Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánTrọng tâm RCEP tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34

Trọng tâm RCEP tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34

RCEP0307

Ngày 23/6, Thái Lan đã chủ trì Hội nghị thượng định ASEAN lần thứ 34 với chủ đề “Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì sự bền vững”. Với cương vị chủ tịch ASEAN, Thái Lan muốn thúc đẩy các nước thành viên thắc chặc hơn mối quan hệ trên cơ sở đoàn kết khu vực.

Khẩu hiệu “Đẩy mạnh” của chủ đề lần này dùng để biểu thị những thay đổi mạnh mẽ sẽ được thực hiện trong tương lai, bằng cách tận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ từ cuộc “Cách mạng Công nghiệp 4.0”, cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh và biến khu vực thành một “ASEAN kỹ thuật số toàn diện”. Cụm từ “Quan hệ đối tác” dùng để nhấn mạnh quan hệ hợp tác giữa ASEAN và những đối tác đối thoại của mình. Và “Bền vững” là mục tiêu cần hướng tới trong các lĩnh vực gìn giữ an ninh, tăng trưởng kinh tế, kinh tế xanh và phát triển bền vững.

Khu vực đang đối mặt với những thách thức an ninh quan trọng trong vấn đề lãnh hải, và có lẽ ASEAN cần phải giải quyết thách thức này trên tinh thần tập thể, để lợi ích chung của khối không bị hủy hoại bởi những hành động đơn phương từ các thế lực bên ngoài. Khu vực Biển Đông đang trở thành điểm nóng của những tranh chấp. Một số nước thành viên ASEAN đã tuyên bố chủ quyền đối với những phần nhất định trên Biển Đông, trong khi Trung Quốc lại muốn giành chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển, và đe dọa gây xung đột trên biển. Đây là thời điểm mà các bên cần học cách kiềm chế, đặc biệt là khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang có nguy cơ leo thang. Nếu vòng xoáy tranh chấp này vượt ngoài tầm kiểm soát, nó có thể là mối đe dọa nghiêm trọng cho tương lai nền kinh tế của các nước trong khu vực. Trước tình hình đó, hội nghị thượng đỉnh hàng năm của các nước ASEAN tại Bangkok được xem là cơ hội tuyệt vời để xoa diệu những căng thẳng tiềm tàng có thể bùng nổ thành tranh chấp.

Bên cạnh đó, khu vực cũng đang đối mặt với những vấn đề nội bộ tại một số nước thành viên. Ví dụ, một trong những khó khăn ở cấp độ khu vực mà tổ chức phải đối mặt là cuộc khủng hoảng tị nạn Rohingya tại Myanmar. Do đó, là chủ nhà của hội nghị lần này, Thủ tướng Thái Lan Chan-ocha đã chủ động mời lãnh đạo các nước cùng nhau nắm tay theo phong cách bắt tay quen thuộc của ASEAN để nhấn mạnh sự đoàn kết. Biểu tưởng này và lời kêu gọi đoàn kết khu vực của Thái Lan cũng phù hợp với bối cảnh khối 10 nước đang thúc đẩy hoàn tất một hiệp định tự do thương mại khổng lồ với Trung Quốc và 5 nước Châu Á – Thái Bình Dương khác, nhằm giảm thiểu những tác động từ những xung đột thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc. Nhận thức được làn sóng chủ nghĩa bảo hộ đang vùi dập hệ thống đa phương, ASEAN cảm thấy nhu cầu to lớn hơn bao giờ hết là phải duy trì sức mạnh đoàn kết, để có thể chống chọi với những thách thức mới.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hiện đang được đàm phán và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019. Hiệp ước này bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand, và khi được ban hành, nó sẽ tạo ra một khối thương mại lớn nhất thế giới, chiếm một phần ba tổng GDP toàn cầu. Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã thúc giục các thành viên “làm mới động lực” đàm phán. Việc “nhanh chóng hoàn thành” hiệp định RCEP sẽ gửi đi một tính hiệu mạnh mẽ về cam kết của ASEAN dành cho hệ thống thương mại toàn cầu. Khi được ban hành, RCEP có thể tạo ra một thay đổi to lớn, vì nó mang nhưng quốc gia quan trọng ở khắp châu Á đến gần nhau hơn - từ khu vực tây Thái Bình Dương, đến vùng Đông Bắc Á, và Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Dĩ nhiên, ASEAN cũng được lợi khi tìm kiếm những cơ hội “mới và phi truyền thống” về hợp tác kinh tế, chẳng hạn như Hiệp định ASEAN về Thương mại Điện tử và Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN. Những sáng kiến này sẽ giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc tiếp cần và trao đổi thông tin xuyên biên giới, đẩy mạnh tiến trình hội nhập và định hướng của ASEAN như một thị trường kỹ thuật số chung nhất. Những nỗ lực này cũng làm gia tăng tính cạnh tranh cho các bên liên quan, tạo nhiều việc làm mới, và giảm thiểu tác động từ bên ngoài.

