước ngoài, vì họ rất thích các sản phẩm gạo nội địa. Phần lớn lúa gạo nhập khẩu được bán cho các công ty thực phẩm, rượu, bánh kẹo nhưng các công ty này cũng ngày càng sử dụng nhiều gạo Hàn Quốc do đáp ứng sở thích của người tiêu dùng.

Thỏa thuận với WTO của Seoul về hạn ngạch nhập khẩu sẽ hết hạn vào cuối năm 2014. ITA phải có quyết định vào tháng 6 để kịp thông báo cho WTO vào tháng 9. Seoul cho biết WTO không cho phép Hàn Quốc có bất kỳ chậm trễ nào nữa trong việc mở cửa thị trường gạo.

Một quan chức cao cấp của Bộ Nông nghiệp nói với IPS: "Nếu chúng tôi mở cửa, chúng tôi sẽ cố gắng áp đặt mức thuế 300 hoặc 500% cho gạo nhập khẩu. Nhờ vậy, khoảng cách giá giữa gạo nhập khẩu và trong nước sẽ đủ lớn để giữ cho nông dân của chúng tôi không bị ảnh hưởng." Đề nghị đó của Seoul phải được WTO phê chuẩn. "Vấn đề quan trọng là được phép áp mức thuế cao bao nhiêu lên gạo nhập khẩu", Bộ trưởng Nông nghiệp Lee Dong Pil cho biết tại một cuộc họp báo vào tháng 3.

Gạo trong nước hiện đang được bán với giá 162 USD/gamani (khoảng 80 kg). Nếu Hàn Quốc nhập khẩu ngũ cốc ở giá 60.000-70.000 won/gamani (56-65 USD/gamani) và áp đặt thuế quan 400%, gạo nhập khẩu sẽ có giá khoảng 280 USD/gamani. "Nếu như vậy, các công ty sẽ nhập khẩu gạo còn ít hơn hiện nay", một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp. “Điều này có thể giải thích tại sao các nhà xuất khẩu gạo lớn như Trung Quốc hay Mỹ có thể bí mật muốn Seoul duy trì hệ thống hạn ngạch nhập khẩu hiện hành.”, ông nói.

Tháng trước khoảng 10.000 nông dân đã tụ tập gần một tòa nhà tại Seoul, nơi các quan chức thương mại của Hàn Quốc và Trung Quốc đang ký kết một thỏa thuận thương mại tự do song phương, trong đó cho phép hai nước này gia tăng thương mại bằng cách giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu.

"Một khi Seoul đã ký thỏa thuận thương mại tự do với Bắc Kinh, làm sao Seoul có thể áp thuế quan 300% cho gạo Trung Quốc được nữa?" Lee Byong - Gyu, người dẫn đầu đoàn biểu tình nông dân, hỏi.

Mở cửa thị trường gạo của mình hoặc tiếp tục hạn ngạch nhập khẩu gạo chắc chắn là một quyết định không dễ dàng cho Seoul.

Theo http://www.iede.co.uk - TV

Từ khóa: Hạn ngạch ,nhập khẩu ,Hàn Quốc, hết hạn ,cuối năm 2014

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007409806
Go to top