Dưới sự điều hành của Trump, nước Mỹ đang theo đuổi những thỏa thuận song phương thay vì những hiệp ước thương mại đa phương. Và Mỹ cũng không phải là một thành viên RCEP. Khi RCEP trở thành hiện thực, nó sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới. RCEP càng trở nên cấp bách khi Mỹ và Trung Quốc bước vào một cuộc chiến thương mại khốc liệt, gây ra những bất ổn cho khu vực và toàn thế giới. Nếu không sớm được giải quyết, cuộc chiến này có thể kiềm hãm tăng trưởng toàn cầu và cản trở các tiến trình hội nhập kinh tế. Trách nhiệm đang nằm trên tay của Trump và Tập Cận Bình, để giải quyết những bất đồng giữa hai nước trước khi vòng xoáy tranh chấp vượt khỏi tầm kiểm soát. Tuy các nhà lãnh đạo tại hội nghị đã tránh chỉ đích danh Mỹ và Trung Quốc, hay một quốc gia cụ thể đang là nguồn cơn của những tranh cãi vì chính sách bảo thủ của họ, các vấn đề vẫn được nêu lên tại những cuộc họp kín và không chính thức.

Ấn Độ đang quan ngại về một số yếu tố trong RCEP. Indonesia, với vai trò là nước điều phối RCEP và dẫn đầu một nhóm đại diện bao gồm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan và Tổng Thư ký ASEAN, cũng đang có một số quan ngại. Các bên đang nỗ lực để xử lý những mối quan ngại này, để bảo vệ lợi ích của nhau.

Các cuộc đàm phán chuyên sâu đã được lên lịch trước kỳ hạn kết thúc năm 2019. Một cuộc họp vừa hoàn thành tại Australia, và cuộc họp tới đã được lên lịch vào cuối tháng 7 tại Trung Quốc. Ngoài ra, một cuộc họp cấp bộ trưởng đã được lên kế hoạch vào tháng 8. Ấn Độ vẫn còn hoài nghi về khả năng hiệp định khu vực khổng lồ sẽ có lợi cho tất cả các bên. Theo Ấn Độ, ưu đãi thuế quan dành cho hàng Trung Quốc là một vấn đề “đặc biệt phức tạp” trong hiệp định thương mại RCEP. Ấn Độ cảm thấy mình đã phải “hi sinh một cách không tương xứng” trong những hiệp ước thương mại trước đó, bao gồm hiệp định với ASEAN, và Ấn Độ sẽ không để điều này xảy ra lần nữa. Ấn Độ cho rằng hiệp định cần phải cân bằng về lợi ích trên bình diện tổng thể, và các nước cần đóng góp nhiều nhất có thể. Đặc biệt, giới doanh nghiệp dệt may và sản xuất ô tô nội địa Ấn Độ đã nhắc nhở chính phủ không được tạo khoảng trống cho Trung Quốc, trong khi các hiệp hội sản xuất nhôm và đồng đã bày tỏ quan ngại về khả năng gia tăng thâm hụt thương mại với Trung Quốc do sự gia tăng nhập khẩu “ở mức đáng báo động” và mối đe dọa tiềm năng đến sáng kiến “Make in India”.

Thành quả lớn nhất từ hội nghị lần này là sự ra đời của tài liệu “Triển vọng ASEAN về Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Tài liệu đã được hoan nghênh rộng rãi. Tài liệu này nhìn nhận Ấn Độ - Thái Bình Dương là một vùng biển liền mạch, nối liền khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và là “ một khu vực kết nối và hội nhập chặc chẽ”. Nó cũng giúp củng cố vai trò trung tâm của ASEAN, một tổ chức thường bị hoài nghi vì có trình độ phát triển đa dạng giữa các thành viên, bị ràng buộc bởi mối liên kết về địa lý.

Nguồn: Eurasia Review

Từ khóa: ASEAN, RCEP. Triển vọng ASEAN về Ấn Độ - Thái Bình Dương, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402223
Go to top